18-5-2018
Thông tin làm tôi bất ngờ nhất chính là việc “Các bộ đồng loạt cảnh báo Bộ Tài chính tăng thuế môi trường xăng dầu”. Khi xăng dầu tăng nghĩa là mọi thứ sẽ tăng! Các Bộ khác nhận ra điều này thì Bộ Tài chính chắc cũng có thể nhận ra…
Thêm 4.000 thuế môi trường được Bộ Tài chính lý giải là đưa giá xăng đang còn thấp lên ngang với một số nước. Nhưng hãy so GDP và các chỉ số phát triển xã hội, con người, môi trường,.v.v.. để thấy Việt Nam kém ra sao.
Nhưng chính Bộ Tài chính nói rằng việc tăng thuế bảo vệ môi trường là nhằm tăng thu cho ngân sách thêm 15.000 tỷ đồng/năm. Lý do là trong giai đoạn thu ngân sách gặp khó do phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế. Hiểu một cách đơn giản nhất, nếu có một sự mất cân bằng nào đó về thu và chi quốc gia theo kiểu thu ít, chi nhiều thì dân sẽ phải móc túi riêng ra gánh nền kinh tế.
Nghĩa là ý nghĩa thuế môi trường lại không thực sự chính danh hoàn toàn để bảo vệ môi trường!
15.000 tỉ là một con số lớn! Nhưng nó chỉ là số lẻ của 115.000 tỉ bội chi ngân sách cả nước trong 2017. Và 115.000 tỉ bội chi ngân sách đã là mức thấp nhất so với 10 năm trước đó. 15.000 tỉ cũng là một con số rất nhỏ trong 100.000 tỉ nợ và thất thoát của Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV). Mà TKV chỉ có nhiệm vụ đem tài nguyên đi bán. Đây chỉ là các ví dụ trong rất nhiều ví dụ về việc ngân sách bị thất thoát!
Và dân, thì không có quyền nào về việc xài ngân sách!
Cho tới lúc này, cái cách Bộ Tài chính luôn đề xuất tăng thuế, phí (trên các lĩnh vực) tương tự như cách tăng giá xăng: Tăng nhiều, giảm ít. Tăng nhanh, giảm chậm.
Một phó thường dân hay đọc báo đã thấy các chuyên gia kinh tế hàng đầu cảnh báo như vậy không lẽ ông Đinh Tiến Dũng không thấy? Giả sử ông ấy không thấy? Thì nói thẳng, nếu chỉ phải ngồi một chỗ và có mẫu văn bản tăng thuế/giảm thuế để thay số liệu và ký vào, trình lên; thì tôi nhận 1/2 lương Bộ trưởng để ngồi vào vị trí của ông Đinh Tiến Dũng hiện nay dư sức!
Status nhà báo Nguyễn Trường Uy (Tuổi Trẻ) đã trích dẫn câu nói của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Một quốc gia muốn trở nên giàu có bằng cách đánh thuế thì không khác gì một người đứng trong xô mà đòi tự nhấc mình lên”. Tôi cho ví von vậy vẫn còn nhẹ!
Nền tài chính quốc gia nếu nhìn vào nợ công và cách tăng thuế hiện nay thì có một cách dễ hình dung: Uống nước biển để giải khát! Chỉ cần lật ngược vấn đề là giảm thuế, hạn chế bội chi ngân sách và đặc biệt là giám sát đầu tư công tránh thất thoát là có thể xử lý tình trạng hiện nay.
Bởi nền kinh tế hay cả quốc gia không phải là hải âu hay mèo để có thể thải nước biển sau khi buộc phải uống!
Cac Bac coi day, chung no tham nhung den the!!
Cho CAND,QDND e co ra tra no den doi con chau.
Nhap me no vao China vi dai cho no het nhuoc tieu.