5-12-2018
Cứ tát nữa đi để phô bày một thực tế một bộ phận người làm sư phạm đang thiếu kiến thức luật, thiếu kỹ năng mềm xử lý tình huống. Chỉ nặng quyền uy. Họ chỉ được dạy để truyền tải sao cho những giáo án găm vào đầu những đứa trẻ một cách thụ động và sau đó những đứa trẻ nhai lại để họ lấy thành tích.
Tát nữa đi. Để thấy áp lực hệ thống đổn dồn vào những người đứng lớp khiến họ không còn giữ được mình. Người yêu nghề thì đau khổ, kẻ độc ác thì biến chất.
Tát đi để thấy sức nặng đó đã bẻ cong nhân cách của người dạy học. Người phản kháng thì bị cô lập thải loại. Kẻ thích nghi thì mang ẩn ức dồn nén, trút khối u uất ấy xuống đầu những đứa trẻ không có khả năng phản kháng.
Cứ tát nữa đi. Để nhào nặn một thế hệ khuất nhục trước đòn thù tàn bạo. Quen với việc bị hiếp đáp. Để rồi thành một bản năng, chúng lại ra xã hội thượng đội hạ đạp, hèn yếu trước bạo ngược và tàn ác với đồng loại của mình.
Tát nữa đi. Để phơi bày bộ mặt những người làm quản lý giáo dục không biết gì ngoài thành tích và thành tích. Đứng trước những thảm hoạ chỉ lấp liếm hoặc ngây ngô nói cũng không biết nói gì cho đúng. Tham lam và ngu dốt!
Tát nữa đi. Để thấy rằng tất cả đều mất phương hướng, không hiểu chân giá trị của giáo dục là gì. Câm nín chạy chọt, câm nín cậy nhờ và câm nín trước những điều trái ngang. Để rồi những sự việc kinh thiên động địa vẫn cứ xảy ra và rơi vào im lặng. Vì giáo dục đã cho chúng ta một tâm thế bàng quan đến lạnh lùng trước thảm hoạ xã hội, chỉ chờ đến lượt con em mình.
Tát nữa đi. Tát lệch mặt cái nền giáo dục này đi!
____
Mời đọc thêm: Thêm vụ phụ huynh ở Hà Nội “tố” giáo viên chỉ đạo tát học sinh 50 cái — Sở GD-ĐT Hà Nội phản ứng thế nào vụ cô giáo chỉ đạo tát học sinh 50 cái? — Bộ GD-ĐT vào cuộc vụ cô giáo ở Hà Nội chỉ đạo tát học sinh 50 cái (NLĐ).
Hệ…hệ…, bản nhân chán chuyện thời sự rồi nên ngứa mồm nói chuyện lịch sử nhé: Thời vua Lê Lợi đang khởi nghĩa, ngài có 2 con. Con lớn là Lê Tư Tề là một danh tướng rất hăng hái trong chiến trận, vào sinh ra tử nhưng khi được vua giao cho Lê Sát và Lê Ngân dậy học thì chỉ vì 1 cái tát của Lê Sát mà Tư Tề dứt khoát không chịu học 2 vị tướng này nữa, phải đến khi Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi gia nhập Lam Sơn thì Tư Tề mới chịu theo học về các vấn đề về quản lý đất nước, còn, con thứ là Lê Nguyên Long (Lân) còn rất nhỏ tuổi và theo học thầy là Bùi Cầm Hổ và bị ăn tát rất nhiều, nhưng, Nguyên Long càng bị tát thì càng thấm thía hơn cái đạo trị quốc. Kết cục thế nào thì các bạn đều biết, bản nhân không nói thêm gì nữa!!
“Thi đua là yêu nước”.
Cái gọi là thành tích, thực ra được làm ra bởi những người không biết cách làm giáo dục, không hiểu gì về công nghệ cũng như nhu cầu của thị trường lao động…. Để dễ hiểu thử hỏi một người xuất sắc nhất, tức đạt thành tích cao nhất… sau này làm được cái gì. Với một chương trình học tập tồi tệ như vậy, cộng với truyền thống “uống rượu ngâm thơ “…có 100 năm nữa cũng không hiểu được cách mà thế giới người ta làm giáo dục như thế nào
Giời ạ, tại sao Nguyễn Tiến Tường không chịu sống yên bình, lặng lẽ như nhạc sĩ Nguyễn An Đông của VNCH cũ ? Sống lặng lẽ mới là 1 người Việt Nam yêu nước mẫu mực, là tấm gương sáng cho hòa giải hòa hợp dân tộc, theo Trần Văn Chánh được viet-studies trân trọng đăng, được chớ . Vả lại, mọi thứ đều, theo chính Nguyễn Tiến Tường, là chuyện ngàn năm, không thể nóng vội, cực đoan được đâu .
Mai bảo 5oo vị đại biểu cuốc hụi tát vào mặt thằng ngọng xem nó ra sao. Có khi nó hết ngọng chuyển sang cà lăm