Thư ngỏ gửi Bộ Chính trị và UBKT Trung ương đảng CSVN về vụ kỷ luật GS Chu Hảo

Thư ngỏ

Kính gửi:

– Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

– Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””. “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” và “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”.

Chúng tôi cho rằng sự quy kết như vậy của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Chu Hảo là không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Không chỉ riêng chúng tôi, mà hầu hết những ai đã từng được đọc những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành, từng đọc và nghe những ý kiến phát biểu của ông Chu Hảo về tình hình đất nước đều trân trọng những điều bổ ích mình thu nhận được, đều đánh giá cao sự phấn đấu không mệt mỏi của ông Chu Hảo noi gương bậc tiền bối Phan Châu Trinh xả thân cho sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí” – một đòi hỏi vô cùng cấp thiết cho sự bảo vệ và phát triển đất nước ta lúc này.

Làm sao có thể sớm thực hiện được dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà lại bóp nghẹt những nỗ lực mở mang dân trí? Chính vì lẽ này, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương rút lại kết luận sai trái về ông Chu Hảo.

Chúng tôi đồng thời kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên khuyến khích các nhà xuất bản trong nước làm những việc như Nhà xuất bản Tri Thức đang làm, động viên phong trào ham học, ham đọc sách trong cả nước, cùng nhau phát huy ý chí và trí tuệ sớm khắc phục được tình trạng tụt hậu hiện nay, đưa nước ta tiến nhanh theo con đường dân tộc và dân chủ.

Chúng tôi rất mong thư ngỏ này được nhân dân và trí thức cả nước hưởng ứng bằng mọi cách, cùng chung tay đẩy mạnh nỗ lực chung nâng cao dân trí của nước nhà.

Làm tại Hà Nội, ngày 27.10.2018

Nguyên thành viên của IDS khởi xướng kí tên:

  1. Hoàng Tụy, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội
  2. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Hà Nội
  3. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Thái Lan, Hà Nội
  4. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng IDS, Hà Nội
  5. Phạm Chi Lan, nguyên Phó Viện trưởng IDS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội
  6. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  7. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP.HCM
  8. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội
  9. Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, TP.HCM
  10. Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An

Đợt 2:

  1. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch THSV Sài Gòn, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc THCM
  2. Huỳnh Kim Báu,nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước HCM
  3. Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966), nguyên Phó Bí Thư Thường trực Thành doàn TNCS THCM (1975), nguyên Giám đốc Công ty Savimex
  4. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
  5. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt
  6. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội
  7. Nguyễn Kiến Phước, nguyên Ủy viên Ban biên tập báo Nhân Dân, TP.HCM
  8. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, TP.HCM
  9. Hoàng Dũng, PGS.TS, TP.HCM
  10. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP.HCM
  11. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  12. GBt Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn
  13. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP.HCM
  14. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH,  Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của HCM, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  15. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
  16. Tống Văn Công, nhà báo, Hoa Kỳ
  17. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư,Genève, Thụy Sỹ
  18. Đỗ Tuyết Khanh, thông dịch viên, Genève, Thụy Sỹ
  19. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, nhà giáo tại TP.HCM
  20. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng
  21. Nguyễn Hồng Anh, ThS, TP.HCM
  22. Hà Dương Tuấn,Pháp
  23. Hà Quang Vinh, hưu trí, Q.11, HCM
  24. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội
  25. Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hoá báo Lao Động (thời Đổi mới), TP.HCM
  26. Nguyễn Trinh Thi, nghệ sĩ, nhà làm phim, Hà Nội
  27. PhanBá Phi, Thạc sĩ IT, chuyên viên cấp cao, Seattle, Hoa Kỳ
  28. Nguyễn Mạnh Tiến, nghiên cứu Dân tộc học, Hà Nội
  29. Nguyễn Hữu Thao, cựu chiến binh QĐNDVN, kinh doanh, Việt kiềuSofia, Bulgaria
  30. Lương Đình Cường, Tổng biên tập, báo mạng Nguoivde, CHLB Đức
  31. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM
  32. Trần Quốc Trọng, Nghệ sĩ ưu tú,đạo diễn phim, Hà Nội
  33. Hoàng Xuân Phú, GS Toán học, Hà Nội
  34. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  35. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP.HCM
  36. Phạm Gia Minh, TS kinh tế, Hà Nội
  37. Võ Quang Tu, hưu trí, Montreal, Canada
  38. Nguyễn Mai Oanh, TP.HCM
  39. Đỗ Quang Tuyến, kỹ sư, Seattle, Washington, Hoa Kỳ
  40. Trần Hữu Dũng, nhà giáo nghỉ hưu, Hoa Kỳ
  41. Phạm Anh Tuấn, dịch giả, Hà Nội
  42. Nguyễn Hữu Úy, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ
  43. Nguyễn Thị Thu Hà, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ
  44. Đỗ Thái Bình, kỹ sư đóng tàu, Sài Gòn
  45. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo nghỉ hưu, Paris
  46. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo nghỉ hưu, Paris
  47. Phạm Minh Châu, hóa học, Đại học Paris 7 và đại học Pháp Việt USTH, Hà Nội
  48. Phạm Xuân Huyên, toán học, Đại học Paris7 và Đại học Quốc gia TP.HCM
  49. Phạm Hạc Yên Thư,sinh học, bệnh viện Orsay, Pháp
  50. Phạm Xuân Yêm, GS TS Vật lý, Đại học Paris 6
  51. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
  52. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
  53. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Úc
  54. Trần Đức Quế, chuyên viên nghỉ hưu, Hà Nội
  55. Bùi Hiền, hưu trí, Canada
  56. Lê Tuấn Huy, TS, HCM
  57. Phạm Toàn, tác giả, dịch giả, cộng tác viên Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
  58. Đặng Tiến, nhà văn, Orléans, Pháp
  59. Nguyễn Đào Trường, hưu trí, Hải Dương
  60. Vũ Công Minh, cử nhân tài chính, Hải Dương
  61. Đoàn Minh Tuấn, nhà giáo nghỉ hưu, 69 Aristide Briand, Antony, Pháp
  62. Trương Thế Kỷ, Korbinianplatz, München, CHLB Đức
  63. Nguyễn Minh Khanh, kỹ sư tin học, Paris
  64. Nghiêm Hồng Sơn, Đại học Griffith, Úc
  65. Nguyễn Thái Sơn, GS, Cố vấn Viện Địa chính trị Paris AGP.
  66. Quan Vinh, chuyên viên tin học, Roma, Italia
  67. Nguyễn Quốc Nam, Manager of Finance and AdministrationJTS, Attorney General’s Department, South Australia
  68. Đỗ Đăng Giu, Nguyên Giám đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris 11, Orsay, Pháp
  69. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội
  70. Võ Văn Tạo, nhà báo, cựu chiến binh, Nha Trang
  71. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, diễn viên, đạo diễn, TP.HCM
