A Phòng và… tượng đài

FB Phạm Lưu Vũ

3-12-2018

Tần Thủy hoàng đế chết trong lúc đang xây dựng cung A Phòng. Tần Nhị thế lên ngôi, vẫn tiếp tục cho xây dựng cung A Phòng, mặc dù việc đó góp phần làm nản lòng dân và kiệt quệ nước Tần…

Lý luận của Tần Nhị thế hết sức đơn giản và… khốn nạn như sau: “Nếu bãi bỏ việc đó (xây dựng cung A Phòng), thì khác nào chứng tỏ cái sai của tiên đế (trỏ Tần Thủy hoàng)…”

Ông Tố Hữu sau khi làm một kẻ đao phủ về văn hóa, hoàn thành việc bức hại hàng loạt nhân tài của đất nước, bóng đen lù lù khủng khiếp một thời của ông, khiến nhiều đời sau còn phải rùng mình, và lịch sử chắc chắn sẽ nguyền rủa, thì ông lại chuyển sang làm một khủng đại gian thần, tiêu diệt những quy luật phát triển của nền kinh tế, khiến cho đất nước lao đao, đẩy bao nhiêu số phận vào kiếp sống khốn cùng…

Ông chết, gia đình ông buộc phải trả lại nhà công vụ ở Phan Đình Phùng (nơi có “cây táo ông Lành”). Nhà nước hóa giá rẻ như cho không gia đình ông một tòa biệt thự khác ở phố Hồ Xuân Hương. Gia đình ông cho hãng dầu Mobi thuê với giá 8.000 USD/tháng. Bà vợ ông chuyển về ở với con ở Thành Công.

Và từ chỗ ở này, bà già tham lam vô sỉ ấy cố đòi cho được một cái nhà khác, theo tiêu chuẩn tương đương thứ trưởng của bà (phó ban tuyên ráo TW), mà gào lên rằng ông không có chỗ để lập một cái bàn thờ cho tử tế…

Căn biệt thự ở HXH, cái gia đình đáng khinh bỉ ấy đã bán cho Phạm Nhật Vũ, em trai Vượng Vin, đút túi hàng ngàn cây vàng.

Và bây giờ người ta lại xây tượng đài, “khu lưu niệm”… về Tố Hữu. Bản chất của “lý sự” thì cũng tương tự như Tần Nhị thế ngày trước mà thôi. “Nếu không làm việc đó (xây dựng khu lưu niệm…), thì khác nào chứng tỏ Tố Hữu… là một kẻ tội đồ?

Trên đây chỉ là một trong vô vàn… ví dụ mà thôi.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Bài này của Phạm Lưu Vũ còn mang nhiều hận thù cực đoan wá lun! Hận thù cực đoan thế lày chỉ còn cách hòa giải hòa hợp dân tộc với Trung Quốc thui . Về những cống hiến cho cách mạng dân tộc của Tố Hữu, có lẽ lịch sử đã có độ lùi đủ để chúng ta có 1 cách nhìn khách quan & đa chiều theo quan niệm của triết gia Hạ Đình Nguyên . Qua cái khái niệm “khách quan & đa chiều” của triết gia Hạ Đình Nguyên đó, ta có thể khẳng định Tố Hữu là 1 nhà thơ lớn của dân tộc với những tác phẩm xứng đáng được giáo sư Mạc Văn Trang, nhà văn Mai Tú Ân & những người tương tự kính phục & trân trọng . Vì vậy, tớ hoàn toàn ủng hộ xây dựng khu lưu niệm Tố Hữu . Ít ra những tượng đài đó là minh chứng rõ rệt nhất lòng người Việt mình vẫn hướng về các thần tượng cách mạng & các giá trị họ theo đuổi ngày xưa, và là 1 tiền đề cho công cuộc tạo dựng 1 Việt Nam dân chủ kiểu Bác Hồ trong khoảng ngàn năm nữa, theo tính toán của Nguyễn Tiến Tường . Với tốc độ phản bội của Đảng ngày hôm nay, tớ nghĩ ngàn năm nữa Việt Nam mình cũng không trở lại được thời Bác Hồ đâu .

  2. Chuyện dài xã hội chủ nghĩa cười không ngậm được mồm, hehe.
    Nhớ khi lập tượng đài thì cho ghi trên bia đá cái đoạn thơ bất hủ “Giết, giết nữa…” đã gắn liền với sự nghiệp nhơ nhớp của bút nô Tố Hữu tức Nguyễn Kim Thành cho khách vãng lai lấy làm chỗ nhổ nước bọt nhé.

  3. Người cách mạng, từ khi tôi đã hiểu
    Dấn thân vô là để được chia phần
    Nhọc tơ lòng, hòa phí tuổi thanh xuân
    Để kiếm chác chút tiền tài danh vọng

Comments are closed.