Chiếc giày “biếu” chị Quyết Tâm và hành trình 28 năm đi tìm công lý của gia đình chị Nguyễn Thị Thùy Dương

Thiên Phước

23-10-2018

Chặng đường 28 năm đi tìm lại công lý của chị Nguyễn Thị Thùy Dương trú tại Bình Trưng Đông Quận 2, là điện hình của nỗi khắc khổ “tột cùng” khi hàng ngàn mét vuông nhà mình bị chính quyền hô … “biến”.

Có lẽ “Đời là bể khổ” của Phật Giáo lại xuất hiện đâu đó trên đôi vai của gia đình chị Dương, một người dân suốt 28 năm đi tìm lời giải đáp cho thửa đất của mình khi nhà cầm quyền thu hồi mà không được đền bù, dù đó chỉ là một ân sủng nhỏ của các đồng chí “đầy tớ”.

Là gia đình có công, đã từng “biếu” cho các “đồng chí” không ít vật chất lẫn tinh thần, nhưng nay lại được các “đồng chí” trả ơn bằng việc ảo thuật lô đất của mình thành đất “ông trời” và sau đó là những nỗi khổ tột cùng mà các đồng chí “ban tặng” trong suốt 28 năm qua.

1/3 đời người là quảng thời gian “kìm nén” nỗi đau mà bánh xe lịch sử của các đồng chí nghiền nát trên bát cơm của gia đìnnh Chị. Có lẽ một lần nữa văn hào Pháp, nhà văn Victor Hugo, lỡ một tác phẩm mang tính xuyên quốc gia: (Những người tận cùng của nỗi khổ), hoặc nhà văn Nam Cao cũng lỡ một tiếng “chửi”, chửi cái xã hội thối nát của thế kỷ 21.

Mục Sư Nguyễn Hồng Quang và chị Thùy Dương trao đổi chuyện dân oan

Sự căm hận đến tột cùng

Từ ngày được chính quyền ban cho cái ơn “bể khổ”, gia đình chị phải sống phiêu bạt đến phường khác để mưu sinh. Trao đổi với chúng tôi, chị Dương cho biết, giữa những năm 1990, gia đình chị bị UBND quận 2 cưỡng chế hơn 24.000 mét vuông đất tại Phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 (Đạo kim cương) và 26.000 mét vuông đất bà con liền kề, không đền bù, đồng thời tạo ra những lý do “trên trời” như xây trụ sở UBND Quận 2. Từ đó đến nay, gia đình chị đã gõ cửa hết nơi này sang nơi khác, kết cục cũng chỉ là những lời “hứa suông” của cơ quan có thẩm quyền.

Nhân dịp sáng 20/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm tại nhà văn hóa Thiếu Nhi Quận 2, cùng với ông Phan Nguyễn Như Khuê – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP, và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM, làm chủ trì buổi họp. Tại đây chị Dương xin được phát biểu, trình bày về hoàn cảnh của mình, nhưng lời xin không được đáp ứng.

Bên cạnh đó, bà chủ tịch HĐND TP. Nguyễn Thị Quyết Tâm lại ngồi bấm điện thoại, nên chị Dương đã “gửi” một chiếc giày cao gót cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm dự hộ. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại buổi tiếp xúc, chị Nguyễn Thị Thùy Dương, nói:

“Đừng lấy Dân làm vật tế thần

Đừng dùng tiểu kế để ra yêu sách làm đường

xây trường học, bệnh viện rồi sau đó đền bù

cho người dân một cái giá rẻ mạt

Hãy lấy sự công bằng và luật pháp mà làm việc”

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Đọc tin có người Phụ nữ ném giày về phía các quan chức giả nhân giả nghĩa (khi dân đấu tranh bao năm không quan tâm) tôi nhớ tới đoạn thơ Bài thơ nổi tiếng: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ? của cô giáo Trần Thị Lam:
    „Đất nước mình ngộ quá phải không anh
    Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
    Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
    Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…“
    Và may thay trong bao nhiêu dân Việt „không chịu lớn, vẫn còn bú mớm“ nói ở trên thì đã xuất hiện những người dân “biết kêu đòi” như Nguyễn Thị Thùy Dương!

Comments are closed.