  72. Cù Huy Hà Vũ, TS luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
  73. Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư, Hà Nội
  74. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, hưu trí, Hamburg, CHLB Đức
  75. Tạ Hoàng Lân, kinh doanh, TP. Cheb, CH Séc
  76. Nguyễn Hữu Viện, sáng lập viên Đại học Số hóa Trực tuyến Bézier và Thư viện số Phan Châu Trinh, Pháp
  77. Cao Lập, hưu trí, California, Hoa Kỳ
  78. Vũ Hồng Linh, cựu chiến binh Đoàn Ba Tơ (Lữ 52 Qk 5), giáo viên nghỉ hưu, Nam Định
  79. Nguyễn Cường, tư vấn bất động sản, Praha, CH Séc.
  80. Dương Đình Giao, nhà giáo, Hà Nội
  81. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
  82. Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, Hà Nội
  83. Trần Thanh Ngôn, kỹ sư về hưu, Berlin, CHLB Đức
  84. Lương Ngọc Châu, kỹ sư điện toán (hưu trí), TP. Mainz, CHLB Đức
  85. Trần Xuân Kiêm, dịch giả và nhà nghiên cứu Phật học (trước 1975) và kinh tế học (sau 1975)
  86. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
  87. Nguyễn Trọng Hoàng, TS vật lý, Frankfurt, CHLB Đức
  88. Đỗ Ngọc Quỳnh, nguyên Giám đốc TT Năng Lượng Mới, ĐH Cần Thơ
  89. Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang
  90. Inrasara, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Cham
  91. Lê Anh Tuấn, Hải Phòng
  92. Nguyễn Đình Cống, GS, nghỉ hưu, Hà Nội
  93. Vũ Trọng Khải,PTS, chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp VN, TP.HCM
  94. Nguyền Hồng Khoái, cử nhân kinh tế, Giám đốc Cty Tư vấn phát triển doanh nghiệp KN, Hà Nội
  95. Nguyễn Thị Khánh Trâm, cán bộ hưu trí, TP.HCM
  96. Phạm Văn Sỹ, HCM
  97. Lương Vĩnh Kim, thành viên Đoàn Luật sư HCM
  98. Lê Việt Đức, TS kinh tế Đại học Clermont-Ferrand, Pháp, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghỉ hưu, hiện là giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Thăng Long.
  99. Phạm Đỗ Chí, TS Kinh tế, trí thức Việt ở nước ngoài
  100. Nguyễn Trọng Bách, kĩ sư, Nam Định
  101. Trần Hưng Thịnh, kỹ sư, nghỉ hưu, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
  102. Vũ Ngọc Lân, kĩ sư luyện kim, Hà Nội
  103. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
  104. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
  105. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, HCM
  106. Chu Sơn, nhà thơ tự do, Thủ Đức, HCM
  107. Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, Thủ Đức, HCM
  108. Nguyễn Ngọc Lanh, NGND, nguyên GS Đại học Y Hà Nội
  109. Hà Văn Thùy, nhà văn, HCM
  110. Trương Thị Minh Sâm, nội trợ, Đồng Nai
  111. Nguyễn Hồng Quang, ThS,Viện Cơ học, Viện hàn lâm KH-CN Việt Nam
  112. Lê Văn Hiệu, viên chức về hưu
  113. Dạ Ngân, nhà văn, HCM
  114. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, Q.1, THCM
  115. Nguyễn Thế Hùng, GS.TS,Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, giảng dạy Đại học Đà Nẵng
  116. Huỳnh Sáu, cựu giáo viên, HCM
  117. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tếTHCM, Q.3, TP.HCM
  118. Trần Đình Sử, GS.TS, Hà Nội
  119. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội
  120. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
  121. Lê Huyền Trang, ThS, THCM
  122. Đào Minh Châu, TS, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội
  123. Lê Hải, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, Đà Nẵng
  124. Nguyễn Thị Từ Huy, HCM
  125. Trần Duy Hưng, công chức hưu trí, Hà Nội
  126. Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố, TP.HCM
  127. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP.HCM
  128. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, Hà Nội
  129. Hồ Quang Huy, Nha Trang, Khánh Hòa
  130. Nguyễn Hữu Đổng, TS Kinh tế, PGS Chính trị học, giáo viên, Hà Nội
  131. Doãn Kiều Anh, kỹ sư, TP.HCM
  132. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Dân Vận, Hà Nội
  133. Trần Thị Băng Thanh, PGS.TS Văn học Cổ Trung đại VN, Hà Nội
  134. Nguyễn Thanh Hằng, giáo viên nghỉ hưu, TP.HCM
  135. Vũ Ngọc Quỳnh, bác sĩ Nhi khoa, Paris
  136. Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa TP.HCM
  137. Bùi Văn Nam Sơn, nghiên cứu triết học độc lập, TP.HCM
  138. Phùng Hoài Ngọc, ThS Ngữ văn, An Giang
  139. Phạm Hồng Hà, hưu trí, Nghệ An
  140. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
  141. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, TP.HCM
  142. Phạm Duy Hiển, cựu chiến binh, Pleiku, Gia Lai
  143. Hồ Sỹ Hải, kỹ sư, cựu chiến binh nghỉ hưu, Hà Nội
  144. Phạm Minh Đức, kỹ sư cơ khí, Hà Nội
  145. Phạm Hoàng Phiệt, GS Y học đã nghỉ hưu, Q.1, TP.HCM

