Hướng Dương, Minh Mẫn và Tuấn Bình
3-5-2018
Năm 2012, báo Lao Động đã đăng bài: Trên 20 năm công tác, vẫn chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Ngày 16/11/2017, báo Tiếng Dân cũng có bài: Quảng Bình: “Danh sách đợi tuổi nghỉ hưu”, người lao động bị “giam, hành” đến bao giờ? Ngày 21/11/2017, báo Ngày Mới đã lên tiếng vấn đề này qua bài viết: Tỉnh Quảng Bình: Người cao tuổi đợi hưu, quá 7 năm vẫn trên giấy.
Nội dung các bài viết trên phản ánh việc làm quan liêu, phiền hà, nhũng nhiễu của Sở Lao động, Thương binh – Xã hội tỉnh này, đã dây dưa trong việc giải quyết chính sách BHXH cho người lao động. Ý thức, trách nhiệm kém của Sở này và BHXH của tỉnh hiện nay, khiến người lao động và dư luận bất bình.
Trung ương chỉ đạo giải quyết, dưới đùn đẩy, bỏ qua
Ngày 18/9/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 9879/VPCP-V.I chuyển đơn (kèm hồ sơ) đến Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) để xem xét giải quyết theo quy định. Ngày 21/9/2017, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH có Công văn chỉ đạo số 4905/CĐ-TTr gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình để “giải quyết theo thẩm quyền, trả lời công dân và thông báo kết quả đến Văn phòng Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH”.
Vấn đề này, ông Nguyễn Minh Mẫn, sinh 1950, đã nhiều lần trực tiếp đến Sở hỏi lý do vì sao để trì trệ giải quyết chính sách, có phải do ông không có tiền để “chạy”? Ông Đoàn Xuân Toản, tân Chánh Thanh tra sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, có văn bản trả lời với lý do: Sở bị khiếu nại, tố cáo nhiều (báo chí liên tục phản ánh), nên chưa có thời gian xem xét (!?)
Ông Mẫn nói: “Nếu việc giải quyết của chúng tôi có gay cấn gì thì cho tôi được đối thoại theo luật định”. Ông Toản trầm ngâm trả lời, “được rồi”. Vậy mà, ngày 7/11/2017 Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình tùy tiện ra văn bản số 1529/SLĐTBXH-TTr, trả lời rất mâu thuẫn rằng: Công văn 68/VHTTDL-TCCB ngày 2/2/2016 gửi Sở LĐ-TB&XH, số 403/SVHTT-TTr ngày 31/5/2016 tiếp tục khẳng định: “Không có cơ sở pháp lý để làm căn cứ xác nhận thời gian” (!?)
Ông Mẫn phản đối: “Đến nay tôi chưa hề nhận được văn bản trả lời ngược như thế. Phải chăng đó là tài liệu ‘mật’ (chỉ biết ngầm trong nội bộ với nhau) nên không muốn công khai, minh bạch cho NLĐ”? Ông Mẫn có quyền đặt câu hỏi: Văn bản xác nhận, đề nghị giải quyết của Sở VHTT&DL số: 788/SHVTTDL-TTr ngày 31/10/2013; số 326/SVHTTDL-TCCB ngày 13/5/2014; số 617… có phải ông Nguyễn Mậu Nam, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Bình ký đề nghị không?
Đặc biệt, “Tổng hợp danh sách đợi hưu” do Hội đồng giải thể của UBND tỉnh Quảng Bình duyệt ngày 2/12/1997; Giám đốc và Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình số 264/LĐTBXH-CS kí ngày 20/8/2002: Ông Mẫn có thời gian công tác 25 năm, đóng BHXH 23 năm; văn bản số 622/UBND-VX ngày 7/6/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình: “Đề nghị Bộ giải quyết BHXH cho ông Nguyễn Minh Mẫn (kèm Công văn số 293/SVHTTDL)”. Thế nhưng, tất cả những thông tin đó vẫn không được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình giải quyết.
Vụ việc chây ỳ, kéo dài nhiều năm không được giải quyết. Ngày 15/11/2017, ông Mẫn đã phải tiếp tục gửi đơn lên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH, kiến nghị cần làm rõ để xử lý theo luật định.
Đoàn ĐBQH chỉ nghe ý kiến một chiều
Sau hơn một năm nhận đơn kiến nghị, ngày 6/4/2018, ông Mẫn mới nhận được văn bản số 38/ĐĐBQH ngày 29/3/2018, của đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình, do ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn ký. Văn bản cho biết: Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức buổi làm việc với Bảo hiểm Xã hội tỉnh (BHXH) và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình để xem xét theo hướng cho ông Mẫn nộp BHXH một lần những năm còn lại”. Rất tiếc là đoàn ĐBQH đã bí mật với BHXH và Sở LĐ-TB&XH, không mời nguyên đơn. Ông Mẫn cho rằng, đó là ý kiến của ông Phương, chứ ông Mẫn không có đơn kiến nghị nộp thêm BHXH, bởi ông đã đóng BHXH 23 năm, tức là quá 3 năm theo quy định được nghỉ hưu.
Ông Phương cho rằng: Ngày 2/8/2010, BHXH tỉnh có công văn số 1075/BHXH-CST gửi Ban cấp sổ, thẻ BHXH Việt Nam, đề nghị xác định thời gian công tác để cấp thẻ cho ông. Ngày 20/8/2012, BHXH Việt Nam có công văn số 3376/BHXH-CST và số 1529/BHXH-CST: Xuất trình sổ lao động, hoặc các giấy tờ liên quan như: Bản sao danh sách, hoặc sổ theo dõi nhân sự, danh sách chuyển đổi lương, bảng thanh toán tiền lương… để có căn cứ xác định thời gian công tác từ tháng 10/1972 đến tháng 12/1994 là công tác liên tục và có đóng BHXH”.
Việc này, ông Mẫn đã trình cho BHXH tỉnh. Tại thời điểm đó, Công ty Nhiếp ảnh – Mĩ thuật tỉnh (những năm 1990 trở đi) do làm ăn thua lỗ, không có tiền trả lương NLĐ nên bị tố cáo. UBND tỉnh Quảng Bình đành phải ra Quyết định số 961/QĐ-UB ngày 7/8/1997 giải thể doanh nghiệp này. Vậy, tất cả các tài liệu nói trên đơn vị đều giữ rồi trình Hội đồng UBND tỉnh để xem xét duyệt danh sách đợi hưu, chứ có gặp mặt NLĐ để giao hồ sơ đâu?
Dù vậy, ông Mẫn phải mất nhiều thời gian đi tìm kiếm và nộp bổ sung thêm hàng chục tài liệu liên quan, thời gian công tác liên tục từ 15/10/1972 mà báo chí đã phản ánh chi tiết. Thế nhưng ông Phương chỉ nghe một chiều và cho rằng, ông Mẫn đã “không cung cấp được giấy tờ văn bản nào theo yêu cầu”?
Ngày 11/4/2018 ông Mẫn đã có đơn phản bác, đồng thời trực tiếp đến Văn phòng Đoàn để hỏi: Vì sao họp giải quyết nợ tồn đọng BHXH mà không dám mời nguyên đơn để được đối thoại theo quy định tại Điều 53 Luật khiếu nại 2011? Cán bộ tham mưu của Đoàn trả lời rằng: Họ ngại NLĐ. Thứ hai, Hội đồng giải thể thuộc UBND tỉnh Quảng Bình duyệt (ngày 2/12/1997): Danh sách đề nghị cho hưởng chế độ chờ hưu đối với công nhân Công ty Nhiếp ảnh – Mĩ thuật, ông Mẫn có thời gian công tác 25 năm. Tiếp văn bản của Giám đốc và Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình số 264/LĐTBXH-CS kí ngày 20/8/2002: ông Mẫn có thời gian công tác 25 năm, đóng BHXH là 23 năm là có căn cứ pháp lý.
Về việc, Quyết định số 1348/QĐ-SLĐTBXH ngày 15/4/2014 của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình công nhận ông Mẫn khiếu nại đúng; văn bản 494 của Sở LĐ-TB&XH là sai. Vậy, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình đã “Hủy bỏ nội dung trích dẫn công văn số 323/SLĐTBXH-BHXH ngày 29/1/2013 Bộ LĐTBXH trong công văn số 494/SLĐTBXH-CSLĐ ngày 6/5/2013. Hủy bỏ cụm từ không có tên trong danh sách Công ty ở dòng 17”. Như vậy, Sở này đã nhận sai tại văn bản 494 thì đã có văn bản báo cáo, đề nghị lên Bộ chưa?
Ngược lại Sở LĐ-TB&XH “đẻ ngược” ra “đề nghị Sở VHTTDL xác nhận lại quá trình công tác và phải “cam kết”? Như vậy, Sở này quá cửa quyền, đùn đẩy, làm trái, gây nhũng nhiễu, phiền hà NLĐ. Dù vậy, nhưng Sở VHTTDL đã có các văn bản xác nhận, đề nghị giải quyết BHXH số 788/SHVTTDL-TTr; số 326/SVHTTDL-TCCB và hàng chục tài liệu khác.
