Tưởng nhớ luật sư

FB Luân Lê

7-11-2018

Các vị chắc cũng biết rõ là Lenin là một luật sư trước khi trở thành một người đi làm cách mạng vô sản và tạo lập ra các công xã đầu tiên sau cách mạng.

Nhưng chỉ vì sự thù hận bởi chế độ Sa Hoàng tàn bạo đã giết chết anh trai ông ta mà ông đã theo con đường chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng để lật đổ chế độ phóng kiến khốc hại đó. Nhưng cuối cùng thì ông lại tạo ra một chính quyền khét tiếng với sự chuyên chế tàn ác, dã man, kiểm soát xã hội còn hơn cả chế độ Sa Hoàng mà ông vừa lật đổ trong sự căm phẫn của cả ông và nhân dân Nga.

Có một lãnh tụ khác của cộng sản cũng là luật sư, ở đất nước Cuba, Fidel Castro, nhưng ông là con nhà giàu có và thường bào chữa miễn phí cho những người nghèo và yếu thế trong xã hội. Và ông đã thành công với cuộc lật đổ chế độ độc tài quân phiệt để lập nên một chế độ độc đảng và độc quyền chính trị. Và nó dẫn ông tới con đường của sự nghèo đói, lạc hậu và cô độc sau 50 năm cầm quyền cho tới khi chết.

Có hai con người cũng là luật sư, Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, đều theo con đường đấu tranh bất bạo động để giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị và đưa đất nước vào quỹ đạo của một chế độ chính trị dân chủ cùng các giá trị tự do.

Riêng ông Nguyễn Ái Quốc thì thoát nạn và được bảo vệ bởi hai luật sư người Anh và nhờ hệ thống tư pháp độc lập của Hồng Kông trong vụ án hình sự nổi tiếng ngay cả thời bấy giờ. Cũng chính vì thế ông mới có cơ hội để thành lập đảng cộng sản và sau đó làm cách mạng dân tộc ở Việt Nam. Nhưng cũng bởi thế mà ông thực sự hiểu sự quý báu của các giá trị của tự do, của hệ thống tư pháp và vai trò của luật sư trong một xã hội pháp trị là như thế nào.

Từ tất thảy những điều ấy, có thể cho ta thấy rằng, cộng sản và chế độ cộng sản có khá nhiều sự liên quan cốt yếu và mang nhiều ân huệ với luật sư cũng như được thừa hưởng những giá trị tươi đẹp của các thể chế chính trị dân chủ (pháp trị) thực chất của xứ tư bản.

Nhưng thực trớ trêu, kiểu như Trung Quốc vậy, có lẽ vì thế mà chế độ cộng sản nước này lại trở nên căm ghét giới luật sư và đàn áp thẳng tay tầng lớp này để thoát khỏi mầm mống của những cuộc cách mạng chính trị trong tương lai mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chế độ cộng sản Trung Quốc không hề lo ngại giới trung lưu hay nhà giàu của quốc gia họ, mà họ đề phòng và cảnh giác cao nhất đối với giới luật sư như một lực lượng chính trị tiềm tàng đầy sự nguy hiểm cho chế độ. Nên luật pháp và luật sư là thứ họ không bao giờ cần tới, ngoài việc khi nó có thể dùng để trang điểm hoặc có tác dụng đánh lừa quốc tế.

V.I.Lenin cũng chỉ là một cá nhân của một giai đoạn lịch sử. Và việc thất bại của mô hình công xã, rồi sau đó là sự tàn lụi và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, cộng với việc chính người Nga không còn mặn mà gì với thứ chủ nghĩa hay kể cả lý tưởng của nó, đã đến lúc không ai còn cần phải bấu víu vào một con người đã chết cách đây cả trăm năm để tôn vinh và tự hào về bản thân mình và cho thời đại đang hiện tồn nữa.

Ông ấy, tức Lenin, có thực hiện cách mạng và đưa ra những quan điểm chính trị của mình cũng chỉ là để giải quyết những vấn đề của thời đại mà ông đang sống và cho những con người đang cùng với một thân phận như ông dưới một triều đại chuyên chế suy mạt lúc bấy giờ. Vì ngay sau đó, thời của Stalin thì mọi chuyện đã trở nên đổi khác hoàn toàn, đến mức nó đã khiến cho Liên Xô trở thành một chế độ toàn trị tuyệt đối mà mức tàn phá cũng như sự huỷ hoại của nó là khủng khiếp chưa từng có với con người và văn hoá.

Vì vậy, hãy trở nên là chính mình và trả lời cho các câu hỏi của thời cuộc đang đặt ra. Lịch sử chỉ là trang giấy được lật giở và nằm im trong quá khứ. Tương lai bất định và không thể đoán trước, nó càng không bị điều khiển hay chi phối bởi quá khứ, vì thế mà chỉ chúng ta mới biết mình phải làm gì vào lúc mà chúng ta đang là chủ thể của hoàn cảnh và thời đại.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tôi kinh sợ những người hễ ai không nói theo quan điểm của cá nhân mình, là… chửi. Chửi mà không ra mặt (dùng tên giả).

    • Tớ thì khinh bỉ những ai yêu Bác Hồ nhưng không dám nói rằng yêu . Chế độ nước nhà đủ dân chủ để có thể bảo đảm an toàn cho bất cứ ai tỏ (rõ) lòng yêu kính Bác Hồ kính iêu của chúng ta muh, tại sao cứ yêu thầm trộm nhớ Bác Hồ thế không biết ?

      Mấy ông này mai mốt làm thơ, viết nhạc chắc toàn thơ tình, nhạc tình ca . Nhưng tất cả thơ nhạc diễm tình đó đều hướng về 1 người, đó là Bác Hồ kính yêu của chúng ta .

  2. Bác montaukmosquito dùng nick để phê phán (xả tức cá nhân). Chửi tuốt.
    Hãy viết ra một bài ôn hòa và văn hóa để trình bày về quan điểm của mình đi.

    • Ôi, tớ cứ tưởng tớ đang phản biện ôn hòa văn hóa gòi đó chớ . Hóa ra ngay cả những khái niệm về ôn hòa & văn hóa, chúng ta cũng khác nhau nữa . Thui thì đành chịu .

      Về chuyện identitui, tớ chờ luật an ninh mạng có hiệu lực để hy vọng những người đang kiêu gọi ôn hòa & dzăng hóa phải tôn trọng luật pháp xhcn của mềnh . Tớ vốn hổng tôn trọng luật pháp xhcn của các bác lắm, nhưng cũng ráng ủng hộ 1 cách ôn hòa & dzăng wá .

      Gớm, động đến Bác Hồ nhà các bác … kinh thế cơ!

  3. “Nhưng cũng bởi thế mà ông thực sự hiểu sự quý báu của các giá trị của tự do, của hệ thống tư pháp và vai trò của luật sư trong một xã hội pháp trị là như thế nào”

    Có nên kêu ông luật sư này tìm hiểu về số phận của luật sư Nguyễn Mạnh Tường thời Bác Hồ kính iêu ? Nah, cứ để cho ông ta vui sống với niềm tin không gì lay chuyển nổi của mình vào Bác Hồ vĩ đại .

    Nền giáo dục của những nhà giáo đáng kính như bác Phạm Toàn đã thành công rực rỡ! Phần tiềm thức thuộc về chủ nghĩa Mác-Lê, ý thức thuộc về tư tưởng Hồ Chí Minh . Thành công vượt mức kế hoạch! Tư tưởng Hồ Chí Minh do những người như Gs Tương Lai nặn ra chừng 20 năm đổ lại, có vẻ bi giờ ai cũng thấm nhuần nó .

    Để trả lời câu hỏi đang làm nhức nhối những trí thức như Quách Hạo Nhiên là tại sao càng học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức càng xuống cấp . Câu trả lời là (tất cả) mọi người đã hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh 1 cách rất phiến diện, 1 chiều . Tư tưởng Hồ Chí Minh có 2 chiều, tuyên giáo học 1 chiều, chiều kia trí thức đem dạy cho dân, trí thức trẻ là loại dân đĩnh ngộ hơn dân nên tiếp thu đầy đủ hơn => kính trọng & trích dẫn nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 1 chiều . Tớ đề nghị thế này, mỗi lần tuyên giáo trích Bác Hồ, trí thức cần (cũng lại) trích Bác Hồ để phản biện (more like chửi lộn). Và mỗi lần trí thức trích Bác Hồ, tuyên giáo cũng nên trích (lại) Bác Hồ để phê bình trí thức . Để xem xét riêng về tư tưởng Hồ Chí Minh, đứa nào xứng đáng là trí thức xã hội chủ nghĩa nhất, tuyên giáo hay trí thức độc lập (rất) tương đối ? Câu trả lời của tớ, sêm xít . Đâu phải chỉ có Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhật Lệ … mới xứng đáng là dư lợn viên . Công lao của Gs Tương Lai, Tiến sĩ Nguyễn Quang A … bây giờ là Chu Mộng Long, Nguyễn Tiến Tường, Đông La … Heck, xét về tư tưởng Hồ Chí Minh, bài này đọc cứ tưởng lấy từ blog của dư lợn viên thượng thặng nào đó . Đúng, hơi thoái hóa, nhưng không đến nỗi .

Comments are closed.