Nguyễn Tiến Dũng
29-6-2018
Tôi là người vẫn còn biết giải các bài toán phổ thông thuộc loại khó, các bài thi IMO tôi nói chung vẫn giải được trong thời gian quy định. Thế mà hôm qua, khi một người nhờ tôi xem 5 bài trong đề thi toán THPT 2018 mã số 120 (cụ thể là các bài 38, 44, 45, 48, 49), tôi mất toi gần một tiếng để giải 4 trong số 5 bài đó, còn bài cuối cùng (bài số 45 về một phương trình phi tuyến với biến số phức) thì “khóc thét”, không thể giải nổi trong vòng 1 tiếng tiếp theo.
Bài số 45 đó là về một phương trình phi tuyến biến phức. Tôi đưa bài đó cho một nghiên cứu sinh toán học trò của tôi thử giải, anh ta cũng khóc thét luôn. Nếu tôi ra đề bài như bài đó cho sinh viên năm thứ nhất của tôi, thì các đồng nghiệp của tôi chắc sẽ nói là tôi bị điên mới ra đề khó như vậy. Thế mà bộ dục bắt học sinh làm, không những 5 bài đó, mà còn thêm 45 bài khác, trong vòng có 90 phút!
Đó mới chỉ là một trong những điểm phản động của đề thi toán THPT 2018. Tôi nói “phản động” ở đây theo nghĩa: nó đi ngược lại các nguyên lý cơ bản của gíao dục, ngược lại sự tiến bộ của loài người. (Các nguyên lý đó là: đề thi phải phù hợp mục đích của kỳ thi, và phải có tác động tốt đến việc học các kiến thức kỹ năng thực sự có ích về sau). Tôi đã rất cân nhắc khi dùng chữ “phản động” này, và dưới đây tôi xin đưa ra một số điểm về sự phản động đó:
Thứ nhất là những bài quá khó và quá mẹo mực cho vào đề thi THPT, cộng với một đề bài quá dài, là hoàn toàn sai mục đích của kỳ thi này. Về nguyên tắc, một học sinh nắm vững kiến thức như trong sách giáo khoa là phải làm được mọi bài kiểm tra. Còn ở đây, giỏi mấy cũng không làm nổi nếu không học mẹo trúng tủ. Tôi đố ngay những người ra đề và các quan chứ giáo dục giải các bài đó trong thời gian 180 phút, bằng hai lần 90 phút.
Người ta chống chế rằng các học sinh được luyện thi sẽ giải được, sẽ không thấy đề quá khó. Đấy chính là một sự phản giáo dục khi biến việc học thành trò luyện thi. Với kiểu này, thì “Việt Nam không còn một nền giáo dục mà chỉ còn một nền thi cử”, nói mượn lời của một cố vấn thủ tướng Ấn Độ về giáo dục trước kia (ông ta nói câu như vậy về nước Ấn Độ).
Việc học thêm không phải là xấu nếu như nó đem lại kiến thức thực sự có giá trị về sau này cho học sinh (dùng được vào việc gì đó sau khi tốt nghiệp), chứ học thêm theo kiểu luyện thi chỉ cốt để giải mẹo cho thi được điểm cao, chứ hầu như không mang lại được kiến thức gì có giá trị về sau này là một trò quá hao tiền tốn của mà phản tác dụng, khiến cho học sinh có cái nhìn sai lệch về khoa học và thiếu kiến thức chuẩn bị thật sự cho về sau.
Việc thi trắc nghiệm bị lạm dụng ở Việt Nam, đặc biệt là trong kỳ thi THPT này. Người ta chống chế rằng thi trắc nghiệm là hội nhập quốc tế, theo xu hướng thời đại. Nói về mức độ “hội nhập quốc tế và theo xu hướng thời đại” thì có lẽ cả cái bộ dục không ai hơn tôi, vì bản thân tôi sống và học tập, làm việc ở các nước tiên tiến suốt hơn 30 năm nay. Từ Nga cho đến Đức-Pháp-Ý cho đến Mỹ-Canada cho đến Nhật-Hàn v.v… tôi đều có thời gian từng ở đó, nhưng chưa hề thấy đề thi nào “củ chuối” như đề thi THPT toán 2018 ở Việt Nam.