Ông Nguyễn Mậu Nam, Phó Giám đốc Sở VHTT-DL cho rằng: Sở đã xác nhận. Vậy, Sở LĐ-TB&XH “buộc” phải cam kết thì tôi từ chối bởi lý do ô Nam vào công tác sau ông Mẫn và không công tác với đơn vị ông Mẫn. Các “Sếp” cũ công tác tại sở thì nghỉ hưu từ lâu. Trưởng phòng Tổ chức cán bộ sở hiện nay thì mới làm 3 năm trở lại đây. Vậy, họ không thể tham mưu văn bản “cam kết”, ông Nam trả lời. Thế mà, Sở LĐ-TB&XH nại ra: Ngày 2/2/2016, Sở VHTTDL có văn bản số 68/SVHTTDL-TCCB trả lời: “Không có cơ sở để cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật” cũng dễ hiểu.
Câu hỏi đặt ra, vì sao Sở này không dám gửi văn bản đó cho NLĐ? (không trả lời). Theo ông Phương: “Tôi đã thuyết minh đề nghị của ông Mẫn nhưng không được chấp nhận. Đoàn ĐBQH tỉnh trả lời để ông biết và chấm dứt việc giải quyết đơn. Nếu không đồng tình đề nghị ông khởi kiện ra Tòa” (!?)
Tại Đoàn ĐBQH tỉnh này, ông Mẫn trực tiếp hỏi cán bộ tham mưu văn bản. Sau đây là hỏi và trả lời: Vì sao Đoàn không mời người khiếu nại để được đối thoại làm rõ theo luật định?
Trả lời: “họ ngại”.
Hỏi: Việc nợ tồn đọng BHXH của NLĐ dây dưa kéo dài, có dấu hiệu chây ì, làm trái, gây phương hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng NLĐ thì đòi nợ là đương nhiên, ai có quyền cấm? (Không ai trả lời).
Hỏi: “Danh sách đợi tuổi hưu” (thay quyết định), do Hội đồng thuộc UBND tỉnh Quảng Bình duyệt (2/12/1997) có hiệu lực và 2 Văn bản số 264/SLĐTBXH-CS của Giám đốc và Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH ký ngày 20/8/2002 có cơ sở căn cứ pháp lý (không hủy bỏ). Vậy, sao “đề nghị NLĐ khởi kiện ra Tòa”? Khởi kiện ai, quyết định nào? Có phải lúc nào Sở LĐ-TB&XH hoặc BHXH tỉnh từ chối giải quyết thì cứ đẩy ra Tòa để “phủi tay” là hết trách nhiệm? (không trả lời).
Hỏi: Người tham mưu có đọc luật không? (Không trả lời).
Sau phút trầm ngâm, cô cán bộ tham mưu nói: “Anh Phương ký thì anh ấy chịu trách nhiệm, NLĐ cứ lên gặp anh Phương”.
Tiếp tục chất vấn “điệp khúc” lại các câu hỏi trên (báo chí đã phản ánh, kèm các tài liệu minh chứng), ông Phương “né”, chỉ nói: “Họ trả lời không có cơ sở pháp lý, không được chấp nhận nên tôi chịu (!?) Việc hủy văn bản của Hội đồng và kỷ luật, nếu anh có quyền thì cứ làm”, ông Phương nói.
Ông Mẫn trả lời: Đại biểu Quốc hội ăn lương của dân, được dân bầu lên để bảo vệ quyền lợi chính sách NLĐ bị xâm hại. Vậy, các anh không bảo vệ được gì, dân phải mất công đi đòi, NLĐ phí tiền đóng thuế nuôi các anh. Việc giám sát của Đoàn chỉ hình thức, chiếu lệ (nếu không muốn nói là nhụt chí, thiếu kiên quyết và phương pháp giám sát) thì không có hiệu quả là dễ hiểu. Câu hỏi đặt ra chưa được giải đáp: “Vì sao không cho người khiếu nại trực tiếp đối thoại để làm rõ theo quy định tại Điều 53 Luật khiếu nại 2011”? (Không trả lời).
Như vậy, người dân còn biết trông cậy vào ai? Ai bảo vệ quyền lợi NLĐ khi có nguy cơ bị “cướp trắng”? Trao đổi vấn đề này, một số “Sếp” Phòng, Ban Dân chủ – Pháp luật, cơ quan cấp tỉnh và cán bộ cơ quan Phòng chống tham nhũng đã phải thốt lên lời nói chân tình: “Luật pháp quy định một đằng, nhưng ở tỉnh này ‘Sếp’ đứng đầu buông lỏng quản lý để cấp dưới lộng hành làm một nẻo, áp đặt là chủ yếu, chứ dân đâu được đối thoại với quan. Tình trạng tiêu cực bôi trơn, bao che, mất dân chủ, cố làm trái, cửa quyền, trục lợi, trù dập thì công dân mới vượt cấp lên Trung ương”, các Sếp tâm sự.
