11-9-2018
Tướng Hoàng Kiền là ai? Lâu nay chẳng ai nghe danh. Cộng đồng mạng chỉ biết đến thiếu tướng Hoàng Kiền, cựu Tư lệnh Binh chủng Công binh, khi hắn lớn giọng mạt sát tướng Lê Mã Lương và cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do tướng Lương chủ biên. Cựu chiến binh Gạc Ma và công chúng đều ngạc nhiên, vô cùng bất bình tướng Kiền. Nhiều người tin rằng chỉ có tay sai Bắc Kinh mới chống đối cuốn sách dữ dội đến vậy.
Không chỉ vậy, qua lùm xùm này, công chúng còn biết đến một cựu Tư lệnh Binh chủng Công binh, chủ đầu tư (bên A) các công trình quốc phòng, đặc biệt tại Trường Sa và toàn tuyến phòng thủ biên giới, hải đảo, chủ nhân cái biệt phủ “hoành tá tràng” hàng trăm tỷ đồng, núp danh “Bảo tàng đồng quê”, tự vênh vang, hợm hĩnh, trơ tráo.
Ngà voi, sừng hươu, đầu bò tót, tượng và nội thất gỗ quý rừng tự nhiên chạm trổ cầu kỳ… phô trương một thứ văn hóa lùn kệch cỡm kiểu Nghị Quế, Nông Đức Mọi…
Dĩ nhiên, ai cũng biết, biệt phủ hoành tráng bao nhiêu, công trình quốc phòng mong manh bấy nhiêu.
Một cán bộ quân đội biết rõ chân tướng Hoàng Kiền rất bức xúc, vừa gửi đăng bài viết dưới đây:
—–
PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG: Thiếu tướng về hưu Hoàng Kiền – Tề Thiên Đại Thánh hóa thân!
Mấy hôm nay thiên hạ tròn mắt ngạc nhiên bàn tán rầm rầm vì phát hiện ông thiếu tướng Hoàng Kiền có tài ngang Tề Thiên Đại Thánh!
Không có tài sao khi chỉ là một thiếu tướng èng èng nghỉ hưu mà bỗng biến hóa ra cả tòa “bảo tàng đồng quê” cho tới phủ đệ, nhà vườn?!
Thiên hạ lao xao phán: Cuối cùng thì ông tướng “anh hùng mà không mấy ai biết” cũng lộ mặt tham nhũng. Không tham nhũng quyền lực thì cũng tham nhũng tiền bạc, vì dưới dạng nào thì tiền bạc cũng không thể từ trên trời rơi xuống. Cũng chưa nghe tướng Hoàng Kiền chạy xe ôm hay buôn chổi đót bao giờ!
“Bảo tàng”, biệt phủ, nhà vườn xa hoa rực rỡ ấy, tất cũng từ những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân chắt chiu gom góp cho quân đội nuôi quân đánh giặc, rồi biến hóa ra thế mà thôi!
Có tật, giật mình nên tướng Kiền tức khắc đăng đàn giống Thiên Bồng Nguyên Súy Trư Ngộ Năng bỗng nhiên tự thú với sư phụ, sư huynh về nguồn gốc và lý do có mấy lạng bạc vẫn dấu trong tai(!)
Sau một hồi biện hộ hằm bà lằng về những cái “lý” cho biệt phủ và những công trình kia. Để thêm điểm tựa cho sự “chính danh” cái “Bảo tàng” của riêng rất hoành tráng đó, ông Kiền đã tự tin cho thiên hạ biết khi làm “bảo tàng” cho mình, ông đã báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng rồi!?
Tưởng báo cáo Bộ trưởng nào, hóa ra là báo cáo ông “đại tướng tâm tư” vốn nổi tiếng với câu nói đầy hoan hỷ bên hành lang QH.
Khi được hỏi về tình hình nóng bỏng ở Biển Đông, ông lại phấn khởi kể về sự “trọng thị” tuyệt vời mà “bạn” đã giành cho ông và tùy tùng hơn 20 tướng tá trong chuyến thăm hữu nghị vừa qua. Rồi ông mới nói: ở Trường Sa, “bạn” xây, ta cũng xây. Đều là xây để phục vụ đời sống bộ đội và cứu hộ ngư dân đánh cá!
Đó là lời ông đại tướng nói về việc giặc đang ồ ạt bồi lấn trái phép các đảo đá chúng cưỡng chiếm trái phép của ta để biến thành cứ điểm quân sự, có sân bay, ra đa, tên lửa chĩa vào đất ta!
Các nhà báo không tin nổi vào tai mình, trố mắt ngạc nhiên. Độc giả đọc tin thì bàng hoàng lo lắng, cứ ngỡ mình mơ chưa tỉnh. Còn ông Bộ trưởng QP trả lời báo chí xong, lại xoa tay sảng khoái mỉm cười!
Chuyện “bạn” và “ta” ở Trường Sa là vậy. Còn chuyện cuộc sống cá nhân và cấp độ giàu sang hay nghèo túng của cha con ông Bộ trưởng khét tiếng kia, ta ko cần phải nói ngược hay cãi xuôi thì toàn quân, toàn dân, chẳng ai lạ!
Cha ông ta đã đúc kết: “Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã”. “Giấy không gói được lửa”. Lời bao biện hào nhoáng không thể che dấu bản chất biệt phủ, bảo tàng riêng, nhà thờ họ hoành tráng xa hoa.
Than ôi, lại thương các tướng lĩnh thời cụ Hồ, bác Giáp! Suốt đời cầm quân xông pha trận mạc. Máu chảy đầu rơi, tơi bời lửa khói mà đa số chỉ có căn hộ tập thể nhà nước cho mượn hay chỉ mái nhà nhỏ đơn sơ. Thu nhập của thế hệ “tướng vô tư” khác thu nhập của thế hệ “tướng tâm tư” ở chỗ chỉ vừa đủ đưa vợ nuôi con ăn học. Dẫu thời ấy đồng lương tướng so với mặt bằng xã hội cũng là cao rất nhiều. Nhưng, dù có phép quảng đại thần thông cũng không thể đẻ ra biệt phủ, nhà vườn, lầu cao, biển sáng, vàng son rực rỡ như các “tướng tâm tư” của Phùng tướng quân thời buổi bây giờ!
Muốn đặt câu hỏi: Đồng lương chỉ có vậy, mà sao các “tướng tâm tư” nhà ta như tướng Hoàng Kiền lại có tài hóa phép như Tề Thiên Đại Thánh ra nhiều tài sản kinh hoàng thế nhỉ?!
Hỏi, cũng đành tự trả lời: Nếu ko tham nhũng, tham ô thì nhất định các chuyện biến hóa thần thông trong truyện Tây Du là có thật!?
Chao ôi! Thiếu tướng Hoàng Kiền ơi!
(Và nhà văn Phạm Thông của đất Quảng trung dũng kiên cường ơi! Tôi “gọi thầm tên anh” ở đây là có lý do cả đấy. Bởi tôi không quên cái chuẩn mực anh đề ra để phân biệt người hay, kẻ dở rất giản dị mà chính xác vô cùng. Anh nói đại ý “Nếu cán bộ cách mạng mà giàu có quá trời so với nhân dân thì với lý do nào thì cũng là hỏng hẳn”. Căn theo chuẩn của anh thì “thần tượng” của anh đã đổ nhào rồi!).
Nó chỉ chứng tỏ rằng, các tướng giải phóng dân tộc phải đi chỗ khác, nhường sân chơi (sân khấu chính trị) cho các tướng giải phóng mặt bằng, giải phóng mặt đường và giải phóng ngân sách múa may vậy thôi!
Nhìn cái bản mặt đã đặt được hình dong.cái não tên bán nước buôn dân nầy khác gì lai’ buôn lã bất vi .66 người lính Gacma không hiển linh mà về kéo xác hẳn xuống gặp diêm vương .”ngày nào dân nổi can gua ,thì nhớ ghé sang dinh thái thú hoàng kiềng và nhớ đổ beton cho kin’ đừng cho nó đầu thai .bao’ dân
– “Năm 2007, Hoàng Kiền được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh giao làm chủ đầu tư Ban quản lý Dự án Đường tuần tra biên giới (Ban Quản lý Dự án 47, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam). Con đường này viền bao quanh bản đồ Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên. Ông làm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường tuần tra Biên giới từ năm 2007 cho đến năm 2014”.
Thằng “anh hùng” việt gian này không có biệt phủ, không bênh vực Trung Cộng mới là chuyện lạ!
“Than ôi, lại thương các tướng lĩnh thời cụ Hồ, bác Giáp! Suốt đời cầm quân xông pha trận mạc. Máu chảy đầu rơi, tơi bời lửa khói mà đa số chỉ có căn hộ tập thể nhà nước cho mượn hay chỉ mái nhà nhỏ đơn sơ”
Ngu ráng chịu . Ai kêu nghe lời cụ Hồ bác Giáp làm chi bây giờ than ?