Thủ đoạn cai trị

FB Đỗ Ngà

12-11-2018

Để cai trị theo kiểu một hoàng đế thì sẽ không ai chọn cách làm vừa lòng dân chúng mà phải làm cho dân chúng sợ. Quyền lực của hoàng đế có được là bởi những cuộc chiến đấu tàn khốc, cho dù là thừa kế ngai vàng cũng tranh giành với anh em của mình, như vậy trong đầu của hoàng đế không bao giờ chịu nhường ghế mình cho bất kì ai.

Làm vua thi phải biết rõ ý dân thế nào thì để tìm cách đối phó. Trong một đất nước dân chúng luôn tồn tại nhiều thái độ khác nhau: sùng bái, hài lòng, và căm ghét. Chính vì thế, bậc vua chúa luôn có nhiều cách ứng xử để củng cố vị thế của mình.

Thứ nhất, với người sùng bái ngu muội, họ dùng những vở diễn nhân từ, giản dị, khiêm tốn, gần gũi vv… để đánh vào lòng mê muội của loại người này. Và họ sẽ dùng những trò diễn đó để mục đích nhờ những kẻ mê muội này quảng bá mạnh mẽ hình ảnh của họ.

Thứ nhì, với những người đang hài lòng, nhà vua dùng bài thanh trừng ẩn dưới đây hình thức vì công lý trừng trị kẻ hại dân. Đây không hẳn là sự chụp mũ tội lỗi lên đầu kẻ bị trừng phạt, mà đơn giản họ làm như thế là để vừa thanh trừng vừa trừng trị kẻ có tội, nhưng thanh trừng là mục đích chính, tìm kiếm công lý là chiêu bài.

Thứ 3, với những người căm ghét thì phải làm họ sợ. Bằng hệ thống bạo lực nhà nước với lực lượng sai nha đồng đảo, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, dùng những trò bẩn thỉu nhất để vừa trừng trị kẻ ghét ra mặt và răn đe kẻ ghét âm thầm.

Lòng dân là sức mạnh của những con sóng. Con sóng lăn tăn thuyền quân vương sẽ bình yên. Nhưng là con sóng dữ, song lật thuyền vua như lật một cái chén. Cho nền, dùng thủ đoạn chính trị muôn màu, vừa thiết lập tệ sùng bái nơi những kẻ ngu muội, vừa lấy lòng kẻ thiển cận bằng chiêu bài, vừa đe dọa cho kẻ hiểu viết sợ thì nói cho cùng, đó là để củng cố địa vị cai trị mà thôi. Đó hoàn toàn không phải là mục đích phục vụ cho bầy cừu.

Bình Luận từ Facebook