Vâng, đó là điều nhức nhối, gây phẫn nộ dư luận, làm thui chột đến niềm tin của nhân dân Quảng Bình là đáng buồn và lo ngại…
Thay lời kết
Ông Mẫn và NLĐ Quảng Bình đề nghị Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng LĐ-TB&XH và BHXH Việt Nam quan tâm, chỉ đạo làm rõ vấn đề này để kịp thởi giải quyết dứt điểm chế độ chính sách BHXH, hưu trí cho NLĐ, theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi chính đáng theo “Danh sách công nhân đợi hưu” nay đã là người cao tuổi. Đừng để bị mang tiếng là chính quyền tìm cách câu giờ, không chịu giải quyết, nhằm mục đích cướp tiền bảo hiểm của dân.
_____
Ảnh: Công văn của Văn phòng Chính phủ số 9879/VPCP-V.I và Công văn Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH số 4905/CĐ-TTr chỉ đạo giải quyết; Đoàn ĐBQH nghe Sở LĐ-TB&XH & BHXH tỉnh Quảng Bình thời nay phớt lờ, khiến NLĐ và dư luận phẫn nộ:
Đây chính là nhà cầm quyền thổ phỉ ,còn hơn cả ăn cướp ! phàm làm người ,ai củng muốn sau một thời gian thời trẻ cố găng làm việc để sau nầy nghĩ hưu khi sức tàn hơi kiệt sức với đồng lương hưu ít ỏi mà sau 40 năm tích cóp đổ mồ hôi máu và nước mắt mới có được ,nhưng đến khi nghĩ hưu thì không còn gì cả ? tôi có vài người bạn cùng làm trong 1 công ty ,nhưng vì tôi đả ra kinh doanh tự do bên ngoài hơn 10 năm nay ,còn lại các bạn tôi cố gắng trụ lại công tác cho đến ngày nghĩ hưu ,nhưng oái oăm thay 7 năm nay họ vẫn không được nghĩ dù đả 65-70 cả rồi ? vì lý do rất đơn giản là suốt thời gian dài ,ông giám đốc 1 cty quốc doanh ,không đóng tiền BHXH cho nhà nước ,ông chỉ tập trung gái gú ,vợ lớn vợ nhỏ ,,chỉ lo tăng 2 tăng 3 ở những nơi chân dài ,và dĩ nhiên trong báo cáo lúc nào con số cũng được vo tròn với cái tài xoay sở khéo léo của chị kế toán trưởng đưa nhỏ vào các tài khoản ,cho đến 1 ngày khi nhận công trình ở Vỉnh long ,và đồng nai ông ứng trước 30% và bán lại cho bên a, b, mà không thi công ,và giao cho các cty bên ngoài tự lo vốn và còn phải vài phần trăm cho ông chi tiêu ,CHO ĐẾN KHI ÔNG CHẾT ,THÌ SỰ THẬT MỚI KHỐN NẠN LÀM SAO 2,3 trăm người suốt một thời gian dài không có tiền đóng BHXH vì làm gì có tiền mà đóng ,đến khi các ông bạn tôi về hưu thì hưu không được ,và ban giám đốc mới phải bố trí một mặt bằng trong cty cho các ông bà nghĩ hưu mà chưa được phải trông xe hay buôn bán bất cứ thứ gì có được trong cái mặt bắng của cty nầy ( mà đây là cty trực thuộc tp hcm đấy ông bà ạ )người ta bàn sẻ giao cty nầy cho cty mua bán nợ nhưng không ai dám nhận mua vì không lối thoát số nợ lên đến hơn 1000 tỉ ,mà cty ngoài ba cái xe hơi củ xe công trình củ thì chẳng đáng vài trăm triệu ,nhưng biết kêu ai bây giờ ,bệnh hoạn ,ốm đau già yếu vẫn phải làm việc không nghỉ hưu được vì tp chưa có hướng nào giải quyết cho hậu quả của nhửng thằng nấu ăn, làm bếp cho ông A,ông B ở trung ương cục R khi xưa ,rồi nhảy lên làm giám đốc với văn hóa chỉ bằng cái lá mít ,mà ăn chơi thì khét tiếng .loại nầy xả hội VN bây giờ nhun nhúc như vòi bọ nhìn đâu cũng thấy ,rồi đây không chỉ Quảng Bình tphcm mà hàng chục tỉnh thánh khác sẻ không còn tiền trả cho người về hưu ,vì chúng ăn chơi sa đọa ,tham nhũng ,chi vô tội vạ như ông hủng thanh niên xung phong ,kể cả chi khống ,đây là thực trạng đau lòng cho người dân sống trong cái xả hội chó ngáp ngu xuẩn ,đần độn và tàn bạo