Ba vấn đề lớn từ một chiếc thẻ lên tàu… rất nhỏ

FB Nguyễn Quang Thiều

12-8-2018

Cách đây mấy ngày, tôi nhìn thấy trên FB của thầy giáo tôi, thầy Nguyễn Tích Lăng, những tấm biển chỉ dẫn các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Tôi sững sờ. Trên các tấm biển chỉ dẫn đó ghi 2 thứ tiếng: Trung và Việt. Tiếng Trung ở trên và tiếng Việt ở dưới.

Tôi mò vào tìm đọc thông tin này thấy một tờ báo online chính thống nói thông tin từ Ban quản lý (phía Việt Nam) giải thích đó là lỗi của nhà thầu (phía Trung Quốc) chứ không phải của Ban quản lý và lý do họ đề tiếng Trung Quốc vì để cho các chuyên gia Trung Quốc đang giúp vận hành thử tàu. Tờ báo cũng nói những biển chỉ dẫn đã được tháo bỏ. Vì thế tôi không định bàn về việc đó nữa.

Nhưng tối qua tôi thấy trên một số FB đưa chiếc “thẻ lên tàu” cũng in 2 thứ tiếng Trung và Viêt. Và tiếng Trung vẫn in trên phần tiếng Việt. Đến lúc này, câu chuyện ngôn ngữ đã cho thấy ba vấn đề quan trọng.

Ảnh: Facebook

VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: Đó là nguyên tắc sử dụng song ngữ trong các văn bản, biển hiệu, tên các công trình, các khu du lịch, địa điểm văn hóa… Khi sử dụng song ngữ hay nhiều ngữ trong một văn bản thì tiếng của nước sở tại (ở đây là Việt Nam) phải được đưa lên đầu tiên. Đấy là văn hóa, là chủ quyền quốc gia. Mọi sự là khác đi là vô tình (có thể hữu ý) xúc phạm đến chủ quyền của nước sở tại cho dù chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Sau này khi nhà ga chính thức họat động thì hai thứ tiếng được sử dụng đầu tiên là Việt và Anh. Nếu thêm các tiếng khác thì phải tính đến các nhu cầu cần thiết và hợp lý của ngôn ngữ đó cho sinh hoạt và kinh doanh.

VẤN ĐỀ THỨ HAI: Đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh được làm bằng tiền vay của Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công. Nhưng Việt Nam vay tiền thì Việt Nam phải trả nợ. Có những món nợ bằng tiền mà người ta đôi khi phải trả bằng cả vận mệnh của cả quốc gia. Và nhà thầu Trung Quốc chỉ là một người làm thuê không hơn không kém cho dù bởi bất cứ lý do nào. Vì thế, Trung Quốc không được quyền quyết định tùy tiện các văn bản đang sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam nếu không được luật pháp của Việt Nam cho phép. Đặc biệt đơn vị quản lý dự án này phải hiểu và yêu cầu nhà thầu (người làm thuê) chấp hành các qui định của nước sở tại.

Câu chuyện về biển chỉ dẫn các nhà ga và chiếc thẻ lên tàu diễn ra cách nhau có mấy ngày. Như vậy không hề có sự “rút kinh nghiệm” của Ban quản lý và nhà thầu. Chính điều đó làm cho người dân thấy một điều gì đó không bình thường ẩn sau những biển chỉ dẫn nhỏ và cái thẻ lên tàu còn nhỏ hơn.

VẤN ĐỀ THỨ BA: Cho dù tuyến đường sắt trên cao đang trong thời gian vận hành thử và tiền xây dựng tuyến đường này là vay của Trung Quốc thì các nguyên tắc, qui định… vẫn phải được chấp hành nghiêm túc như treo một cái biển nhà ga. Nếu không thì với một ít tiền thôi chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất lòng tự trọng hay nói rộng hơn là đánh mất chủ quyền của một quốc gia trong một việc làm tưởng như nhỏ nhặt.

Vấn đề Trung Quốc từng bước lấn chiếm chủ quyền một số biển đảo của chúng ta lâu nay không cho phép người Việt Nam nhìn nhận mọi hành vi của Trung Quốc với con mắt bình thường được nữa. Người Việt có câu “một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay đã có hàng ngàn sự bất tín với Việt Nam. Việc lấy lại lòng tin của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc quả là một thách thức giống như tát cạn biển đông vậy.

LỜI CUỐI: Việc vận hành thử, cho dù do các chuyên gia Trung Quốc tiến hành nhưng họ đang thực hiện việc đó trên lãnh thổ Việt Nam, có sự tham gia của các chuyên gia GTVT Việt Nam và dưới sự giám sát của Ban quản lý. Vậy mà khi các biển chỉ dẫn của hầu hết các nhà ga từ Hà Đông đến Cát Linh được treo lên mà Ban quản lý không hay biết cho đến khi báo chí có ý kiến.

Rồi tiếp đến các “thẻ lên tàu” lại tiếp tục sử dụng ngôn ngữ như các biển chỉ dẫn nhà ga. Tuyến đường sắt trên cao là quá xấu, quá đắt, thi công quá chậm như báo chí và dư luận công chúng đã từng lên tiếng. Một tuyến đường xấu có thể đập đi làm lại, nhưng khi lòng tự trọng dân tộc, chủ quyền của dân tộc bị đánh mất thì hàng trăm năm chưa chắc đã giành lại được.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Vụ này, theo tôi, có lệnh “miệng” là “không được bắn lại”.
    Nếu “bạn” bắn mình bằng Nhân dân tệ hay Dollar, các đồng chí cứ việc ngậm miệng mà ăn… “đạn”.
    Không được khiếu nại, hãy để yên cho bạn “4 Tốt” làm.
    – Trung Công hay CSVN, cũng đều là lợn.

  2. Bắt chước bức xúc của Lương Vĩnh Kim

    Miếng mồi Đường Cao Tốc phải được đặt trong thế trận Hà Nội và thế trận trên đất liền Việt Nam tại thời điểm 2018 thì mới có thể hiểu rõ những dã tâm lâu dài của thế lực bành trướng Trung Quốc … Trung Quốc đã nhử cho Việt Nam đổi mới rồi phải chịu trận niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ngày càng xói mòn … Lúc này năm 2018 Trung Quốc mới vươn tới Đường Cao Tốc mà không bị sự trừng phạt nào. Đường Cao Tốc đã bị tách ra khỏi Việt Nam yếu đuối, ngơ ngác và mất đoàn kết để làm mồi cho quân xâm lược .

    “Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta thì giặc chiếm Thăng Long hoặc chiếm cả nước, chúng ta đều lấy lại được”

    Chủ nghĩa Mác & tư tưởng Hồ Chí Minh chứng tỏ tính ưu việt của mình ở đây . Những gì thời phong kiến không thể xảy ra, thời đại Hồ Chí Minh sẽ khác .

    Mất nước, mất đất không thể là chuyện một ngày, một thế hệ. Trách nhiệm cũng không thể đổ lên đầu người lính, người tướng chỉ được trang bị cuốc xẻng. Cũng không thể đổ hết trách nhiệm lên đầu người cầm quân trong tình cảnh tứ bề thọ địch, kho lương trống rỗng và lòng dân ly tán – hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Trách nhiệm là của cả hệ thống cai quản đất nước từ sau 30/04/1975. Trách nhiệm là ở tất cả chúng ta, những chủ nhân đất nước này, đã để công tác nhân sự – đặc biệt là nhân sự nắm giữ những chức vụ quan trọng, cấp cao – lọt vào tay những kẻ bất tài, tham nhũng, phản bội, làm lụn bại đất nước này, đang ngày càng phơi bày sự hư đốn trên diện rộng ở nhiều lĩnh vực . (Tớ thêm) Well said, communist bruthah!

    2 hào của tớ, chúng ta phải đoàn kết dưới sự lãnh đạo của những kẻ bất tài, tham nhũng, phản bội, làm lụn bại đất nước này, đang ngày càng phơi bày sự hư đốn trên diện rộng ở nhiều lĩnh vực, aka Đảng Cộng Sản . Cụ thể hơn, nên tin tưởng vào lãnh đạo trong chuyện này .

  3. * Bọn Tầu là vậy, đi đến đâu thì chúng đều tìm cách đánh dấu sự hiện diện của mình, theo kiểu chó đái gốc cây để khẳng định chủ quyền. Nếu không ai có phản ứng gì thì chúng được đà lướt tới, vậy nên, phải phản ứng ngay, thậm chí, phải đem luật chủ quyền ra để trừng trị tức thời thì mới yên với chúng.
    * Nếu gặp phản ứng tức thời, chúng co ngay vòi lại rồi tìm cách thanh minh thanh nga gì đó để giảm nhẹ mức độ, tức là, chúng còn tỏ ra biết nhận lỗi theo kiểu mềm nắn rắn buông.
    * Bởi thế, kinh hãi nhất lại là một số quan chức nhà mình, với đỉnh cao trí tuệ nên các ngài ấy luôn xét mình đúng, không bao giờ sai. Chỉ khi bị phản ứng gay gắt thì hoặc thuê bọn văn nô thối mồm “luận giải khoa học” để lấp liếm, hoặc nhận lỗi nhưng lại đổ cái lỗi ấy cho thằng đánh máy.

  4. Cả lủ cầm quần đất nước hiện nay chúng đả bán hết cho ba tầu từ lâu ,còn gì mà ý kiến trên 1 tuyến đường .cả 3 đặc khu chúng còn đang lăm le hợp thức hóa cho xong và cả đất nước nầy nửa .chúng bán tất .thế mới có tiền mua chức xây biệt phủ và cho con du học định cư ở Mỷ ,còn cộng sản thì đất nước nầy phải tan ,phải làm nô lệ .thế thôi

Comments are closed.