Vai trò của Phật giáo ngày nay

Võ Thiêm

25-6-2018

Về bài viết “Phật giáo, tình nghĩa với Cộng sản hay trách nhiệm với dân tộc?” của tác giả Trần Tính, đoán qua hơi văn thì tác giả cũng là “cao nhơn” nhưng điều này không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài viết đề cập đến một đề tài hết sức cần thiết, một đề tài không thể và không nên tránh: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NGÀY NAY.

Trước hết xin nêu điểm mà tôi thấy chưa đồng ý:

1. Nói từ 1954-75 Phật giáo phải liên kết với CS để… sinh tồn trước mưu toan tiêu diệt của chế độ TT Ngô Đình Diệm là xúc phạm đạo Phật. Phật giáo VN, từ các vị chân tu đến tín đồ không ngu muội như vậy. Sau 1954, miền Bắc CS đã tiêu diệt mọi tôn giáo vì chúng vô thần. Phá chùa, diệt miễu, ép tăng ni hoàn tục… Giả sử rằng bị chế độ TT Diệm đàn áp thì Phật giáo VN cũng không mê muội để liên kết với kẻ hủy diệt Phật giáo là CS. Chỉ có kẻ u mê, tăm tối mới uống thuốc độc để trị bịnh đau bụng!

2. Tôi cho rằng chế độ TT Diệm có “pro” đạo Thiên chúa, muốn phát triển đạo ấy rộng rãi nhưng bảo rằng vì thế mà muốn tiêu diệt Phật giáo là sai! Có chùa nào thời TT Diệm bị chiếm đoạt để xây nhà thờ như thời Pháp theo “sư phụ” nói? Hơn nữa, TT Diệm cũng dùng nhiều viên chức cao cấp, tướng lãnh theo đạo Phật và các đạo khác.

Vì thế, tôi cho rằng Phật giáo tranh đấu quyết liệt cả hai thời VNCH là do CS giật dây. Đó là điều không thể chối cãi hay biện minh.

Như đã nói bên trên, bài viết nêu lên một đề tài rất cần thiết; đó là vai trò, trách nhiệm của Phật giáo VN trong thời điểm nguy nan này của đất nước! Lịch sử cho thấy Phật giáo có vai trò cực kỳ quan trọng, nếu không nói là vai trò quyết định, trong việc giữ nước (và cả làm mất nước)!

Ngày nay, theo tôi, lại thêm một lần Phật giáo VN lại nắm vai trò quan trọng ấy. Với 80% dân số theo đạo Phật, nói số phận của dân tộc này nằm trong tay Phật giáo cũng không có gì quá đáng. Tất nhiên, khi nói Phật giáo là đạo Phật chân chính, các vị chân tu, các tín đồ lương thiện chứ không phải cái Giáo hội Quốc doanh có những tên đội lốt thầy tu tay sai bán nước!

Hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, hãy kêu gọi tu sĩ và tín đồ Đạo Phật đừng bàng quan nữa. CS có thể gài người kiểm soát các chùa hay giáo hội nhưng chúng không thể điều khiển toàn bộ một tôn giáo lớn như thế nếu lương tâm và đạo đức vẫn còn là điều được thuyết giảng.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. CS đã cho nhiều đảng viên đi làm sư. Định nói về “vai trò của đạo phật với dân tộc” cho bọn này ư?

  2. Lại bổ sung tiếp: Chùa Việt cổ thì có Nghê Chầu, còn, chùa KIỂU TẦU thì Sư Tử nhe nanh múa vuốt nhé!

  3. Bổ sung tiếp: Vậy thì, chùa chiền thời đó có vai trò gì trong cuộc xâm lược ấy của kẻ địch nhỉ!?

  4. Bổ sung, trong mật lệnh mà Chu Lệ lệnh cho Chu Năng thực hiện ở đất Việt với yêu cầu phải thủ tiêu văn minh Việt, CHỈ TRỪ CHÙA CHIỀN, vậy, chùa chiền thời đó có vai trò gì trong hành vi xâm lược của lũ giặc không nhỉ!?

  5. Bổ sung: Trong đợt xâm lược ấy, Chu Năng đã thi hành mật lệnh của Chu Lệ chỉ còn TOÀN BỘ CHÙA CHIỀN mà thôi!

  6. Đọc bài này, bản nhân lại nhớ chuyện lịch sử khi xưa, khi mà Minh Thành tổ Chu Lệ/Đệ phát binh xâm lược nước ta đã giao trọng trách cho tổng binh viễn chinh phạt ngụy Chu Năng là phải tiêu diệt toàn bộ văn minh Việt (kèm theo đó là giết đàn ông, thiến trẻ trai càng nhiều càng tốt). Vậy hiện nay, chúng ta thấy có khá nhiều chùa chiền KIỂU TẦU đang đạt DOANH THU RẤT CAO ở NƯỚC VIỆT MÌNH thì quý vị có phân giải gì không!?

  7. Đúng là việt cộng giụt dây phật giáo thời VNCH, nhưng việc làm của gia đình Ngô Đình Diệm tấn công vào chùa chiền trên toàn miền nam trong một đêm bắt hết sư sải là việc làm điên rồ để dẫn đến đảo chính 1/11/1953 do Mỹ đạo diễn. Do nghiệp chướng của một dân tộc nên VN phải gánh chịu thôi!

    • Thưa ông hay bà!Năm 1953 ông Diệm chưa chấp chánh!!!Tôi U 80 trong thời kỳ đó,mọi tôn giáo sống với nhau rất đề huề,chỉ có những chính khứa thiên tả lợi dụng Phật giáo đểđấu tranh mà thôi!!
      Chuyện đã thuộc về quá khứ!Không biết rõ.đùng phát biểu gây mất đoàn kết dân tộc trong lúc nước nhà đang đứng trước cảnh bị hán hóa như mọi người đều biết!

Comments are closed.