Đợt 3

  1. Đỗ Trọng Khơi, nhà thơ, Thái Bình
  2. Hà Thúc Huy, TS. Hóa học, Sài Gòn
  3. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  4. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  5. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn
  6. Lê Khánh Luận, TS Toán, nguyên giảng viên Trường ĐHKT Tp.HCM
  7. Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp tp HCM
  8. Võ Xuân Tòng, nhà văn, Hội viên HNV Hà Nội
  9. Doãn Minh Đăng, Postdoct, đại học Freiburg, CHLB Đức
  10. Lê Thân, nguyên tổng giám đốc công ty Riveside Saigon
  11. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội xuất ngũ, Thanh Trì, Hà Nội
  12. Lê Văn Sinh, Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường KHXHNV Hà Nội, Đã nghỉ hưu, sống tại Hà Nội
  13. Phạm Thị Kiều Ly, Nghiên cứu sinh Đại học Sorbonne Nouvelle, Paris
  14. Nguyễn Thanh Lâm, Kỹ sư máy tính, TP. Hồ Chí Minh
  15. Đỗ Hữu Thạo, Cựu chiến binh, cựu giáo chức, Thanh Hóa
  16. Đặng Xương Hùng, đang sinh sống tại Genève, Thụy Sĩ
  17. Nguyễn Thị Ngọc Giao, Voice of Vietnamese Americans, Hoa Kỳ
  18. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TPHCM
  19. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Paris, Pháp
  20. Nguyễn Hồi Thủ, nhà thơ, hiện sống tại San Diego, Mỹ
  21. Nguyễn Đức Thọ, kỹ sư Lâm nghiệp
  22. Nguyễn Trọng Việt, kỹ sư thủy lợi đã về hưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  23. Tran Anh Chương, Ph.D, Engineer, USA
  24. Hồ Văn Tiến, kỹ sư Công Nghệ Thông Tin, Genève, Thụy Sĩ
  25. Uong-Nguyen Thi Xuân Huong, Genève, Thụy Sĩ
  26. Nguyễn Đắc Thắng, kỹ sư hóa học, Thụy Sĩ
  27. Nguyễn Đức Nhuận, GS hưu trí, nguyên giám đốc Trung tâm Phát Triển SEDET Université Paris Diderot/CNRS
  28. Trần Thiên Hương, hiện sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức
  29. Bến Văn Nguyễn, viết văn, từng là đảng viên cộng sản, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
  30. Trần Văn Bình, Chuyên viên bậc cao ngành Năng Lượng Xanh, Thành viên BCH Hội đồng Năng lượng Tái tạo Thế giới, bộ phận Âu Châu
  31. Vũ Thế Cường, TS Cơ khí, München, CHLB Đức
  32. Nguyễn Thị Hiền, München, CHLB Đức
  33. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
  34. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
  35. Đinh Xuân Quân, TS, Chuyên viên cố vấn kinh tế
  36. Nguyễn Bá Anh Thư, Bình Hàn, Hải Dương
  37. Hoàng Đình Tú, Kỹ sư, sống tại Sài Gòn
  38. Trần Minh Quốc, nguyên giáo sư trung học miền Nam Việt Nam trước 75, Sài Gòn
  39. Chu Quốc Khánh, kỹ sư điện tử, nghỉ hưu ở quận Long Biên, Hà Nội
  40. Nguyễn Kim Tây, Huế
  41. Nguyễn Đức Phổ, nông dân, Sài Gòn
  42. Đào Tấn Phần, hiện là lao công, trường THPT Trần Quốc Tuấn, xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
  43. Đồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa
  44. Trần Thiện Kế, Dược sĩ, Hà Nội
  45. Vinh Anh, CCB, Hà Nội
  46. Nguyễn Trang Nhung, Tư vấn pháp lý, Hà Nội
  47. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí, Đà Lạt
  48. Trương Minh Quý, người làm phim, Sài Gòn
  49. Lý Minh Châu, giáo viên, Tp HCM
  50. Nguyet Nguyen, sống tại Hoa Kỳ
  51. Lê Thái Kim Hoàng, nhân viên kinh doanh, Ninh Thuận
  52. Lê Thị Thanh Bình, doanh nhân, nguyên Hội trưởng Hội “Vietnamesische Freunde e.V.” tại CHLB Đức
  53. Trần Hải Hạc, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
  54. Nguyễn Trường Sơn, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Bangkok, Thái Lan
  55. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sài Gòn
  56. Ngô Bá Tiết, Dipl.Phys., Tp.HCM
  57. Mai Tú Ân, nhà văn, Sài Gòn
  58. Nguyễn Hoàng Hiệp, nghiên cứu sinh thạc sỹ vật lý thiên văn, Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan
  59. Phan Phương Liên, hưu trí, Hà Nội
  60. Trần Văn Tùng, PGS.TS kinh tế, Hà Nội
  61. Nguyễn Tiến Dũng, GS TSKH
  62. Lê Văn Tâm, nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
  63. Trần Yên Hòa, Nhà văn, Chủ biên Trang com, Little Sài Gòn, Nam Calif., USA
  64. Phạm Duy Thắng, kỹ sư sống tại Hà Nội
  65. Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada
  66. Phu Phạm, Kỹ sư, sống ở Hawthorn CA, USA
  67. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo Pháp Việt
  68. Lương Hồng Anh, Phó tiến sỹ chuyên ngành toán – lý, nghỉ hưu, Budapest, Hungary
  69. Nguyễn Thị Cẩm Chi, TS sinh học phân tử, Orsay, Pháp
  70. Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội
  71. Lê Doãn Thảo, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
  72. Vương Đình Chữ, nhà báo, TPHCM
  73. Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan quân đội nghỉ hưu
  74. Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội
  75. Phạm Văn Chính, Điều phối viên phong trào Dân Quyền, London, UK
  76. Nguyễn Phúc, cựu tù chính trị côn đảo
  77. Trần Tử Vân Anh, Giáo viên, Sài Gòn
  78. Hoàng Xuân Cảnh, Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình
  79. Hoàng Phong Tuấn, TS, Đại học Sư phạm TP HCM
  80. Nguyễn Thị Minh, ThS, Đại học Sư phạm TP HCM
  81. Lê Quỳnh, nhà báo, TP. HCM
  82. Trần Tử Quán, giáo viên âm nhạc đã về hưu, Roma, Italia
  83. Trần Văn Long, cựu Tổng Thư ký Uỷ ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước năm 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP.HCM

_____

Chúng tôi, những người đã ký tên, trân trọng đề nghị trí thức trong và ngoài nước và đông đảo nhân dân quan tâm đến sự nghiệp của đất nước cùng ghi tên tiếp vào Thư ngỏ này: thungobaovechuhao@gmail.com

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. – “Tuổi lớn làm việc lớn
    Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
    Tùy theo sức của mình” (bác Hồ dạy?)
    – Cũng có thể cái ” thư ngỏ” này của cằc bác, các chú làm các đảng viên trẻ thấy ngứa ngáy, đồng loạt vứt thẻ Đảng CSVN bẩn thỉu vào sọt rác?

    • “Tuổi lớn làm việc lớn
      Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
      Tùy theo sức của mình” (bác Hồ dạy)

      Rất chính xác . Trí thức xã hội chủ nghĩa làm tới thế này là khá rồi . Chúng ta nên ủng hộ & động viên họ, giống như chúng ta đã & đang ủng hộ trẻ thiểu não hoặc khuyết tật . Không nên phê phán họ này nọ . Tội nghiệp!

  2. Chúng ta nên ký tên ủng hộ thư ngỏ này. Biết đâu Đảng Cộng Sản của các bác í, nhờ cái thư ngỏ này nghĩ lại mà thôi không kỷ luật bác Chu Hảo nữa, vả lại đôi khi chính bác Chu Hảo cũng bùn vì quyết định kỷ luật từ Đảng, bất kể tư duy ước muốn của chúng ta đang tô vẽ bác Chu Hảo như thế nào . Thế là quý hóa lắm lắm lun . Tiện thể kiến nghị các trí thức làm thêm 1 cái thư ngỏ xin Đảng Cộng Sản nhận lại bác Tương Lai . Từ hồi Đảng trả ông í về với nhân dân làm ô uế tiếng tăm nhân dân wá xá lun . Tiếng tăm của nhơn dơn mình đã chẳng có gì để khoe, giờ có thêm đám bốc mùi như Gs Tương Lai nữa thì … hết nói!

  3. Viết thư ngỏ gửi Bộ Chính trị và UBKT Trung ương đảng CSVN để làm gì ? Mấy ông/bà “nguyên thành viên của IDS” thiệt là lẩn thẩn. Nhưng tui cũng thông cảm mấy ông/bà này: sống trong rọ đã quen, không muốn ra khỏi rọ, hay khi bị ép ra khỏi rọ cũng vẫn quen thói làm đơn xin đừng bị đuổi ra rọ

    Từ năm 1975 đến nay, tui sống đéo cần đảng. Chỉ căm hận một điều là đảng lấy tiền thuế của tui làm bậy mà tui hổng đuổi được cái đảng khốn nạn này đi.

  4. ‘Không chỉ riêng chúng tôi, mà hầu hết những ai đã từng được đọc những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành, từng đọc và nghe những ý kiến phát biểu của ông Chu Hảo về tình hình đất nước đều trân trọng những điều bổ ích mình thu nhận được, đều đánh giá cao sự phấn đấu không mệt mỏi của ông Chu Hảo noi gương bậc tiền bối Phan Châu Trinh xả thân cho sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí” – một đòi hỏi vô cùng cấp thiết cho sự bảo vệ và phát triển đất nước ta lúc này.”

    Con đường & chủ trương “khai dân trí” của Phan Chu Trinh đã được áp dụng rất bình thường (nghĩa là không cần phải “kêu gọi”, không cần phải “nổ” như trí thức xã hội chủ nghĩa VNDCCH), con đường & chủ trương “khai dân trí” của Phan Chu Trinh đã được áp dụng rất bình thường trong xã hội, tròng nền giáo dục VNCH

    “Khai trí” là một trong rất nhiều, hàng chục, hàng trăm nhà xuất bản tại Sài Gòn & VNCH, đã đón nhận, xuất bản, phát hành, không gặp trở ngại nào từ phía chính quyền VNCH, những ấn phẩm tương tự như những ấn phẩm của nhà xuất bản “Tri thức”

    Thế nhưng, nếp văn hoá, những công việc & thành tựu như trên của VNCH lại đã là một trong những điều mà trí thức VNDCCH, trí thức đảng lãnh đạo VNDCCH, làm loa cho cộng sản, hộc lên, lên án là “tội ác”, xuyên tạc VNCH là “nô lệ ngoại bang”,

    qua những vu vạ & xuyên tạc như trên trí thức VNDCCH & trí thức “đảng lãnh đạo” thúc giục đạo quân viễn chinh cộng sản VNDCCH đánh thuê cho giăc Tàu, gây cuộc chiến tranh tội ác, cuộc chiến tranh 20 năm người Việt ta giết người Việt mình, xâm nhập VNCH lùng sục thảm sát hàng triệu, hàng triệu người nam, phục vụ cộng sản, phục vụ Tàu cộng mở rộng “tầm phủ sóng” của lá cờ búa liềm tội ác, từ hà nội đỏ vào Sài gòn, mở rộng kéo dài địa bàn bắc thuộc đỏ từ hà nội xuống dưới vỹ tuyến 17

    từ tháng 4 năm 1975, theo gót đạo quân viễn chinh cộng sản VNDCCH tràn ngập Sài Gòn phủ lá cờ búa liềm tội ác lên Việt nam Cộng Hoà, trí thức VNDCCH, trí thức đảng lãnh đạo mở hội đốt sách, đốt sách của người Nam, đốt sách của VNCH, cướp đoạt, tàn phá các nhà sách & nhà xuất bản của VNCH, tiêu diệt nền giáo dục tử tế của người nam, tiêu diệt nền dân chủ tự do của Việt Nam,

    kế đó, mang chế độ cộng sản VNDCCH tội ác, tay sai giặc tàu từ hà nội đỏ vào , dựa vào súng đạn giặc tàu trong tay bọn công an hồ chí minh tàn ác, trí thức VNDCCH, trí thức đảng lãnh đạo áp đặt chế dộ cộng sản VNDCCH tàn ác & tay sái giặc tàu lên người Nam, trái với mong muốn của người Nam,

    từ đó gây nên biết bao thảm hoạ cho người nam, cho VN, từ đó VNCH bị trói chung vàoi một bó với VNDCCH, mà trí thức đảng lãnh đạo bịp b ợm gọi là “thống nhất”, chịu phận địa bàn bắc thuộc như VNDCCH, địa bàn bắc thuộc mà trí thức đảng lãnh đạo đã cùng hồ chí minh rước giặc tàu vào hà nội cắm cờ búa liềm mở ra trên miền bắc vỹ tuyến 17 từ sau bản hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục

    ****

    Bản lên tiếng, thư gửi…, trích đoạn trên…, nghe thì cũng hay, nhưng chỉ là hay, nếu có sự sám hối chân thành

    Ngược lại, sẽ chỉ là bìm bịp & lá mặt lá trái nếu, không những không có sám hối, mà còn tiếp tục những luận điẹu bả chó hồ chí minh, đại loại “chiến tranh chống mỹ & giải phóng & thống nhất” , “kháng chiến thần thánh giành độc nập”

  5. Có những ông mạnh miệng tuyên bố từ bỏ đảng vì đảng phản dân hại nước, nay lại năn nỉ xin đảng tha cho ông Chủ Hảo là sao?

    Cứ để cho đảng cộng sản thể hiện rõ bản chất trong những việc nó sắp làm đối với ông Hảo.

Comments are closed.