Ngay ở Mỹ hay ở Pháp, tuy người ta có dùng thi trắc nghiệm, nhưng dùng một cách dè chừng, một phần thôi, chứ không phải trắc nghiệm toàn bộ cuộc thi môn toán. Người ta biết rằng các bài thi trắc nghiệm (như hiện tại, ngay trên thế giới) không đánh giá được hết các kỹ năng của học sinh (trong một môn học) mà chỉ đánh giá được một số kỹ năng, nếu chỉ dùng trắc nghiệm thì việc đánh giá sẽ bị rất lệch lạc, dẫn đến việc học bị lệch lạc theo. Kiểu “hội nhập” của bộ dục là kiểu thô thiển, “học đòi mà không hiểu bản chất, không biết phân biệt hay dở”.
Người ta chống chế rằng thi trắc nghiệm là học tập kỳ thi như là SAT, ra bài cũng là tham khảo đề thi nước ngoài như là SAT. SAT thì tôi biết khá rõ, ở nhà tôi cũng có cả chồng sách SAT vì con tôi cũng từng thi. Tôi có thể khẳng định là mọi bài toán trong SAT và SAT 2 tôi đều làm được dễ dàng, chứ không như đề toán trắc nghiệm của Việt Nam. Bản thân về việc ra đề, tuy cùng là trắc nghiệm nhưng đề của họ trong sáng chứ không lắt léo mẹo mực như đề Việt Nam.
Cũng nói về việc “học tập SAT”, bản thân một số trường lớn ở Mỹ như Chicago đã bỏ yêu cầu phải có điểm SAT khi nộp đơn xin nhập học. Tất nhiên là họ không ngớ ngẩn khi làm vậy. Lý do họ bỏ SAT là bởi vì họ cũng nhận thấy SAT cũng khuyến khích học sinh luyện thi kiểu trắc nghiệm (làm như cái máy mà không cần hiểu) dẫn đến học lệch lạc, và những học sinh giỏi nhưng không chịu chơi trò luyện thi vô bổ lại có kết quả thi SAT kém hơn là những học sinh không giỏi bằng nhưng chịu khó luyện thi. Các trường đại học tốt không muốn nhận phải học sinh chỉ giỏi thi trắc nghiệm, mà họ muốn có những người giỏi thực sự có khả năng phát triển về sau này hơn.
Một chi tiết kỹ thuật: Có thể có những học sinh được điểm 10 thi toán năm nay, nhưng tôi tin rằng 99% những bạn đó được 10 là vì điền đại mà ăn may, chứ không phải là giải được thực sự toàn bộ các bài. Đó là một điểm phản động khác của lối thi trắc nghiệm hiện tại: học sinh đi thi mà như là đi chơi xổ số, thay vì làm bài thực sự thì điền lung tung, may thì trúng không may thì trượt.
Kiểu thi “cứ đánh dấu đại có khi được điểm” khuyến khích sự liều lĩnh, làm bừa và thiếu trách nhiệm với cá quyết định của mình, nguy hiểm cho công việc và cuộc sống về sau nếu cứ có thói quen làm bừa mà không phân tích phải trái ra sao. Hãy tưởng tượng các quan chức cũng “bấm nút bừa” may thì đúng và được tung hô không may thì hại cho đất nước nhưng cũng không bị phạt gì, không bị đuổi đi, và kết quả sẽ là đất nước bi bét. Để tránh việc “bấm bừa” này thực ra khá dễ: cần đưa vào cơ chế phạt cho các “bấm bừa bị phát hiện sai”, chứ nếu không phạt thì là khuyến khích bấm bừa khi không biết gì.
