14-7-2018
Ông Thủ tướng nói về việc tham khảo ý kiến nhân dân và các nhà khoa học về dự thảo luật đặc khu. Điều đó có nghĩa là từ trước khi xây dựng dự thảo cho đến khi được đưa ra Quốc hội thảo luận vào tháng 6/0218 vừa qua thì dự thảo này không được tham khảo ý kiến từ nhân dân cũng như các chuyên gia. Và vì thế mà nó mới gặp phải phản ứng dữ dội và quyết liệt đến thế từ nhân dân trên cả nước khi hay tin Quốc hội sẽ bấm nút thông qua một dự luật đặc biệt quan trọng đến an ninh quốc gia.
Nhưng việc tham khảo ý kiến nhân dân về luật đặc khu có phải về vấn đề của việc nhân dân có quyền quyết định thực sự đến dự luật cũng như đất nước có nhất thiết cần phát triển kinh tế bằng đặc khu và câu chuyện an ninh quốc gia có bị đe doạ hay không mới là điều tối quan trọng, vì nhân dân cần phải được quyết định vấn đề hệ trọng này của quốc gia một cách thực chất chứ không thể hình thức cho qua chuyện.
Chỉ đạo của Bộ Chính trị vẫn còn nguyên đó, khi thiết chế siêu quyền lực này đã giao cho Quốc hội phải bàn thảo và thông qua luật đặc khu, vậy nhân dân có vai trò gì trong việc thiết lập và thông qua dự luật này trên thực tế? Ý kiến của nhân dân nếu trái với hoặc phủ quyết chỉ đạo của Bộ Chính trị thì sẽ giải quyết thế nào và quyết định của ai mới có hiệu lực thực thi? Đó là vấn đề lớn nhất hiện nay.
Vừa rồi bà Chủ tịch Quốc hội phát biểu cho rằng, chẳng lẽ ông Thanh tra chính phủ lại đi kiện ông Bộ trưởng về tài sản bất minh thì điều đó không phù hợp với truyền thống người Việt Nam. Đây là quan điểm của vị trí chính trị quan trọng trong Quốc hội, nhưng không hiểu tại sao bà ấy lại không ủng hộ việc người ta thực thi theo pháp luật (luật công) mà lại muốn hành xử theo cảm tính về mặt truyền thống mơ hồ nào đó.
Nhà nước pháp quyền phải đặt lên trên hết mọi thứ là luật pháp và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đặc biệt cán bộ công quyền khi tham gia vào công cuộc chính trị thì phải tuân thủ hàng loạt những luật liên quan đến chức phận của mình. Nếu chống tham nhũng lại sợ kiện tụng và né tránh luật pháp, mà nó phải là nghĩa vụ bắt buộc tiên quyết, thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì trên thực tế. Thậm chí đề xuất đánh thuế 45% tài sản bất minh cũng chính là một cách để hợp thức hoá tài sản tham nhũng và hành vi rửa tiền của quan chức.
Khi đã chịu tác động của luật công, thì mọi vấn đề liên quan đến tài sản đều được coi là lĩnh vực điều chỉnh của luật công, không thể coi đó là chuyện bí mật đời tư để trở thành nhạy cảm hay nếu là bất minh thì cho đánh thuế để phù phép cho nó tồn tại. Chống tham nhũng như vậy thì chỉ làm cho bọn tham nhũng ngày càng vơ vét khủng khiếp và lộng hành mãnh liệt hơn.
Tôi không hiểu cớ làm sao mà bà ấy có thể đảm nhận một chức phận chính trị quan trọng trong cơ quan lập pháp (cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân) lại có nhận thức pháp luật như thế. Nhưng đó là lý do của việc quyền lực không được phân tách thành các thiết chế độc lập nên mới có tình trạng rối rắm và luẩn quẩn như vậy.
Ở một thành phố trực thuộc trung ương, nhưng người ta đề xuất người có tuổi nhận 200 triệu đồng để nhường chức cho những cán bộ trẻ hơn. Đây là một hành vi huỷ hoại luật pháp và cả huỷ hoại tính chính danh của quyền lực nhà nước. Vì nếu không đủ phẩm chất thì anh phải bị phế truất và thay thế với những điều kiện nhất định. Người thay thế cũng phải đảm bảo rằng anh đáp ứng đủ những tiêu chí mà luật pháp đặt ra để đảm nhận được chức phận này khi bổ nhiệm.
Nếu để người có chức vụ nhận tiền để nhường chỗ cho người trẻ hơn thì chẳng khác nào hành vi mua quan bán chức được công khai và nó trở thành thị trường để cho bọn lưu manh kéo bè kết phái nắm lấy và lũng đoạn quyền lực.
Tôi chưa thấy nơi nào trên thế giới có tư duy và đề xuất như vậy trong việc giải quyết những bất ổn và lỗ hổng của thể chế tạo ra. Thật nguy hiểm khi lại có những đề xuất kiểu đó được đưa ra thảo luận một cách thản nhiên và công khai.
Lỗi sơ đẳng, không chịu đọc tên nước
“Nhà nước pháp quyền phải đặt lên trên hết mọi thứ là luật pháp và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”
Nhà nước pháp quyền bình thường aka tư bẩn thì là thế . Nhưng nếu chịu khó đọc tên nước mình thì ông này thiếu 4 chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Nhà nước mềnh là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nghĩa là có người bình đẳng hơn, cán bộ lãnh đạo thì bình đẳng nhất . Pháp luật xã hội chủ nghĩa thì nếu lãnh đạo sai thì chịu trách nhiệm trước nhân dân, nhân dân sai thì chịu trách nhiệm trước pháp luật … và những thứ hầm bà lằng như thế . Ông này là luật sư nước nhà, mấy điều này là sơ đẳng tui còn biết, sao ông này khờ căm á .
“Nếu chống tham nhũng lại sợ kiện tụng và né tránh luật pháp, mà nó phải là nghĩa vụ bắt buộc tiên quyết, thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì trên thực tế”
Vấn đề gì ? Để tranh chấp quyền lực & tái tạo lại niềm tin của nhân dân, Done. Nhưng để chống tham nhũng per se, well, đó không phải là vấn đề cần giải quyết .
“Chống tham nhũng như vậy thì chỉ làm cho bọn tham nhũng ngày càng vơ vét khủng khiếp và lộng hành mãnh liệt hơn”
Tớ thêm “khéo léo hơn”.
“Tôi không hiểu cớ làm sao mà bà ấy có thể đảm nhận một chức phận chính trị quan trọng trong cơ quan lập pháp (cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân) lại có nhận thức pháp luật như thế”
Thì tớ đã nói nhiều lần, đây là chính phủ “tại dân”. Đi về mà hỏi nhân dân í .
“Đây là một hành vi huỷ hoại luật pháp và cả huỷ hoại tính chính danh của quyền lực nhà nước”
Ui, luật pháp xã hội chủ nghĩa í mà . Chỉ là nghị quyết & quyết định của Đảng . Có thể vì không phải là luật sư xã hội chủ nghĩa nên luật pháp xã hội chủ nghĩa tớ không mặn mà với nó lắm . Ai phá hoại nó tớ ủng hộ . Đảng phá hoại nó thì tớ ủng hộ Đảng thui .
“Ý kiến của nhân dân nếu trái với hoặc phủ quyết chỉ đạo của Bộ Chính trị thì sẽ giải quyết thế nào và quyết định của ai mới có hiệu lực thực thi? Đó là vấn đề lớn nhất hiện nay”
Ý Đảng lòng dân, có nghĩa ý Đảng ra thì nhân dân phải bằng lòng . Ai nghĩ ngược là phản động . Vấn đề nhỏ còn hơn con thỏ í mà .