496

FB Nguyễn Tiến Tường

11-6-2018

Tôi sẽ nhớ, hoặc lưu lại danh sách 496 đại biểu Quốc Hội khóa XIV lần này bằng thái độ của một người viết trung dung, ghi lại một thời đoạn buồn bã của đất nước, dân tộc.

Chưa bao giờ, người dân lại chứng kiến một khóa QH nặng nề như hiện tại. Thuế khóa, giao thông, giáo dục, y tế… đè nặng lên cuộc sống người dân. Những tư duy áp đặt một chiều đã khiến dân tình bức xúc. Ra đến nghị trường, sự bức xúc ấy không những không được giải tỏa mà còn khuếch đại thêm.

Thậm chí, đôi lúc, nhiều quan chức và đại biểu nói như thể “có thù” với nhân dân. Những “trạm thu giá” của ông Thể, “học giá” của ông Nhạ, “không có Trung Quốc” của ông Dũng, “lót ổ phượng hoàng” của ông Lưu, hoặc những lời nói dối trơ trẻn, xảo trá của ông ông Kiên… Đó là những thái độ “vắt chanh vào tai” nhân dân, coi thường nhân dân. Hậu quả của việc coi thường cảm xúc nhân dân, như các vị đã thấy rõ. Chiếc lò xo nén đã bung ra.

Tôi sẽ chép lại, trong ngày nhân dân xuống đường, 496 vị đại diện cho nhân dân ấy, không một ai đứng cạnh nhân dân. Thậm chí là khi kết luận nhân dân “lệch lạc”, không một vị nào dám cầm tay nhân dân để đối thoại về điều đó. Vẫn là một thái độ lãnh cảm, chuyên quyền và áp đặt suy nghĩ. Ở ‘điểm nóng’ Bình Thuận, đoàn đại biểu có 7 người, tất cả đều bặt tiếng!

Tôi sẽ nhớ rõ từng nút bấm, từng thái độ của đại biểu đối với dự luật an ninh mạng. Vì nó biểu thị rõ nhất chất lượng của từng người và thái độ của từng người đối với quốc gia, với nhân dân.

Trong những ngày “biến cố” này, khi báo chí im tiếng hoặc không dám lên tiếng, các vị đã tiếp nạp thông tin qua mạng xã hội. Có tốt, có xấu, có đúng có sai. Đó chính là sự đa dạng của cuộc sống mà chỉ có kẻ nào be đỡ, bủa vây lợi ích mới nghĩ đến việc cấm đoán. Đại biểu có nằm trong thành lũy lợi ích đó hay không, nút bấm sẽ biểu thị điều đó.

Mạng xã hội là cách mạng thông tin thời đại. Một nút bấm “bạc nhược” hoặc “tư lợi” sẽ kéo đất nước về phía mông lung, thêm một lần chậm lại với thế giới. Sẽ khiến tương lai mờ mịt hơn, trong đó có cả con cháu các vị.

Luật an ninh mạng, có nhiều điều khoản vi hiến và ảnh hưởng cực lớn đến lợi ích quốc gia, như nhiều chuyên gia đã phân tích. Đại biểu QH, những nhà lập pháp, thừa hiểu điều đó. Ai vẫn bấm thông qua tức là chống lại hiến pháp, chống lại lợi ích quốc gia.

Nên nhớ rằng, không phải chính đảng, nhân dân mới là người trả lương cho đại biểu quốc hội để thực thi nguyện vọng, ý chí của họ. Nếu có xung đột giữa chính đảng và nhân dân, thì đại biểu là bên trung gian giải tỏa điều đó và đương nhiên, đặt lợi ích nhân dân lên trên.

Nếu ăn bổng lộc của dân để chống lại dân, thì với tư cách một người dân, thân tôi nói thẳng là không cần các vị

496 nút bấm và hơn 92 triệu số phận. Mong các vị nghĩ đến điều đó!

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Người Quan Tâm:
    Đọc bài nầy, tôi có cẩm tưởng rằng tác giả vẫn tin tưởng các ông bà gọi là dân biểu đó thục sự là đại diện cho dân như ở các nghị trường các xứ dân chủ trên thế giới, tác giả quên là các ông bà nầy chỉ là bình phong cho bộ chính trị của Đảng, họ được “cơ cấu” hoặc mua bằng tiền (như một nữ dân biểu một lần nói là phải chạy khoảng 30 tỷ bạc để được vào đây). Vì thế có khi nào họ lại tranh đấu cho cử tri của họ đâu-lấy thí dụ hàng trăm ngàn dân oan mất đât ruộng vườn, môi trường sinh sống, hoặc bị giết chết trong đồn côn an, có nghe một ông bà đại biểu của dân nào lên tiếng hay đòi hỏi quyền lợi cho hàng loạt nạn nhân chứ đừng nói đến các nhân nào. Họ chăng bao giời biết đến cử tri của họ muốn cái gì, vì họ thậm chí cũng chẳng cần biết cử tri của họ là ai nữa? Lấy một thí dụ ông Nguyễn tấn Dũng thì lại chạy ra ứng cử ở Hãi Phòng, còn ông Trần Đại Quang thì lại ứng cử ở Sài gòn, đại loại thì điều như thế cả, thì người dân khi có vấn nạn gì còn biết kêu cứu vào đâu, ai là đại diện của mình.
    Lại nói thêm vì được vào ghế nghị viên quá khó khăn lại không phải do tài năng và thành tích phục vụ cho cộng đồng hay xã hội, thì họ phải chỉ lo bảo vệ cái ghé của mình bằng nghe lời dạy bảo của “ông chủ” đã cơ cấu mình vào để chờ “bâm nút” theo lời sai khiến kể cả đội khi trái với lương tâm hay theo sự chính trực của chính mình. Đừng nghĩ đế cái quốc hội nầy có cái quyền lực thật sự gì nữa.
    Tóm lại, khác với các xứ theo chế đọ dân chủ, nghị viên chỉ biểu quyết theo nguyện vọng của cử tri, còn ở xứ “thiên đường” thì các nghị viên chỉ là các con cừu chỉ đi theo sự hướng dẫn của kẻ chăn dắt để được đề bạt hay thăng tiến Điều nầy đừng hòng gì người dân thấy được các phản biện thấu tình đạt lý hay các viễn kiến trông rộng thấy xa, chúng ta chỉ thấy sự thụ động buồn chán của sự a dua ăn theo nói theo đường lối lãnh đạo. Do dó, khi bà phó chủ tịch nước một lần nói là chế đọ ta dân chủ gấp ngàn lần chế độ tư bản, nhưng thật ra cũng chỉ ăn theo nói theo sự hướng dẫn để ca tụng một chế đọ mà quyền lực chính trị chỉ ở rất ít nhân vật chóp bu, do dó tương lai đất nước bị tùy thuộc vào sự ‘khôn hay ngu’ của một vài con vật đầu đàn mà thôi.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây