Nhân dân tệ (CNY) hóa nền kinh tế Việt Nam?

FB Nguyễn Quang A

31-8-2018

Ông Lê Đăng Doanh cũng lên tiếng cảnh báo về việc cho lưu thông đồng Nhân dân tệ ở các tỉnh biên giới VN-TQ. Ảnh: internet

– Điều 8 của Hiệp định thương mại biên giới giữa chính phủ VN và chính phủ TQ, do các bộ trưởng thương mại Trần Tuấn Anh và Cao Hồ Thành ký ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, quy định thanh toán bằng VND hay CNY hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.

– Thông tư số 19/2018/TT-NHNN cụ thể hoá Điều 8 kể trên và cho phép thương nhân VN và TQ thanh toán bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi (kể cả tiền mặt) cho các giao dịch thương mại biên giới (chắc sẽ gồm cả dịch vụ) trên 1.450km biên giới giữa hai nước.

– Khái niệm thương nhân không được định nghĩa (một cách có chủ ý?) trong thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm tù mù về “thương nhân” và việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền, dễ thấy và khôn lường (tôi không tin những chuyên gia soạn Thông tư này không nhận ra) đối với chủ quyền của Việt Nam.

– Nền kinh tế VN đã một thời bị USD hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ các sự “USD và vàng-hoá” đó. Với Thông tư 19/2018, NHNN đã mở (hay buộc phải mở) đường cho sự Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà NHNN phải CHỐNG như đã chống sự dollar-hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác, sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh (thí dụ đi thăm Yên Tử hay đi nghỉ ở Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long) sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ. Đó không phải là phỏng đoán viển vông mà là sự thực lúc nào không rõ.

Chính sách tằm ăn dâu này mới THẬM NGUY LÀM SAO. Đấy có phải là các bước đi từ từ để bán nước?

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Để xảy ra chuyện thế này là lỗi của các chuyên gia kinh tế vốn một thời là quân sư quạt mo làm nhiệm vụ tư vấn cho các cấp chính quyền.
    * Bạn hãy hình dung, một ý tưởng vận dụng mô hình Singapore vào nền kinh tế có số dân lớn gấp 20 lần có phải là ý tưởng đậm chất bệnh hoạn hay không?
    * Bạn hãy hình dung, (đây là hậu quả của việc ấp dụng mô hình đó): có bao nhiêu */* các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không nằm trong lĩnh vực sản xuất tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội mà chỉ chạy theo các lĩnh vực tài chính thương mại du lịch và dịch vụ, kiếm ăn còn cao hơn cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.
    * Và bạn hãy hình dung, có bao nhiêu */* doanh nghiệp tham gia sản xuất lại phụ thuộc vào vốn Tầu?
    * Nhiều nước đã nhận ra cái bẫy vốn rất tai hại của Tầu giăng ra nên đã có những động thái tránh sa bẫy, bài học này có đáng học không?

Comments are closed.