Giáo sư Phan Đình Diệu góp ý về Hiến Pháp

FB Hoàng Hải Vân

14-5-2018

GS TSKH Phan Đình Diệu. Ảnh tư liệu của báo TT

Tại một cuộc họp với các nhà trí thức nghe góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp vào khoảng năm 1999-2000 (sửa đổi năm 2001) do Ủy viên Thường vụ thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt chủ trì, giáo sư Phan Đình Diệu có một số góp ý liên quan đến Điều 4 và điều khoản về các quyền tự do dân chủ của công dân.

Lúc đó tôi làm việc ở tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, có viết một bài tường thuật về ý kiến của giáo sư gửi vào tòa soạn, nhưng nhắc đi nhắc lại là để xem cho biết chứ không được đăng. Bài viết đã lâu tôi không còn nhớ nguyên văn, chỉ nhớ một số nội dung chính như thế này:

Về điều 4 Hiến pháp, Giáo sư Phan Đình Diệu nói rằng, Hiến pháp năm 1946 cũng như Hiến pháp năm 1959 không có nội dung như điều 4, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vai trò lãnh đạo xã hội trong thực tế. Hiến pháp Liên Xô mãi đến năm 1977 mới có nội dung này và chính điều này khiến cho Đảng Cộng sản Liên Xô suy yếu. Giáo sư Diệu nhắc lại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối, bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên, bằng sự thuyết phục chứ không bằng luật lệ, rằng chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “khi nào nhân dân thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng trong thực tế thì Đảng mới giữ được vai trò lãnh đạo”.

Chính vì vậy mà khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tại thế, Hiến pháp Việt Nam không có nội dung như điều 4. Giáo sư đề nghị, bỏ điều 4 là sự khôi phục tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng, làm như vậy không những không làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam yếu đi mà ngược lại sẽ làm cho Đảng mạnh lên, có uy tín hơn.

Về các quyền tự do dân chủ, Giáo sư Phan Đình Diệu lưu ý, Hiến pháp năm 1946 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình… và các quyền tự do khác. Hiến pháp năm 1959 còn tiến bộ hơn khi ghi thêm câu “Nhà nước bảo đảm thực hiện các quyền tự do đó”. Hiến pháp hiện hành cũng ghi các quyền tự do này nhưng lại có bước thụt lùi khi ghi thêm “Các quyền tự do đó được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật”. Giáo sư Diệu cho rằng, Hiến pháp hiện hành mở ra cho công dân có các quyền tự do, nhưng lập tức tạo điều kiện cho luật pháp triệt tiêu các quyền tự do đó.

Tóm lại, với những lý do nói trên, giáo sư Diệu đề nghị khôi phục lại tinh thần của Hiến pháp Việt nam năm 1946, là bản Hiến pháp tiến bộ không kém gì các bản Hiến pháp tiến bộ khác trên thế giới. Đó cũng là sự trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong lập hiến.

Tôi vẫn còn nhớ, ông Phạm Thế Duyệt đã ghi nhận những ý kiến mà ông cho rằng đó là “những góp ý có trách nhiệm” của giáo sư Phan Đình Diệu.

Giáo sư Phan Đình Diệu vừa qua đời, tôi xin ghi lại mấy dòng để tưởng nhớ ông.

P/s : Đưa stt trên tôi chỉ lược lại vài ý kiến mang tính học thuật của giáo sư Phan Đình Diệu tại thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp. Stt này không chấp nhận những cmt góp ý hoặc chỉ trích Hiến pháp hiện hành, các bạn thương tôi đừng để tôi xóa mất công tổn thọ nhé.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Rất khâm phục tấm lòng của Gs Phan Đình Diệu đ/v Bác Hồ kính iêu của chúng nó, lộn, ta . Tớ cũng xí phần . Đồng thời cũng cảm phục tính thuyết phục của những lý lẽ phát xuất từ cái tâm sáng luôn hướng về Đảng, không bị bọn phản động làm vẩn đục của Giáo sư .

    Đúng thế, Hiến pháp năm 49 không đặt vấn đề Đảng Cộng Sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo, chỉ lãnh đạo bằng chỉ thị, mệnh lệnh … nên được dân tin . Thắng lợi Cải cách ruộng đất to vật vã thế! Rồi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiêu diệt cho bằng hết các đảng phái khác, chắc vì chúng không chịu hòa hợp hòa giải . Rồi Quỳnh Lưu, Quỳnh Phụ nổi dậy chống cải cách ruộng đất cũng bị dẹp tan . Nhân Văn-Giai Phẩm nữa chứ . Ôi, những chính sách rất được lòng dân! Thảo nào Giáo sư Phan Đình Diệu gợi lại những ngày xưa thương mến ấy như 1 “sự trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong lập hiến”. Tớ rất đồng tình . Truyền thống Nhân Văn-Giai Phẩm kéo dài cho tới tận hôm nay, ta có thể xem đây là 1 nét đẹp văn hóa của tư tưởng Hồ Chí Minh, cần kế thừa & phát huy . Những thứ khác, để “trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh”, ta bê nguyên con lại thời hôm nay được không ?

    Một di sản rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhớ tới Gs Phan Đình Diệu và “sự trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh”, tớ mang ra để mọi người tham khảo, đó là mối tình Trung-Việt . Bác Trung Nghĩa quan ngại về chất lượng của cán bộ lãnh đạo trong tương lai, mối tình Trung-Việt của tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sẵn lời đáp . Bắt chước Lưu Trọng Văn, tớ muốn không tiếc lời ca tụng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi cán bộ cấp cao qua Trung Quốc đào tạo . Tuy vậy chúng ta cần mạnh dạn hơn nữa, nói mách qué là phải có tinh thần tiến công cách mạng hơn nữa . Có nghĩa ta cần cố vấn Trung Quốc & chí nguyện quân Trung Quốc . Chuyện gì xảy ra cứ đổ riệt “vì cố vấn Trung Quốc quyết định làm” là xong hết . Nhá .

    “Stt này không chấp nhận những cmt góp ý hoặc chỉ trích Hiến pháp hiện hành, các bạn thương tôi đừng để tôi xóa mất công tổn thọ nhé”

    Nhà báo Hoàng Hải Vân can đảm quá nên teo mịa nó gòi . Hoặc có thể đã teo từ xưa, bây giờ chả còn mấy tí .

  2. Chẳng qua vì tham. THAM QÚA HÓA NGU.
    Điều 4 trong Hiến pháp là mục tiêu tối thượng của lũ súc vật, chỉ để cho nhân dân phỉ nhổ!

Comments are closed.