Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

8-6-2018

Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê Đà Lạt nhưng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Tuấn có 20 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành về làm ở Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TƯ tại TP Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo TƯ; Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg , bổ nhiệm Trương Minh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT. Trương Minh Tuấn được giao nhiệm vụ : phụ trách mảng báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại.

Chưa đầy một năm sau ngày nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Tuấn đã vướng “trận đồ bát quái” mà Nguyễn Bắc Son cùng các “đồ đệ” như: Vụ trưởng Phạm Đình Trọng, TGĐ-phó TGĐ Mobifone Lê Nam Trà, Cao Duy Hải giăng ra từ tháng 3/2015.

Không giữ vững được bản lĩnh chính trị của mình, cũng như không cưỡng lại sức hấp dẫn của “ma lực” đồng tiền, Tuấn bị Nguyễn Bắc Son và cộng sự “đưa đẩy” Tuấn đã đặt bút ký nhiều văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Đầu tiên là Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.

Phê duyệt của Phạm Đình Trọng
Bút tích phê duyệt văn bản 209/BTTTT

Liều lĩnh hơn, Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án “MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)”. Đó là sai lầm đầu tiên của Trương Minh Tuấn.

Tại đại hội 12, Tuấn được vào BCH TW, sau đó được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TTTT.

Tháng 1/2016, MobiFone cho biết đã mua 95% cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình – một trong bốn lĩnh vực chiến lược của MobiFone – cùng với di động, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị thương vụ khoảng gần 9.000 tỷ đồng.

Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên, bủa vây quanh chiếc ghế “nóng” của ngài tân Bộ trưởng.

Tháng 9/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra toàn diện Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban bChỉ đạo, ông Nguyễn Phú Trọng. Tại đây, TBT yêu cầu làm rõ vụ Mobifone – AVG. Tháng 12/2017, Trương Minh Tuấn bị chất vấn gay gắt trước quốc hội.

Ngày 8/3 /2018 Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Quá lo lắng, bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Thông báo huỷ hợp đồng AVG

(Còn nữa)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Hồng Hà. Ảnh trong bài của tác giả gửi tới.

Bình Luận từ Facebook