1-11-2018
Đọc bài viết của tác giả Phạm Đức Tiến thuộc Ủy Ban Kiểm tra Trung Ương “kết tội” ông Chu Hảo, ta có thể so sánh Ủy ban Kiểm Tra Trung ương của đảng như là ban “hộ giáo” của đám “giáo cuồng” Taliban. Những điều kết án ông Chu Hảo “vi phạm” không khác gì lời “giáo huấn” của tên hộ pháp đồ tể dốt nát đối với một học giả ngoan đạo.
Ông Chu Hảo cho in dịch hai cuốn sách “Đường về nô lệ” của F.A. Hayek và Cuốn “Karl Marx” của Peter Singer. Cho in các tập sách “Tranh luận để đồng thuận” của nhiều tác giả, cuốn “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc” và cuốn “Ông Sáu Dân trong lòng dân”…
Ban “hộ giáo” cho rằng:
Cuốn “Đường về nô lệ” của F.A. Hayek có nội dung “thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội, đánh đồng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít; đề cao các giá trị dân chủ của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận hoàn toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của chủ nghĩa xã hội, phủ định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của chủ nghĩa phát xít, cho rằng tất yếu mô hình đó sẽ dẫn đến nô lệ”.
Cuốn “Karl Marx” của Peter Singer “đưa ra những nhận xét sai lầm về học thuật, phủ định những nội dung tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Marx.
Cuốn “Tranh luận để đồng thuận” có một số bài viết “có những luận điểm đi ngược lại chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế – xã hội”.
Cuốn “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc” “có những quan điểm, nhận định, đánh giá thiếu căn cứ khoa học, mơ hồ về chính trị, hết sức sai lầm, lệch lạc, trái với những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng”.
Cuốn “Ông Sáu Dân trong lòng dân” cho thấy Nhà Xuất bản có dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm “gợi ý”, “gợi mở” một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Trước ngưỡng cửa “công nghệ 4.0” mà tư tưởng tên hộ giáo “kiểm tra trung ương” vẫn đậm mùi “ngu dân chủ nghĩa”. Tiêu chuẩn để phê phán của đám “giáo cuồng” vẫn là “giáo lý của Mác” với đường lối tư tưởng của đảng làm kim chỉ nam.
Chủ nghĩa cộng sản đã thua. “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” là Liên Xô đã sụp đổ. Di sản để lại là 100 triệu nạn nhân và bốn nước độc tài còn sót lại là VN, TQ, Cuba và Bắc Triều tiên.
Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội toàn diện. Từ 1975 đến nay đảng đã thất bại toàn diện. Hệ quả đến nay là 9 người dân phải nuôi một cán bộ đảng viên (trong khi đảng CSTQ tự hào họ nuôi sống 1 tỉ 400 triệu dân và làm giàu cho hàng trăm triệu dân trở thành triệu phú).
Vậy thì làm trái với đường lối chủ trương của đảng thì đã sao?
Đám “hộ giáo” ngu lâu dốt bền không có khả năng phản biện được Hayek cũng như các tác giả khác bèn đổ tội lên đầu ông Chu Hảo.
Với tư duy như vậy hèn chi lâu lâu nhà nước phải cứu thanh long, cứu dưa hấu… Hiện thời nhà nước đang cứu khoai lang.
Trong khi đám Đài loan, Nam Hàn, Nhật… làm giàu trước với “sản phẩm công nghệ thời 4.0”.
Các tác phẩm của Kim Dung với hàng trăm triệu ấn bản, (vài) chục tập phim… đã làm “mê mẫn” hàng trăm triệu độc giả, khán giả khắp năm châu. “Công nghệ K-Pop” của Hàn quốc hiện đang chinh phục thế giới. Hiện thời các “tập đoàn tư bản số” như Nexflix, Amazon, YouTube… đang đầu tư ráo riết vào phim ảnh. “Iptv” đang trên đà thống lĩnh truyền thông cổ điển (TV).
Nền tảng của “công nghệ 4.0” là tự do tư tưởng. Trước ngưỡng cửa “công nghệ 4.0” mà đảng vẫn muốn tròng lên đầu mỗi người một cái “niền kim cô” về tư tưởng, về chính trị.
Những vận động của đảng và nhà nước về “an ninh mạng”, về “cách xử lý thông tin độc hại trên mạng”… cho thấy mọi nguồn lực của đất nước tập trung vào công an để lực lượng này kiểm soát thế giới ảo.
Vậy VN lấy “đxx” gì để đi vào “công nghệ 4.0”?
4.0 là nền công nghiệp hiện đại nhất kết hợp với internet. Cola hơn 100 năm vẫn tồn tại nhờ chất lượng, Uber mới ra đời nhưng phát triển tốt vì biết dựa vào công nghệ thông tin. Hai ví dụ đó cho người ta hiểu phần nào bản chất của 4.0 .Do vậy nếu nói “ngưỡng cửa “của 4.0 là hiểu sai về bản chất .