Thạch Đạt Lang
17-10-2018
Ngày 02.10.1018, nhà báo tự do Jamal Khashoggi người Saudi Arabia, 60 tuổi biến mất sau khi bước tòa lãnh sự của Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ để lo giấy tờ làm đám cưới với người yêu. Sự mất tích của Khashoggi khiến cho truyền thông thế giới xôn xao, ngoại trưởng các nước Mỹ, Đức, Anh… đều lên tiếng.
Jamal Khashoggi là ai mà sự mất tích của ông lại khiến cho Mỹ, Đức phải quan tâm, nhiều nước theo dõi cuộc điều tra? Khashoggi là một nhà báo tự do có uy tín, được nể trọng ở Saudi Arabia, đã có những bài viết phê bình chế độ độc tài của nước mình.
Là người ủng hộ cải cách chế độ ở Saudi Arabi, ông phải rời khỏi nước sau khi thái tử Mohammed bin Salman lên nắm quyền. Chạy trốn qua Mỹ nhưng Khashoggi không hề nghĩ rằng mình có thể bị bắt giữ, dẫn độ hay sát hại. Chính vì suy nghĩ ngây thơ như vậy, đầu tháng 10 vừa qua khi ông đến tòa lãnh sự của Saudi Arabi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để làm giấy tờ kết hôn, rồi mất tích một cách bí ẩn.
Khashoggi từng du học ở Mỹ lúc còn trẻ, và là phóng viên theo chân Osama bin Laden trong cuộc chiến du kích chống sự chiếm đóng của người Nga ở Afghanistan. Tôn trọng giá trị của tự do, là người có niềm tin vào đạo Hồi, ông dứt khoát nói không với sự khủng bố bằng bạo lực của Osam bin Laden.
Nhờ vào gốc gác, vị thế gia đình, xây dựng được những liên hệ với các nhân vật quyền lực trong hoàng gia, Khashoggi trở thành ký giả nổi tiếng của nhiều tờ báo ở Riyadh (thủ đô Saudi Arabia) cùng lúc là phóng viên ở nhiều nước. Thỉnh thoảng, ông còn làm cố vấn và phát ngôn viên không chính thức cho hoàng gia trong nhiều vấn đề, dù những bài phê bình của ông cũng làm cho chế độ cai trị ở Riyadh khó chịu, bực bội. Vì những bài phê bình của mình, ông đã từng bị cách chức chủ bút của báo Al-Watan hai lần vào năm 2003 và 2010, tờ báo xuất bản ở Riyadh.
Tuy nhiên, từ khi thái tử Mohammed bin Salman trở thành người nắm giữ quyền lực ở Saudi Arabia năm 2015, mọi chuyện đều thay đổi. Mohammed bin Salman tìm cách thâu tóm quyền lực, triệt hạ tất cả các tiếng nói đối kháng, sự cân bằng của thể chế ở Saudi Arabia nghiêng hẳn về khuynh hướng độc tài.
Sợ bị bắt giữ, Khashoggi bỏ trốn qua Mỹ vì ông biết rằng không thể tiếp tục viết phê bình, chỉ trích đường lối chính trị của chế độ nếu còn ở trong nước.
Việc Khashoggi nắm giữ chuyên mục phê bình ở tờ Washington Post với hơn 1,7 triệu người theo dõi trên mạng Twitter là một cái gai trong mắt Mohammed bin Salman. Tuy nhiên Khashoggi vô tình, không nhận ra được sự nguy hiểm này, ngay khi nhiều thân nhân, bạn bè của ông bị bắt giữ. Tháng Sáu vừa qua, Khashoggi còn nói rằng, thái tử Mohammed bin Salman không có gì phải lo ngại, bởi không hề có đối kháng trong nước.
Ngày 02.10.2018, Khashoggi bước vào tòa lãnh sự Saudi Arabi và chằng bao giờ bước ra. Việc mất tích của ông gây chấn động về ngoại giao giữa Saudi Arabia với Mỹ, Đức… Người ta nhắc đến những loại vũ khí của Đức, Mỹ bán cho Saudi Arabia từ lâu, nhưng không hề được nghe nói tới, không ai biết những vũ khí này đã đi về đâu, được chuyển giao cho ai, đặc biệt là bom và hỏa tiễn. Liệu Khashoggi có bị Mohammed bin Salman thủ tiêu vì có thể đã có những tiết lộ liên quan đến số vũ khí này?
Dưới áp lực của quốc tế, tổng lãnh sự Saudi Arabia đã đồng ý cho một toán điều tra đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ vào tòa lãnh sự của họ điều tra về sự mất tích của Khashoggi. Chính phủ Đức cũng đã xem xét lại hợp đồng bán vũ khí cho Saudi Arabia, chỉ những vũ khí không bị chính quyền lên án mới được bán qua Saudi Arabia.
Sau cuộc điều tra, căn cứ vào báo cáo của toán đặc nhiệm, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, ngày Khashoggi mất tích, một toán 15 nhân viên đặc biệt của Saudi Arabia gồm có cận vệ của hoàng gia, sĩ quan tình báo, quân đội và chuyên viên giải phẫu đã đến Istanbul. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã công bố danh sách 15 người này.
Theo báo Washington Post – nơi Khashoggi là biên tập viên – tình báo Mỹ đã nghe được một cuộc thảo luận về âm mưu bắt cóc Khashoggi, và thái tử Mohammed bin Salman là người chịu trách nhiệm trực tiếp về kế hoạch bắt cóc. Thế nhưng, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc phủ nhận hoàn toàn tin này.
Nội các của tổng thống Donald Trump đã chần chữ, trì hoãn không nói gì đến sự mất tích bí ẩn của Khashoggi. Một tuần lễ sau, Mỹ mới lên tiếng về vụ mất tích này nhưng Donald Trump cũng không hề lên án hay chỉ trích Saudi Arabia – một đồng minh thân cận của Mỹ với những hợp đồng bán vũ khí béo bở, trị giá hàng trăm tỉ đô la và là nguồn cung cấp dầu hỏa lớn nhất cho Mỹ.
Không hài lòng với phản ứng của Trump và nội các, Quốc hội Mỹ quyết định có hành động riêng, sử dụng luật trừng phạt, cấm vận quốc tế năm 2012 để buộc chính quyền Trump phải mở cuộc điều tra về sự mất tích của Khashoggi.
Cuộc điều tra này sẽ là một thử thách để đánh giá lại mối liên hệ giữa Washington và Riyadh dưới chính quyền Donald Trump. Quốc hội đã chỉ trích thái tử bin Salman và chính quyền của ông ta nặng nề, đồng thời yêu cầu ông Trump phải có đường lối cứng rắn hơn với Riyadh.
Tuy nhiên, nói với đài Fox News, ông Trump cho biết ông không muốn cấm vận vũ khí bán cho Saudi Arabia vì đó là nguồn lợi to lớn cho nước Mỹ. Trump nói: “Cấm bán vũ khí Saudi Arabia sẽ gây tổn thương nặng nề cho Mỹ, nước Mỹ sẽ mất việc làm, nhiều chuyện sẽ xảy ra… đó là một viên thuốc đắng, khó nuốt cho xứ sở chúng ta”.
Hơn thế nữa, Trump còn nói rằng, đừng vội kết tội chính quyền Riyadh khi nội vụ còn đang điều tra, và rằng làm như thế, cũng giống như đã làm với việc bổ nhiệm thẩm phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện.
Nhân quyền dưới thời Trump là thứ yếu, tiền bạc và những hợp đồng làm ăn mới là quan trọng, dù những đồng tiền kiếm được là những đồng tiền bẩn.
Bọn nhà báo bây giờ văn nô thối mồm nhiều lắm được chia thành các loại sau: Báo đĩ, tức là viết bài để lung lạc mọi người, làm cho họ không biết được thật giả. Báo nô, tức là viết bài theo lệnh của chủ. Báo cướp, tức là viết bài moi chỗ kém của của doanh nghiệp rồi đe dọa doanh nghiệp để kiếm tiền. Nói chung, chúng là lũ cướp nhỏ theo lũ cướp lớn là bọn chủ hoặc bọn quan tham để kiếm chút cháo. Đối với những thứ chó như vậy thì bất kỳ một người nào có lương tri không cần phải phân biệt là có tư cách gì, nếu vạch mặt được chúng thì càng tốt cho thiên hạ đấy!!
Nhà báo nước Việt, vừa bị “tai nạn” vừa bị gài bẫy là ăn tiền của doanh nghiệp lại vừa được bọn trelang.com “thông não” nữa mà chẳng thấy Thạch Đạt Lang kêu la hộ. Còn cái chuyện anh nhà báo bị mất tích thì TT Trump nói rồi: đang điều tra thì tại sao lại cứ hoắng lên vậy!?
Viết cái gì, viết cho ai đọc là quyền của tác giả. Anh lấy tư cách gì để yêu cầu tác giả nên viết chuyện này, không viết chuyện kia? Báo TD là báo online, đọc không trả tiền. Thích thì vào đọc, không thích thì đi ra. Anh có quyền chê, khen bài viết nhưng đòi hỏi người ta viết theo ý mình thì đầu óc anh có vấn đề rồi đó.
Nhân quyền dưới thời Trump là thứ yếu, tiền bạc và những hợp đồng làm ăn mới là quan trọng, dù những đồng tiền kiếm được là những đồng tiền bẩn.
Sự việc chính quyền Trump không bỏ rơi gia đình nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm), cho thấy rằng lời phán xét trên của Thạch Đạt Lang không có căn cứ.
qx