Hình minh họa: 2 trang cuối của đề thi, và lời giải cho 4 bài trong số đó đã ngốn ít nhất hơn nửa tiếng:
Lại bổ sung nữa: Ở trên là nói về cách ngu dân áp dụng cho tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân, còn, đối với trí thức được coi là tầng lớp tinh hoa của xã hội thì sao?
* Cách ngu dân kiểu cũ chính là vứt bỏ “đào tận gốc, trốc tận rễ” đến nơi đến chốn hạng người này, còn, ngu dân kiểu mới là tạo ra một loạt bọn văn nô, sử nô hoặc dư luận viên thối mồm để vinh danh chế độ, dụ khị người dân để họ tưởng rằng mình là chủ nhân ông của đất nước nhưng thực chất chỉ là những người dân nghèo bị những trò mất dậy móc túi vậy thôi.
* Các “CÒM” trên đây cũng là cách trả lời cho các nhà trí thức cò một chút lương tri khi họ ngứ mặt nhìn trời và tự hỏi VÌ SAO DÂN TRÍ THẤP!?
Bổ sung tiếp: Ngu dân kiểu cũ là duy trì tình trạng NGHÈO ĐÓI THẤT HỌC đi cùng với THIẾU DINH DƯỠNG CÒI XƯƠNG, còn ngu dân kiểu mới là BỘI THỰC KIẾN THỨC và đi kèm với THIẾU DINH DƯỠNG BÉO PHÌ. Chỉ có điều phải nói là, nền giáo dục của chế độ luôn luôn nắm bắt được nhu cầu ngu dân tới mức cần thiết theo yêu cầu nào đó!!
Chỉ một từ: Khốn nạn
Bổ sung: Học sinh phải học rất cao để thực hiện mục tiêu thi đỗ ĐH, nhưng vào được rồi thì mới thấy các kiến thức được trang bị ở THPT cũng chẳng giúp ích được bao nhiêu cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn, ví dụ, sinh viên các trường kinh tế, thương mại du lịch dịch vụ sẽ phải cho các kiến thức Hóa, Lý vào sọt rác: một sự lãng phí vô độ và nặng nề công sức học sinh và tiền của của phụ huynh trong việc học để thi, mà thực chất đó là bản chất của việc ngu dân hóa trong giáo dục.
Chỉ có điều, NGU HÓA HỌC SINH BẰNG TIỀN CỦA PHỤ HUYNH thì chỉ có nền giáo dục này mới có thể làm nổi!!
Năm 2001 là năm cuối mà các đề thi do các trường tự ra, sau đó, Bộ ra đề chung cho đến năm 2007 thì bắt đầu thi trắc nghiệm cho các môn lý, hóa.
* Bạn lấy đề thi năm 2001 môn vật lý của trường ĐHQG Hà nội so với đề thi trong vòng vài năm nay thì thấy cái đề 2001 ấy chỉ là một phần rất nhỏ trong dung lượng kiến thức mà học sinh hiện nay phải thực hiện. Điều này chứng tỏ: Một, học sinh bị nhồi nhét kiến thức quá cao và quá sâu tới mức không cần thiết. Hai, đề thi vì thế phải nâng độ khó để khống chế hiện tượng có quá nhiều điểm 10 và để che giấu cái lỗi của giáo dục là đạt 30 điểm/3 môn nhưng vẫn có thể bị trượt vào ĐH
* Học sinh trường bình thường phải học các môn trọng điểm ở mức độ chuyên gia tương lai của từng môn vì phải thi cùng học sinh trường chuyên nên việc phải đi học thêm là tất yếu.
* Dung lượng kiến thức quá cao, quá sâu nên đề thi không thể giảm nhẹ. Hãy trở về dung lượng bình thường như các nước khác để học sinh không phải đi học thêm mà tận dụng những khoảng thời gian cao nhất để rèn luyện kỹ năng làm người có ích cho xã hội.
1 năm vn có 100000 người đi ti nạn giáo dục , kinh tế, chính trị…
em đọc và chép lại thôi mất 20 phút còn không hiểu gì hiết