Chuyện bùn thải

Lò Văn Củi

20-9-2018

Anh Năm Ba gác lắc đầu:

– Lại lay hoay, lại xà quần, lại hỏi tới hỏi lui bằng cách nào?

Anh Sáu Nhặt “trổ nghề” thắc mắc liền:

– Vụ gì anh Năm?

Anh Năm đáp:

– Thì lại vụ bùn thải. Báo Thanh Niên Online, ngày 17/8/2018 lại đặt tít tiếp ‘Làm sao giải quyết bùn thải?

Anh Bảy Cà khịa cũng lắc đầu:

– Biết bao nhiêu vụ cứ hỏi miết thôi, đâu riêng gì bùn thải. Như vầy gặp hoài nè:

Làm sao để đứng ngang hàng với Thái Lan, Hàn Quốc?’ (Dân Trí, 12/01/2018)

Kinh tế Việt Nam ở đâu và về đâu khi thế giới bước vào thời đại số 4.0?’ (Dân Trí, 16/02/2018)

Học gì để bắt kịp Cách mạng công nghệ 4.0?’ (Dân Trí, 16/05/2018)

Làm gì để bắt kịp cách mạng 4.0?’ (Thời báo Kinh Doanh, 17/8/2018)

Thường, những bài báo như vậy, đặt dấu hỏi thì sẽ có một vấn đề được đặt ra, rồi tìm phương án giải quyết vấn đề đó. Giải quyết bằng tổ chức họp bàn, hội nghị, hội thảo, tìm hiểu chính sách, phỏng vấn chuyên gia nghiên cứu… Thế nhưng, những cái tựa đặt câu hỏi này không phải xuất hiện một lần, nó được lặp đi lặp lại khá nhiều, từ năm này qua năm khác. Có thể chỉ khang khác, thay đổi vài mẫu tự.

Như vậy chứng tỏ một điều, rất nhiều vấn đề đặt ra, rồi tìm phương án nhưng không đi đến đâu. Không được giải quyết thấu đáo hoặc giải quyết nửa vời…

Anh Sáu tiếp tục “sự nghiệp”:

– Sao kỳ vậy ta?

Anh Bảy giải đáp luôn:

– Thứ nhứt là có đủ trình độ đâu mà giải quyết. Toàn là những giáo sư tiến sĩ giấy, mua bằng cấp, toàn là những cán bộ ngu dốt, xu nịnh, bè phái trèo cao chứ làm được giống ôn gì. Thứ nữa là người ta hỏi hoài để mà có cớ tổ chức giải quyết hoài, tổ chức hoài thì có tiền vô túi tham hoài.

Ông Thầy giáo gật đầu:

– Thằng Bảy nói đúng lắm. Bùn thải, hoặc những thứ cứ hỏi đi hỏi lại, nó có là do bùn nó nằm trong đầu quan chức, các giáo sư tiến sĩ… quá nhiều. Rất nhiều loại bùn dơ chật cứng trong đó, bùn tham lam, tham quyền cố vị, tham vật chất, bùn độc tài độc đoán, bùn tinh tướng, bùn bạo quyền, bùn phe phái, bùn tự hào hảo, bùn hô hào, bùn vô cảm…

Ông Hai Xích lô nói:

– Vậy, mấu chốt là phải thải loại các chất bùn dơ này ra khỏi đầu của họ mới được hén.

Ông Thầy giáo lắc đầu:

– Khó thải à. Bởi quan chức, giáo sư tiến sĩ… được đào tạo từ guồng máy, từ thể chế. Một thể chế độc tài bây giờ đó.

Thiệt tình, chúng ta nói chuyện, trước mắt để những ai còn u muội sáng ra, “sáng mắt sáng lòng ơn đảng ơn nhà nước”. Để mà biết được rằng cái thể chế này cần phải thay đổi chứ không thể tin tưởng sửa chữa, đổi thay. Thì từ từ, có điều kiện sẽ giúp một tay loại bỏ nó.

Bà con cô bác chịu cái ý của ông Thầy lắm lắm!

Bình Luận từ Facebook