2-10-2018
Những bạn trẻ sinh ra từ 1990 về sau hẳn sẽ không bao giờ biết Việt Nam từng có thành ngữ “ngăn sông cấm chợ” để mô tả cái thời kỳ đói rách, đen tối, có cả nước mắt và oan hồn dân nghèo trên đất nước này, đặc biệt tại miền Nam, đang trù phú, no đủ bỗng thoắt cái biến ra nghèo khó.
Thời kì 76-85 kinh hoàng đó, tôi sống ở miền Tây, khi đó nhà nước độc quyền phân phối lưu thông, cấm mọi hình thức tư nhân phân phối sản phẩm. Bất kỳ thứ gì cũng quy về hợp tác xã để xây dựng CNXH, từ hạt gạo, con cá, thịt heo, vải vóc… đều không được vận chuyển nên dù miền Tây không thiếu gạo, cá… nhưng Sài Gòn và các tỉnh khác phải ăn bo bo, khoai mì, khoai lang… độn cơm. Dân đói quá thì đi buôn lậu, và để đối phó, các trạm kiểm soát mọc lên, hãi hùng nhứt trên con đường độc đạo từ miền Tây lên là trạm Tân Hương, tại Tân Hiệp, tỉnh Tiền Giang.
Để ép buộc mọi phương tiện qua đây phải qua trạm, họ đã rào quốc lộ lại, ủi một con đường vòng nhỏ, lát đá sơ sài và đặt trạm kiểm soát ở đó. Khi xe dừng, bọn kiểm soát và quản lý thị trường có mang cả súng AK, AR 15 lườm lườm bước lên, soi mói từng người. Tất cả hành lý đều có thể bị lục tung nếu họ thích, gầm xe, lưng ghế đều bị các cây chỉa chọt vô để coi có gạo, có thịt heo hay không. Và tất nhiên phát hiện là tịch thu.
Trên những chuyến xe xuôi ngược đó, khi qua trạm dừng lâu, tôi đã nghe vài câu chuyện bi thương từ những hành khách. Nhiều nhứt là chuyện một phụ nữ thường buôn vài chục kg gạo lên Sài Gòn bán để nuôi con vì chồng đi cải tạo, bị bắt nhiều lần, lần cuối cùng quẩn trí bà đã uống ngay một chai thuốc rầy trước mặt bọn QLTT và chết tại đó.
Một câu chuyện khác về một người buôn lậu thịt heo bí mật. Bọn QLTT khi đó tham ác, coi dân như đồ bỏ, nên khi chúng tịch thu thịt heo, gà,… chúng có thể xào nấu, ăn nhậu ngay trước mắt người dân. Biết vậy, một người nào đó đã bí mật bơm thuốc rầy vào sâu trong các miếng thịt ngon nhứt, và cố tình để chúng bắt, chúng ăn và ngộ độc. (Câu chuyện này dù có một vài tình tiết vô lý, nhưng tôi nghe kể không dưới 3 lần, có thể nó phản ánh tâm trạng hận thù của người dân với bọn QLTT khi đó).
Một câu chuyện khác tại một trạm thu phí lừng danh khác là trạm Trà Men – Sóc Trăng. Một lần Đổ Mười đi công tác từ Cà Mau về, do tính “bí mật” nên xe của ông cũng bị chặn lại, và QLTT lôi ra một bao gạo, cán bộ tháp tùng bèn nói: “Gạo của đồng chí Đỗ Mười đó!”. QLTT quát lại: Gạo là bắt, Đỗ 11 tao cũng bắt, Đỗ Mười là thá gì!
Tôi sống ở vựa lúa miền Tây nhưng phải chứng kiến những cảnh cán bộ nhà nước đi thu thuế và tịch thu máy may,xe đạp,heo nái sắp đẻ…. rồi đóng đinh niêm phong cửa nhà để xiết nợ còn tệ hơn trong “tắt đèn” của N T T .Mỗi gia 1 tháng chỉ được đến nhà máy xay đúng số kg lúa quy định theo đầu người, hộ nào còn thiếu nợ thì kg được xay ,do đó mà nhiều nhà phải xay tay bằng cối đá từng bữa .Tết đến mới được mua vải theo tem phiếu cả làng đồng loạt mặc giống nhau có những vải chia ra chỉ được vài tấc….Kể kg hết những khốn cùng ,nhưng hàng tuần vẫn phải tập trung nghe các cán bộ trình độ a,bờ,cờ ngòai bưng vào lên lớp ca tụng đây là thiên đàng xhcn,
Thời kỳ đầu thì như vậy, đó là ký ức khóc nhưng nước mắt chảy ngược vào trong. Còn thời kỳ sau, ngăn sông cấm chợ là để thu mua nông đặc sản của mỗi tỉnh rồi sơ chế và xuất bán trực tiếp cho con buôn nước ngoài để thu ngoại tệ (tỉnh nào thu ngoại tệ nhiều thì thành tích càng lớn). Bởi thế, giai đoạn này lại có chuyện cười ra nước mắt, ví dụ, các tầu của Nhật vào đồng bằng sông Cửu Long mua gạo rồi chạy ra bán “cứu đói” cho Đà Nẵng hoặc miền Bắc. Vậy đấy!