So sánh tình bạn của những người Cộng sản với tình bạn của những người đấu tranh cho nhân quyền

Đoàn Phú Hòa

28-7-2018

Trong lịch sử của đảng Cộng sản từ khi thành lập đến giờ (1930 – 2018) dường như chưa bao giờ có đảng viên nào của họ dám dũng cảm đứng ra bảo vệ cái đúng của bất kỳ đồng đội nào trước tổ chức. Khi biết đồng đội, bạn chiến hữu của họ bị tổ chức qui cho một cái tội nào đó, mặc dù biết rằng đồng đội, bạn của mình vô tội, thậm chí là người có quan điểm, nhận xét đúng nhưng họ không bao giờ dám lên tiếng bảo vệ.

Họ im lặng và quay lưng lại với người bạn của mình và tìm cách lảng tránh. Thậm chí không ít người trong số họ tìm cách nói xấu hoặc vu cáo bạn mình. Họ làm tất cả những điều này không phải vì tổ chức lại càng không phải vì đất nước. Lý do duy nhất để biến thành những kẻ phản bạn chỉ nhằm bảo tồn cuộc sống cá nhân của họ, bảo tồn cái vị trí đầy quyền lực mà họ đang ngồi, mặc dù trong thâm tâm họ thừa biết rằng người bạn của mình không có tội.

Thực tế sau này đã chứng minh rằng tất cả những quan chức cao cấp của chế độ Cộng sản bị tống giam trong hoàn cảnh khắc nghiệt, bị đày đọa đến chết, hoặc sau khi ra tù hoàn toàn bị cách ly với xã hội bên ngoài chỉ vì cái lý do khốn nạn là “chống đảng”, đều là những con người chính trực, muốn đất nước Việt Nam phát triển theo con đường đúng đắn. Phần lớn trong số họ vẫn không được yên thân ngay trong tang lễ của mình.

Không những cuộc đời chính trị mà cả cuộc sống riêng tư của những người này đã bị cái tà đảng Cộng sản khốn nạn, độc ác, bóp chết kể từ khi bị chụp lên đầu hai chữ “CHỐNG ĐẢNG”. Dù mãn hạn tù nhưng mãi mãi đến cuối đời cái tà đảng đó không cho phép họ được làm người. Chúng vẫn tìm cách đày đọa họ cho đến chết. Những người bạn “chén chú, chén anh” trước đây đã xóa tên tuổi của họ trong danh sách bạn bè và luôn sợ hãi khi phải tiếp xúc với họ. Họ không muốn biết và cũng chẳng cần quan tâm đến cuộc sống bị đọa đày của những người mà trước đây đã từng là bạn.

Hồ Chí Minh đã hoàn toàn lặng thinh, không một lời bảo vệ cho cụ Vũ Đình Huỳnh, người cộng sự gần gũi nhất của ông ta khi bị nhóm quyền lợi trong đảng chụp cho cái mũ phản động. Có những người đã sẵn sàng thóa mạ cha mẹ mình trong thời kỳ cải cách ruộng đất, … Không hề có bất kỳ điều gì có thể gọi là “tình bạn cao cả” giữa họ, bởi vì họ sống với quan niệm sống “Xin lỗi nhé. Mày dính thì kệ mẹ mày. Tao phải lo cho cái thân tao”. Đảng Cộng sản luôn tuyên truyền câu khẩu hiệu “Mình vì mọi người” nhưng thật sự thì họ luôn chỉ vì cuộc sống bản thân họ.

Ngày nay, khi phong trào đấu tranh cho quyền làm người ở trong nước ngày càng lên cao, cái tà đảng đó đàn áp, bắt bớ với đối với những ai dũng cảm đứng lên, công khai nói tiếng nói của mình. Cái tà đảng này đã chụp lên đầu nhiều người cái tội “tìm cách lật đổ chính quyền” để có thể giam giữ họ.

Nhờ những sự kiện này mới thấy tình bạn giữa những người đấu tranh cho dân chủ, đấu tranh cho quyền làm người, thiêng liêng, cao cả và trong sáng đến mức nào. Họ sẵn sàng cùng nhau tụ tập trước đồn công an đấu tranh đòi trả tự do cho bạn bè bị giam giữ và họ chân tình đón những người bạn đó, chăm sóc, giúp đỡ họ.

Không quản đường xá xa xôi, họ đã tổ chức những chuyến đi thăm hỏi bạn bè bị giam trái phép trong các trại giam, vận động giúp đỡ về kinh tế, tinh thần cho gia đình của những ai đang bị giam giữ.

Họ đón chào những người bạn mãn hạn tù trong vòng tay thương yêu của mình. Họ cùng nhau đi thăm hỏi và tìm cách trợ giúp những người bạn đó sau khi ra tù, bất chấp mọi thủ đoạn khốn nạn ngăn cản của tà đảng Cộng sản. Tại sao những người đấu tranh cho dân chủ, cho quyền làm người không sợ những sự đàn áp đó??? Vì họ có chính nghĩa và họ tin vào công cuộc đấu tranh của mình.

Lũ quan chức của cái tà đảng này không bao giờ có thể có được tình bạn thiêng liêng như vậy ngoài cái tình bạn thiêng liêng của những người lính trên chiến trường, phần lớn không phải là đảng viên của cái đảng đó.

Chỉ cần đưa ra so sánh như vậy để thấy cái bản chất hèn hạ, cá nhân ích kỷ của các quan chức Cộng sản.

Viết những dòng này tôi lại càng cảm phục bố tôi, ông đã hai lần công khai từ chối lời yêu cầu của Bộ Quốc phòng trong những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi họ yêu cầu bố tôi phải khước từ anh ruột của mình là nhà văn, nhà thơ, nhà dịch giả Đoàn Phú Tứ, là người đã tố cáo cuộc sống sa hoa, trụy lạc của tay Trần Dụ Châu. Bố tôi đã đứng dậy ra về với một câu ngắn gọn “Tôi không bao giờ từ bỏ anh tôi. Anh tôi không có tội”. Vì lý do đó mà từ đó bố tôi đã bị trù oán cả một thời gian dài.

Bố tôi không hề buồn vì cụ biết mình đã làm một việc đúng với lương tâm của mình. Con nhớ bố, người đã giúp con ngay từ những năm 1975 nhìn nhận ra sự thật.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Sống trong một cái xã hội mà anh em/cha con ruột thịt lên tiếng bênh vực nhau được coi là hành động…. anh hùng, là phi thường thì xã hội ấy đáng phải được xét lại về mặt đạo đức. Thử hỏi sao những thế hệ sau này chúng nó sống bính thường mà người ta cứ gọi là “vô cảm”?
    Chuyện ông Đoàn Phú Hoà kể về cha mình, bác mình làm tôi thêm thương cảm những người tù cải tạo sau 1975. Họ sống trên rừng thiêng nước độc, trong hoàn cảnh khó nghèo đến thế mà vẫn chia xẻ cho nhau đến từng hột muối, miếng đường – theo đúng nghĩa đen của nó-. Thân nhân của họ ở bên ngoài cũng thế, luôn kín đáo tìm đến những gia đình đồng cảnh ngộ để an ủi, giúp đỡ nhau theo khả năng vốn vô cùng hạn hẹp của “thành phần nguỵ quân, nguỵ quyền”.
    Có anh sĩ quan cải tạo cùng trại với anh tôi cha mẹ già lắm, nhà lại nghèo. Việc thăm nuôi anh hoàn toàn nhờ vào người em gái chưa quá tuổi hai mươi. Nhóm thân nhân tù cải tạo này mỗi lần có phép thăm nuôi là lại đến nhà tôi rù rì bàn bạc “lên kế hoạch”. Cha tôi thấy hoàn cảnh gia đình của cô gái này tội quá nên lần nào ông cũng tìm cách giúp đỡ, dặn dò anh tôi chia cơm xẻ áo với bạn tù. Có lần ông phải nhường người thanh niên người thượng ông mướn vác đồ dùm cho cô em, còn ông tự vác lấy đồ của mình, dù với số tuổi mấp mé 60 ông cũng không còn khoẻ mấy. Luật đời “có vay, có trả”, chính người tù đó sau này khi anh tôi ngã bệnh, cũng đã mấy lần vượt đường xa vạn dặm, bỏ công ăn việc làm bận rộn đến thăm bạn mình ở thời điểm u ám nhất của cuộc đời. Ôi cao quý thay tình đồng đội “huynh đệ chi binh” của những người lính VNCH dù trong hoàn cảnh nào cũng không bỏ nhau. Con, cháu họ thời nay cũng đa số là những gương mặt quen thuộc trong giới đấu tranh cho nhân quyền nên việc họ tương trợ lẫn nhau như ông Đoàn Phú Hòa nêu ra cũng là điều không đáng ngạc nhiên.
    Cha mẹ tử tế sẽ dạy con làm điều tử tế, vì họ biết rõ và tuân theo luật nhân quả vô cùng triệt để.

  2. Điển hình là Võ Nguyên Giáp;
    Giáp đã tự bịt mồm, bịt tai, bịt mắt khi những người vừa là đồng chí, vừa là đồng đội, vừa là thuộc cấp của mình bị đảng trù dập – chì vì những người này đã lên tiếng bênh vực Giáp …..chuyện này thì hầu hết các “lão thành cách mạng” đều biết.

    Thật là nhục nhã cho một vị….tướng.

Comments are closed.