14-9-2018
Chớ nếu không thì những hành vi “đe dọa an ninh quốc gia” thực sự thì lại “lọt lưới”. An ninh quốc gia là những việc có ảnh hưởng đến sự “toàn vẹn lãnh thổ”, đến “quyền lợi của cả dân tộc”.
Theo tôi, việc cho sử dụng đồng Nguyên (nhân dân tệ) ở VN là một “đe dọa cho an ninh quốc gia”. Không cần tưởng tượng xa xôi như “chủ quyền quốc gia về tiền tệ”, mà hãy nghĩ đơn giản đến việc những người giàu có ở TQ đều có thể vào VN “thao túng” mọi sinh hoạt kinh tế của VN, như đã có một giai đoạn ở Chợ Lớn. Thời đó ông Diệm phải ra những đạo luật nghiêm khắc để loại trừ những tài phiệt người Hoa ra khỏi nền kinh tế của VN. Việc này thành công vì lúc đó VNCH không hề chịu áp lực của TQ như VN hiện nay. VN hiện nay vô phương ra các đạo luật tương tự (như buộc tài phiệt người Hoa phải nhập tịch Việt, cấm người Hoa hoạt động 11 ngành nghề về kinh tế, hoặc buộc người Hoa phải sang nhượng sự nghiệp cho người bản xứ VN…).
Dự án cho mở “ba đặc khu” cũng có thể là một đe dọa “an ninh quốc gia”. Theo hiến pháp đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Như vậy mọi việc sang nhượng sở hữu đất đai cho người nước ngoài, nếu không thông qua ý kiến của người dân, thảy đều “vi hiến”.
Hay những đầu tư có hại cho môi trường lâu dài như Formosa, Bô xít Tân rai, nhà máy nhiệt điện… Lợi nhuận sinh ra từ các đầu tư này không đủ để bồi đắp những chi phí hoàn nguyên cho môi trường, cho kinh tế quốc dân… Ngay cả đường sắt Cát linh – Hà đông cũng là một đầu tư “có hại” cho “kinh tế quốc gia”. Rõ ràng vốn đầu tư quá cao, mà số thâu vào hàng ngày không đủ trả “tiền lời”.
Những bài viết chỉ trích lặt vặt trên Facebook không hề mang tính chất “đe dọa an ninh quốc gia” để thủ tướng phải nhọc công yêu cầu gỡ bỏ như vậy. Những bài viết được xếp vào loại “thông tin xấu độc” hiển nhiên đều có ở hai bên, lề phải và lề trái. Đọc những bài viết của các “dư luận viên” đả kích những người chống đối, ta phải đồng ý rằng với nội dung như vậy nó không thể đến từ chủ trương của một nhà nước đàng hoàng.
Facebook là một “mạng xã hội”. Nội bộ xã hội ra sao thì facebook sẽ phản ảnh như vậy. Lãnh đạo thông minh ở các xứ giẫy chết người ta lấy đó làm “thước đo” lòng dân, nhiệt kế đo dư luận xã hội. Sau đó người ta điều chỉnh chính sách cho phù hợp.