12-5-2018
Tuy thống nhất lãnh thổ nhưng hòa hợp hòa giải còn xa. Thật ra không khó giải thích trên quan điểm ý thức hệ. Dù muốn hay không, thực tế sau thống nhất, cho dù ý thức hệ XHCN được chính thức áp dụng trên toàn cõi Việt Nam nhưng rõ ràng luôn tồn tại nhiều “cách nghĩ khác”. Xét ở góc độ cá nhân hay cộng đồng, sự chiến thắng bằng sức mạnh bạo lực không bao giờ đồng nghĩa với thu phục nhân tâm và cải tạo trí tuệ, đặc biệt đối với đối tượng trí thức nói riêng, hay nói chung là tầng lớp ưu tú trong xã hội của “bên thua cuộc”.
Dòng chảy tinh thần, quan điểm và cả các ý thức hệ khác với ý thức hệ của nhà cầm quyền vẫn diễn ra trong mọi ngóc ngách đời sống xã hội, không phải chỉ ở những người ưu thời mẫn thế ở miền Nam mà ở cả miền Bắc, vốn đã vỡ òa nhận ra sự đối nghịch giữa thực tế và tuyên truyền. “Dòng chảy” đó từ âm thầm lan tỏa, đến “lộ thiên”, bất phục và càng được củng cố bởi thực tiễn:
– Sự thất bại toàn diện trong điều hành nhà nước về kinh tế bằng ý thức hệ “mới” khiến phải quay lại cách thức vốn đã từng vận hành khá tốt ở “bên thua cuộc”.
– Sự chấp nhận dù gượng gạo các giá trị cũ của “bên thua cuộc” chẳng những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong văn hóa, văn học và nghệ thuật.
– Các giá trị triết lý của nền giáo dục cũ ở miền Nam ngày càng tái hiện sống động vừa như một lời mời gọi hệ thống mới thay đổi, vừa như một sự thách thức cách thức điều hành giáo dục kiểu mới đầy bất trắc lay hoay và bế tắc, rằng anh sẽ tiếp tục như thế nếu không nghe chúng tôi.
….
Rồi, những người quan tâm đến tình hình đất nước ở cả hai miền hầu hết nhận ra rằng những lập luận và tuyên truyền trung thành với ý thức hệ của chế độ đi ngược lại với thực tế và đòi hỏi của đất nước, của nhân tâm vốn mong muốn đơn giản một sự thật thà mang tính phổ quát, nhằm từ đó có thể ngăn chặn sự giả dối và xuống dốc của đạo đức xã hội. Một thượng tầng kiến trúc không biện minh được cho hạ tầng cơ sở, hay “làm không đúng như nói” sẽ phủ lên toàn xã hội những hoài nghi và bất tín làm cơ sở cho những rối loạn các chuẩn mực xã hội. Càng tuyên truyền thì càng nhận được sự bất phục. Nhận thức được những nghịch đảo phi lý của thực tế xã hội nhưng phục tùng tuyên truyền ý thức hệ chỉ là tâm thế của những “nịnh thần” hiện đại mà thôi. Những người mang tâm thế đó rất có thể sẽ là những kẻ phản bội đầu tiên nếu có chuyển biến.
Những quan điểm, giá trị văn hóa của các ý thức chính trị không chính thống đang tồn tại có thể bị cho là phản động, lại thật ra đang làm công việc sửa sai, phản tỉnh khổng lồ để ngăn cản sự suy sụp của các nền tảng văn hóa, nhân văn truyền thống…
Chỉ khi chấp nhân đa nguyên, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm có cơ hội được đánh giá, soi rọi thì mới mong có thành thật xã hội, mới mong có tôn trọng nhau. Từ đó ắt sẽ có hòa hợp hòa giải. Mà thật thú vị, qua phân tích, cũng như qua năm tháng, hòa hợp hòa giải, lắng nghe nhau… không còn là vấn đề gay gắt giữa dân hai miền Nam Bắc nữa, mà là giữa người dân và chính chính quyền!
Đáng chú ý những nhận định càng ngày càng thuyết phục của tác giả này !
Tôi từng đọc vài bài trước đây của LVT.và lúc đó ông ta có nhiều lý lẽ biện hộ cho
nhà cầm quyền CsVN.,nếu không nói là xu nịnh lộ liễu ! Nhưng nay đã có chuyễn
biến tốt và hy vọng ông ta đứng về phe bệnh vực người “thấp cổ bé miệng”,chống
lại giới cường quyền bóc lột nhân dân còn tàn tệ hơn cả bọn tư bản mà chúng ra rả
lên án ! Vì sao tàn tệ hơn ? Vì bọn tư bản phần lớn chỉ nhắm bóc lột dân thuộc địa,
khác nòi giống,còn chúng chỉ biết bóc lột đồng bào mình đến tận xương tủy !