Tin Biển Đông
Báo Dân Trí dẫn lời ĐBQH Dương Trung Quốc: “Báo cáo của Chính phủ sẽ có tầm quan trọng khi có hai chữ Biển Đông”. Ông Quốc cho rằng, báo cáo về tình hình an ninh, quốc phòng của Chính phủ vẫn còn thiếu và không hề đề cập đến Biển Đông: “Chúng ta cùng với thế giới quan tâm đến lợi ích chung về việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, nhưng cũng không thể phó mặc cho thiên hạ làm”.
Mời đọc thêm: Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (VOA). – Bộ Ngoại giao lên tiếng về một số diễn biến trên Biển Đông (TN). – Đặt bia tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Trường Sa (PLTP). – Trung Quốc nói ‘bằng mọi giá’ không để Đài Loan tách ra (NV).
Quan hệ Việt – Mỹ
VOA đặt câu hỏi: ‘Tập Cận Bình của Việt Nam’ sẽ đưa quan hệ Việt-Mỹ về đâu? “Tập Cận Bình của Việt Nam” dĩ nhiên là ông Tổng Bí thư vừa trở thành Chủ tịch nước. Khuynh hướng thân Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng đã làm dấy lên “những lo ngại liệu mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ ra sao trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đặt nước Mỹ trên hết”.
Ông Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp về châu Á của Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận định: “Ông ấy sẽ hướng về Trung Quốc vì thương mại và đầu tư và hướng về Washington vì sự ủng hộ về an ninh khi Trung Quốc đang trở nên hung hăng hơn trên Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Mỹ chi 92.500 USD giúp Việt Nam tu bổ Thành Nhà Hồ (KTĐT). – Việt Nam bình luận về chuyến thăm sân bay Biên Hòa của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (LĐ). – Việt Nam hoan nghênh Mỹ góp phần tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa (Zing).
GS Chu Hảo bị kỷ luật, nhiều người phản ứng bằng cách từ bỏ đảng
Sau khi GS Chu Hảo bị UBKT Trung ương kỷ luật, PGS TS Mạc Văn Trang và nhà văn Nguyên Ngọc đã tuyên bố ra khỏi Đảng CSVN để ủng hộ GS Chu Hảo. Nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Kỷ luật ông Chu Hảo với những lý do đầy tính chất vu khống còn là hành vi có chủ tâm đánh vào những người trí thức yêu nước, có tài và có tâm, luôn hành động và phát ngôn theo lương tâm của mình. Việc làm thất nhân tâm này tất sẽ dẫn đến tình trạng ‘sĩ phu ngoảnh mặt’, hết sức nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc”.
Vào lúc 22h43′ ngày 26/10/2018, ông Trần Nam, Trung tá QĐND cũng đã tuyên bố bỏ đảng. Ông Trần Nam sinh ngày 11/5/1960, ở Vĩnh Phúc. Ông vào đảng ngày 30/6/1999, được gần 20 năm tuổi đảng và ông đã từ bỏ đảng đêm qua. Ảnh chụp thẻ đảng viên của Trung tá Trần Nam:
Tiếp bước PGS Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc, Trung tá Trần Nam, vào lúc 0h01’ ngày 27/10/2018 kỹ sư Hoàng Tiến Cường, tức Facebooker Cường Hoàng Công, cũng đã tuyên bố từ bỏ đảng. Ông Cường viết: “Không biết nói gì cho đủ. 0h1’ ngày 27/10/2018 tôi tuyên bố tôi trở về với quần chúng!”
Sau đó chưa đầy nửa tiếng, lúc 0h28′ ngày 27/10/2018, TS Trần Thanh Tuấn ở Hà Nội, cũng đã tuyên bố bỏ đảng. Ông Tuấn viết: “Thực ra tôi cũng có ý định xin ra khỏi Đảng từ lâu rồi nhưng chần chừ. Nay có bác Nguyên Ngọc làm tấm gương nên tôi cũng nhân status này tuyên bố tôi bỏ Đảng bắt đầu từ hôm nay… Ngày vào Đảng thì tôi không nhớ nhưng ngày hôm nay 27/10/2018 chắc tôi sẽ nhớ mãi“.
Nhà thơ Thận Nhiên cho rằng, các đảng viên ly khai với ĐCS vẫn chưa đủ. Ông Nhiên viết: “Khi xác quyết rằng Đảng là ‘một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước’. thì ly khai/ly dị vẫn chưa đủ. Những người thật sự yêu nước không thể chỉ ly khai với Đảng là xong chuyện, là phủi tay, là có thể bàng quan với vận nước, mà họ phải chống lại nó! Chẳng những chỉ ly khai khỏi Đảng mà họ còn chống lại, đối kháng lại cái thế lực phản dân hại nước ấy!”
Cựu đảng viên, phó TBT báo SGGP, nhà báo Kha Lương Ngãi viết: “Hiện nay, nếu tôi còn là Đảng viên thì tôi cũng sẽ phải làm như bác Mạc Văn Trang đáng kính, vì hiện nay đối với tôi, không có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục làm một Đảng viên của cái Đảng mà Đảng trưởng là một nhà độc tài tham lam quyền lực tột cùng, vô độ như Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng”.
Mời đọc thêm: Trí thức, đảng viên kỳ cựu từ bỏ đảng sau khi GS Chu Hảo bị kỷ luật (RFA). – Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang thoái Đảng, ủng hộ GS Chu Hảo (VOA). – Chúc mừng anh Chu Hảo (NV). – Việc phải đến với ông Nguyên Ngọc (TD). – Đặng Xương Hùng: Hãy bỏ đảng – Đỗ Ngà: Câu chuyện “tự diễn biến” – Nguyễn Anh Tuấn: Di sản của một người – Nguyễn Đình Cống: Viết nhân chuyện ông Chu Hảo bị kỷ luật đảng – Nguyễn Danh Lam: Nhà xuất bản Tri Thức – Một tình yêu, một nỗi buồn – Lý Trần: Đừng để đảng Cộng sản đuổi ra (TD).
Nhân quyền ở Việt Nam
Cháu bé 13 tuổi Trần Lê Thanh Hà bị triệu tập. Facebooker Phạm Khải Hoàn đưa tin, ông Trần Thanh Phương bị bắt vì biểu tình chống dự luật Đặc Khu và đã bị giam trong hai tháng, dù không có lệnh bắt hay tạm giam. Ngày 15/10/2018, Cơ quan An ninh Điều tra CA TPHCM triệu tập con gái ông Phương là cháu Trần Lê Thanh Hà, 13 tuổi, hiện đang học lớp 8 đến để điều tra về việc liên quan đến ông.
Mời đọc thêm: Đinh Nguyên Kha – ‘mặt thư sinh, tính mạnh mẽ’ (BBC). – Chừng 2000 công nhân Công ty Ivory Việt Nam tiếp tục đình công (RFA). – Vụ 3.000 công nhân đình công: Hơn 1000 công nhân quay lại làm việc (DT).
“Bí mật” nhà nước?
BBC đặt câu hỏi: Thân thế, sức khỏe lãnh đạo VN là ‘bí mật nhà nước’? Về quy định “thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước” được xếp vào hàng “bí mật nhà nước” trong Dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước, bài viết dẫn lời của nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Từ luật An ninh mạng tới luật bí mật đều chỉ để bảo vệ đám quan lại. Sợ bị dân bêu xấu là nỗi sợ khủng nhất của quan lại thời này. Tội nghiệp”.
RFA có bài: Sao phải bí mật ‘thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng/ Nhà nước’!? Bài viết dẫn lời LS Đặng Đình Mạnh bình luận: “Những người tham nhũng là những người có chức có quyền nên nếu giữ hết bí mật về thông tin của họ thì làm sao có cơ sở như thế nào mà chống tham nhũng được”.
Mời đọc thêm: Thân thế lãnh đạo đảng/nhà nước, thông tin đất đai thuộc diện ‘mật’ (RFA). – Các ĐBQH băn khoăn về Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (MTG). – Phạm vi bí mật nhà nước quá rộng sẽ “lợi bất cập hại” (DT). – Các ĐBQH băn khoăn về Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (MTG).
Quyết xây nhà hát Thủ Thiêm
Trước sự phản đối và phẫn nộ của người dân, quan chức TP HCM vẫn không từ bỏ dự án nhà hát Thủ Thiêm. Báo Hải Quan dẫn lời đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM: Xây Nhà hát không ảnh hưởng đến lợi ích của người dân Thủ Thiêm. Trong thư gửi Quốc hội, đoàn ĐBQH TP HCM khẳng định công trình này có thể “phục vụ nhu cầu văn hóa và chính trị của hơn 10 triệu người thành phố và 33 triệu người dân phía Nam”.
Đoàn ĐBQH TP HCM còn dẫn số liệu: “1.500 tỉ xây nhà hát Thủ Thiêm đã dành riêng từ 2014, bằng 2,6% tổng chi”, theo báo Một Thế Giới. Về ý kiến phản đối của nhiều người dân cho rằng nên để dành tiền xây trường học, bệnh viện, văn bản của tập thể này cho biết: “Từ năm 1975 đến nay, thành phố chưa xây nhà hát giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch nhưng đã xây hàng chục bệnh viện và hàng trăm trường học”.
Hơn 40 năm sau Tháng Tư Đen, CSVN tuyên bố đã xây bệnh viện, trường học, nhưng bệnh viện ở TP HCM vẫn quá tải, trường học vẫn xuống cấp. Tình hình an sinh xã hội càng lúc càng sa sút nhưng họ vẫn muốn xây nhà hát trên mảnh đất đầy máu và nước mắt của dân oan mất nhà, mất đất. Một chiếc “Tomadep” của chị Nguyễn Thị Thùy Dương vẫn chưa làm họ hiểu vấn đề, phải hàng trăm, hàng ngàn chiếc nữa, của người dân phản ứng khắp nơi, thì may ra.
Cũng chuyện Thủ Thiêm, RFA đưa tin: TPHCM lập tổ công tác rà soát các trường hợp đặc thù ở Thủ Thiêm. Cơ quan này có vai trò “kiểm tra lại việc bồi thường và tái định cư khi thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm”, đều là những việc họ đã làm ngơ hơn 20 năm. “Tổ công tác này sẽ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, lãnh đạo tổ này sẽ sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân quận 2 trong việc chỉ đạo và điều hành”.
Mời đọc thêm: “Tp.HCM xây nhà hát không ảnh hưởng đến lợi ích người dân Thủ Thiêm” (VnEconomy). – Xây nhà hát ở Thủ Thiêm: Lẽ ra được khởi công xây dựng từ trước 2015 (TQ). – Đoàn ĐBQH TP.HCM: Tiền xây nhà hát 1.500 tỷ để dành từ 2014 (Zing). – TP.HCM trả lời câu hỏi ‘xây nhà hát giao hưởng cho ai?’ — Sắp đấu giá lại 3.790 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm (TN). – Nghịch lý đất Thủ Thiêm đóng thuế thấp hơn quận 7 (MTG).
Cướp của dân không trừ thứ gì
Chuyện lạ ở Thái Bình: Chủ tịch phường xác nhận cho vợ vay vốn thoát nghèo, theo báo Người Đưa Tin. Ông Đặng Xuân Hậu, Chủ tịch phường Lê Hồng Phong, TP Thái Bình “đã ký xác nhận vay vốn thoát nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Thái Bình cho nhiều đối tượng không phải hộ nghèo”, trong đó có vợ ông Hậu.
Người nghèo dưới chế độ cộng sản đã phải chịu rất nhiều khó khăn, giờ đến cả vốn vay thoát nghèo trong chương trình Chính sách xã hội cũng bị xà xẻo. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự phẫn nộ của người dân đối với chế độ càng ngày càng tăng.
Báo Người Lao Động đưa tin: “Ăn” tiền dân 1,4 tỉ đồng, cán bộ địa chính xã lĩnh 18 năm tù. Từ năm 2006 đến 2016, ông Nguyễn Ngọc Sơn, công chức địa chính – xây dựng UBND xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, đã “tự ý yêu cầu các hộ dân có đơn xin cấp đất phải nộp lệ phí theo từng vị trí đất mà ông Sơn tự đặt ra (mức lệ phí cao hơn nhà nước quy định)”.
Mời đọc thêm: Vụ đòi 300 triệu làm chứng minh thư: Kỷ luật trưởng công an xã (DT). – Cán bộ địa chính “gợi ý” dân đưa 3 triệu đồng để giải quyết nhanh (VOV). – Nhiều cán bộ TP Bắc Giang vi phạm, gây mất niềm tin trong dân (Thanh Tra). – Cán bộ địa chính chiếm đoạt tiền làm sổ đỏ của người dân lãnh 18 năm tù (DT).
Những công trình đốt tiền
Chuyện ở TP Hòa Bình: Dự án trăm tỷ mới đưa vào sử dụng một thời gian đã xuống cấp, theo báo Tài Nguyên và Môi Trường. Công trình quảng trưởng Hòa Bình chỉ mới hoạt động được một thời gian đã bị “bong, tróc, nứt, hư hỏng ở một số chỗ… khiến dư luận nghi ngờ chất lượng công trình kém, cũng như việc thi công ẩu, và có dấu hiệu ăn bớt khối lượng”.
Báo Dân Trí có bài: Đại biểu bức xúc cao tốc 34.000 tỷ đồng hỏng sau vài cơn mưa, đường sắt đội vốn. Bài viết điểm danh một số công trình ngàn tỉ, thậm chí chục ngàn tỉ nhưng xuống cấp rất nhanh hoặc chưa thể vận hành: Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi được đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng, dự án đường sắt Hà Đông – Cát Linh đội vốn hơn 18.000 tỷ đồng, quá 6 năm vẫn chưa vận hành, dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành – Suối Tiên đội vốn hơn 47.320 tỷ nhưng mới hoàn thành “52% khối lượng công việc”.
Mời đọc thêm: Hạ Hòa, Phú Thọ: Công tác đầu tư xây dựng cơ bản đang bị buông lỏng? (Thanh Tra). – Video: Toàn cảnh bệnh viện quốc tế hơn 100 tỷ đồng bỏ hoang giữa khu đất vàng ở Hà Nội (VTC). – Công trình gia cố đập Cây Chanh (Nghệ An): Ngày thi công đầu tiên đã có vết nứt (PNVN). – Hà Nội phê duyệt dự án làm đường hơn 3 tỷ đồng mỗi mét (VNE).
Ô nhiễm môi trường
Báo Dân Trí có bài: Nhà máy tinh bột sắn xả thải “bức tử” sông Dinh. Phóng viên Dân Trí cho biết: “Chúng tôi chứng kiến một ống lớn dẫn nước thải xả từ hồ chứa của nhà máy đổ thẳng ra Sông Dinh trong tình trạng nổi bọt, bốc mùi hôi thối. Khu vực nước sông tại điểm nước thải đổ ra có màu đen ngòm”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng bàn về tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở xã Cẩm Hà. Theo đó, hơn 1.600 hộ dân xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam “đang phải sống chung với ô nhiễm trầm trọng từ bãi rác tồn đọng, nghĩa trang trong khu dân cư, cộng thêm hơn 220ha đất chuyên trồng quất sử dụng phân, thuốc hóa học”.
Mời đọc thêm: Đà Nẵng: Toàn cảnh hai nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường nhìn từ trên cao (LĐ). – Ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam nghiêm trọng đến mức nào? (VTV). – Người dân khốn đốn vì dự án xây dựng xả thẳng nước, bùn ra đường (ANTĐ). – Xoá lò gạch ô nhiễm, Bắc Giang từ quyết liệt đến… gia hạn (TP).
Vụ đổi 100 đô bị phạt tiền khủng
Báo Zing đặt câu hỏi: Người ký lệnh khám xét nơi đổi 100 USD cho anh thợ điện nói gì? Ông Dương Tấn Hiển, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, là người đã ký quyết định khám nhà chủ tiệm vàng Thảo Lực vào ngày 24/1/2018, nói: “Lúc công an trình qua là khám xét hành chính, tức khám xét nơi ở của ông Lực nên việc tôi ký quyết định là đúng thẩm quyền”.
LS Nguyễn Văn Trường lưu ý một điểm bất thường là chuyện công an nhập nhằng giữa hành động đổi ngoại tệ với vấn đề hàng hóa không rõ nguồn gốc của tiệm vàng: “Việc công an làm hai việc này trong cùng thời điểm đã tạo nên sự hoài nghi trong dư luận”.
Báo GDVN có bài: Thống đốc Lê Minh Hưng nói gì về vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng. Ông Lê Minh Hưng cho rằng, nếu có xử lý người dân đổi 100 USD thì chỉ cần lập biên bản, tịch thu số tiền đổi được đó là đủ.
Mời đọc thêm: Vụ bán 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Nhiều vấn đề pháp lý cần làm rõ (SGGP). – Thông tin mới nhất vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu ở Cần Thơ (PNSK). – Vụ mua bán 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Thống đốc Ngân hàng Lê Minh Hưng nói gì? (LĐ). – Vụ đổi 100 USD bị phạt: Anh thợ điện than khổ, viết đơn xin miễn phạt (VNN).
Tin giáo dục
Báo Giáo Dục VN đưa tin: Việt Nam xếp thứ 18/126 quốc gia về giáo dục. Bài báo đưa tin dựa theo báo cáo của trang Đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII 2018, Việt Nam xếp thứ 18/126 quốc gia về giáo dục. Nhưng khi tìm vào trang GII 2018 thì thấy Việt Nam xếp hạng 45, không phải 18. Nhưng mà được hạng 45 cũng đã khá lắm rồi, cao hơn những năm trước: Việt Nam xếp thứ 71 năm 2014; 59 năm 2016; 47 năm 2017.
Mời đọc thêm: Nỗi khổ của giáo viên học Đại học… phải nhận lương trung cấp, cao đẳng (GDVN). – Danh tính, nơi công tác của các công chức đang bị công an Hải Phòng xem xét (GDVN).
***
Thêm một số tin: Chừng 2000 công nhân Công ty Ivory Việt Nam tiếp tục đình công (RFA). – Biệt thự trên đất quốc phòng: ‘Phạt cho tồn tại’ là phá hoại bộ máy. – Đòi nợ 16 tỷ phải mất 10 năm, dân chung cư Hà Nội cầu cứu (VNN). – Sóc Sơn đình chỉ công tác chủ tịch UBND xã Minh Phú (NNVN). – Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường: Có khôi phục 20.000 sổ đỏ bị mất dữ liệu? – Xe biển xanh 80B náo loạn ở TP.HCM: Đơn vị nào phải chịu trách nhiệm? (NĐT). – Đề nghị tước giấy phép công ty giám sát dự án chống ngập 10.000 tỷ (Zing). – Vẽ “bức tranh” ngành Giáo dục qua lá phiếu (DĐDN).