Chống lại nhân dân!

FB Ngô Nguyệt Hữu

24-5-2018

Ảnh: internet

Ông nguyễn văn thể – từ nay tôi không viết hoa tên của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nữa, vì các anh chị chịu khó đọc vậy – lý giải đổi từ “Trạm thu phí” sang “Trạm thu giá” là dễ cho quản lý.

Bây giờ, nếu bị dân phản ứng doanh nghiệp làm tờ trình trình Bộ Giao thông Vận tải xin giảm giá vé là Bộ Giao thông Vận tải cho ngay, nhanh gọn lẹ. 

Còn nếu để “Trạm thu phí” thì với tờ trình này Bộ Giao thông Vận tải duyệt xong phải chuyển sang Bộ Tài chính thì lâu lắm.

Ông nguyễn văn thể, thật ra ông có vấn đề gì về tư duy hay không?

Dân phản ứng trạm BOT, ông phải tìm hiểu vì sao dân lại phản ứng, vì trạm BOT đặt sai, vì doanh nghiệp lạm thu hay vì nguyên nhân khác rồi tìm biện pháp giải quyết an dân. Bộ ông là địa chủ hay sao mà tá điền phản ứng thì ông nhờ lính lệ trấn áp, trấn áp không được thì ông cho giãn kỳ trả nợ, hạ mức đóng thuế ruộng.

Ông là Bộ trưởng, ông phải nhìn mức độ hài lòng của nhân dân mà ông hành động chứ. Nhân dân bầu ông lên, trả lương cho ông, cho ông các ưu đãi thụ hưởng là để ông phục vụ nhân dân, chứ nhân dân tốn một đống thứ nuôi ông để ông đi bảo vệ doanh nghiệp gian tham à.

Ông lại nói, “Trạm thu giá” là sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào có cái sản phẩm là đường Quốc lộ huyết mạch, ông là Tiến sĩ, ông có hiểu đường Quốc lộ huyết mạch là cái gì không? Đó là sở hữu của Nhà nước, của toàn dân, và phục vụ cho nhu cầu đi lại thông thương của nhân dân.

Ông bảo đó là sản phẩm của doanh nghiệp, ông bán cho tôi m2 đường đi, tôi xây cái lô-cốt để đó chơi không cho ai qua lại hết, vì đó là sản phẩm của tôi. Tôi thích thì bán, không thích để vậy thì ai làm gì được nhau?

Ông có bị cái gì về nhận thức hay không mà dám bảo tài sản quốc gia thuộc về nhân dân là sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi ông nói thì ông nguyễn đức kiên (tôi cũng không viết hoa tên ông này) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hộ, nói: “ Ở đây chúng ta phải nói, chúng ta sống và làm việc theo luật. Luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”. Chứ không phải luật quy định là “thu giá”, bây giờ chúng ta lại bảo không, vẫn cứ phải là “thu phí””.

Tôi đọc Luật giá không thấy cái quy định nào gọi là “Trạm thu giá” cả, vì cụm từ vô nghĩa vậy có ai đần độn đến độ đưa vào luật.

Một ông thân làm Bộ trưởng thì đi bảo vệ cho doanh nghiệp vô đạo đức, một ông lý ra phải bảo vệ quyền lợi cho dân thì lại về phe của ông bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp kia.

Ông kiên này cũng thông minh đến mức bảo BOT không ảnh hưởng đến người nghèo đây. Quốc hội nên canh cửa nẻo cẩn thận chứ ngáo đá hay làm bậy lắm.

Có phải hai ông cấu kết với nhau lẻn vào hệ thống chính quyền để chống lại nhân dân đến tận cùng nhằm hoàn thành sứ mệnh được ai đó ngoài quốc gia giao phó đúng không?

Tư duy hệt gián điệp phá hoại!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nếu ai qua ĐON BOT đêu phải nộp PHÍ .Đấy là BOT ngày xưa vậy mà ngày nay CNXH văn minh gấp trăm vạn lần tư bản mà sao qua BOT vẫn phải “nộp phí ,bỏ phí lại phải thu giá là sao ta”.Thu giá là thu gì vậy bà con ,Câu này có nhẽ phải hỏi,nhờ bác Bùi Hiển tra trong từ điển của xem nó là gì .còn tôi tra trong bảng từ điển DANH HÃO thi nó làTHU GIẢ cũng có nghĩa là NGU DỐT.Khoong tin các bác cứ mang ra tra mà xem.

  2. Với những cái loại bộ trưởng dư thế lày thì người ta định kiến tạo cái gì đây ?
    Đầu tàu ? Mũi nhọn ? Hòn ngọc chiếu sáng được ? …?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây