Nguyễn Tiến Dân
24-4-2018
1- Ai mà chẳng biết, lãnh đạo của “Đảng ta”, toàn một lũ tốt bụng. Tốt đến mức, chúng vắt óc thiết kế ra một cái thiên đường và đặt cho nó một cái tên thật mỹ miều: “Xã hội Chủ nghĩa”. Sau đó, dùng vũ lực, để lùa tất cả chúng ta vào. Trong khi, cả lò – cả ổ nhà chúng dạt ra và chỉ dám đứng ở bên ngoài. Tận cùng của sự khốn nạn, chúng còn bảo nhau cài số lùi, để chạy ngược vào mà sống trong cái mô hình “địa ngục của trần gian” – vốn dĩ, là lãnh địa, chỉ dành riêng cho bọn Tư bản thối nát. Không nghe và không đi theo Đảng, cũng chẳng được. Chúng cho ăn, mới được ăn. Chúng cho nói, mới được mở miệng. Tệ nhất, chúng chưa cho làm, đố ai dám “bung ra” một cách xô bồ và lộn xộn như bây giờ.
Thuở ấy, giữa các tòa nhà cao tầng, là những khoảng đất bằng phẳng và thoáng đãng. Đó là nơi yêu thích của bọn trẻ con. Nơi đó, chúng được tự do hò hét và thả cửa sút bóng vào các bức tường đầu hồi. Tội nghiệp cho cư dân ở đó. Lúc nào cũng giật mình thon thót và bị đinh tai – nhức óc suốt cả ngày. Thậm chí, nó trở thành nỗi kinh hoàng, mỗi khi gia đình có người ốm và trẻ sơ sinh. Đuổi kiểu gì, cũng không được. Tiếng kêu bi thảm của dân chúng, vọng đến tận thiên đình. Ngọc Hoàng phải mở Hội nghị Diên hồng và cho mời bao nhiêu tướng tá, cùng các nhà, gọi là khoa học đến. Bọn họ, nào có phải, toàn hạng cứt gà. Chiến công, anh nào cũng đầy mình – Huân chương, chị nào cũng đeo xệ rốn. Đánh Pháp, chống Mỹ và đuổi Tàu, đều không có ngán. Riêng vấn nạn này, tất cả, vẫn phải: “botay.com”. Cùng bất đắc dĩ, Ngọc Hoàng phải đánh bài lờ. Thần dân của Ngài, ai khổ, ráng mà chịu.
Trăm dâu, cuối cùng đổ đầu Thổ địa: Một con bọ hung đã phải nứt ra từ trong lòng đất và được trao trọng trách giải quyết vấn nạn đó.
2- Thuở ấy, ở phủ Đông anh – ngoại thành kinh kì, có một thày khóa. Gia thế, bần hàn. Óc, bằng quả nho. Nhưng chí hướng, to hơn Quả đất. Học hành dốt nát, nên thi cử lận đận. Thày ghét – bạn khinh – vợ con coi thường. Đường công danh, tưởng chừng vĩnh viễn đóng sập ngay trước mũi. Chán đời, chàng chu du thiên hạ và học nghề cái bang, độ nhật. Lang thang trên giang hồ, chàng tiếp xúc với đủ các hạng người. Nhưng, “ngưu tầm ngưu – mã tầm mã”: Chàng chỉ chơi được với những hạng đê tiện nhất và học được ở chúng, những điều bỉ ổi nhất. Đầu óc, hơi ngắn. Bù lại, chàng có tư chất nổi trội của kẻ nô tài. Chuyên nghề bưng bô – đổ cứt và luồn trôn – chui háng quan thầy. Cúc cung khuyển mã, cuối cùng, lay động được tâm can của bang chủ và được chân truyền:
– Đại phàm, sống trong vòng trời đất, muốn trèo được lên đầu – lên cổ người khác, phải biết cách tạo thế. Nghĩa là, phải khống chế được người ta. Muốn khống chế người ta, phải lấy sở trường của mình ra, để đấu với sở đoản của họ. Tuyệt đối, không làm cái điều ngược lại. Con ong kia tuy nhỏ, nhưng ai cũng nể. Vì họ sợ nọc độc của nó. Con rắn kia tuy mềm, nhưng ai cũng khiếp. Tất cả, bởi sợ cú đớp chết người của nó. Côn trùng – muông thú, còn biết cách làm như thế. Chẳng nhẽ, con không bằng chúng? Sở trường của con, là sự ngu dốt. Nếu đọ trí khôn với thiên hạ, con thua là cái chắc. Hãy vắt óc ra, mà tìm sở đoản của họ. Sau đó, đem sự ngu dốt của con ra, mà đánh vào đó. Khi đối phương ung thủ và không chịu đựng được, là con thắng. Lần nào cũng thắng, việc lớn, ắt thành.
Chàng bừng tỉnh và từ đó, hốt nhiên ngộ đạo. Bí quyết để lưu danh với đời, bằng cách, đánh vào cái sở đoản: “lòng tự trọng dở hơi” của thiên hạ, đã dần được hình thành. Bắt đầu, từ việc chiêu binh – mãi mã. Bao nhiêu nam thanh – nữ tú thất học và thất nghiệp đến đầu quân, chàng thu hết. Bao nhiêu loại sơn mang màu máu, chàng mua sạch. Đi đến đâu, chàng và đám lâu la cũng tìm cách lùa dân chúng đến, để phun châu – nhả ngọc. Khi chàng và bầu đoàn thê tử dời đi, tường nhà nào cũng đỏ loét thơ chàng. Còn không gian, nồng nặc mùi phân bắc. Nhẹ thì: “Ai ơi chớ có ồn ào/ Nói khe khẽ chứ, cho người ta ngủ trưa”. Chỉ có thế, mà bọn trẻ con khiếp vía. Chẳng đứa nào dám lại gần, để đọc. Trật tự, tự nhiên vãn hồi. Vấn nạn do bọn trẻ con gây ra, từ đó, được triệt tận gốc.
Tiến thêm bước nữa, muốn cướp đất khu nào, chàng chỉ việc để lại dòng chữ: “Đảng đã cho tôi sáng mắt – sáng lòng”. Chốn ấy, đến cái cột đèn cũng còn xiêu vẹo muốn bỏ chạy. Lấy đâu ra, hình bóng của con người. Sự chống đối, không còn. Cướp bao nhiêu, tùy thích. Thừa thắng, xông lên. Khi Tập sư phụ ngỏ lời: thích mảnh đất vàng, ở chỗ thờ Thành Hoàng làng. Chàng đích thân đến tận nơi. Tay viết thư pháp lên hàng rào – miệng rên ư ử: “Đảng là cuộc sống của tôi, mãi mãi đi theo người”. Hậu quả, đất ấy như có ma. Cỏ cây, chết rụi – chó mèo, tránh xa. Sư phụ, chỉ việc mang vật liệu đến và xây chùa của mình. Trước, để ở – sau, giải hạn cho chúng sinh. Bằng cách, “hóa kiếp này, cho chúng mày sang kiếp khác”. Phúc đức, vô cùng.
Với cái chiêu “giở cong – giở cùn” và chuyên giở trò mèo, đi đến đâu, chàng cũng dùng bom thối, để rải thảm. Người trong thiên hạ, dạt hết. “Một mình – một chợ”, chàng ung dung giành được cái ngôi Chánh Tổng của xứ Cù lần. Oai như cóc và chàng chỉ nhìn đời, bằng nửa con mắt.
3- Tuy vậy, “cái áo không làm nên ông thày tu”. Tiền bạc và ngay cả địa vị, cũng chẳng thể làm thay đổi những thứ đã trở thành thâm căn – cố đế của chàng. Trong đó, có chỉ số IQ, có thói hoang tưởng và có cả cái khoản “ăn chằng – đéo bửa”.
Trong một lần đi “khám điền thổ”, chàng ngã vào một quán thanh lâu. Chủ quán phải cắn răng, mang “rượu nồng – dê béo – gái còn đang tơ” đến, để dâng cho chàng. Chơi chán, còn phải chuẩn bị phong bì khẳm, để đấm mõm. “Được ăn” và “được gói mang về”, đối với chàng, là chưa đủ. Xưa nay, đã ai bịt được mõm của chàng. Bởi thế, gia chủ phải mang sơn đỏ đến. Học đòi cổ nhân, tay này chàng ôm gái, tay kia đề thơ của mình lên tường của nhà người ta
Mỗi lần tuần thú “Phương Đông”
Ông đều tìm đến, để giải sầu ở lầu xanh
Cố lên, các chị các anh
Chúng mình chơi gái, cho sử xanh nó lưu truyền.
Và, đắc ý, ký tên Cả Lú, cùng ngày tháng ị ra bài thơ đó. Dĩ nhiên, không thể thiếu lời đe dọa: “Thơ tao chiết, nhà mày diệt”. Chưa hết nhố nhăng, trong trang phục của Adam và Eva, chúng còn ôm eo và tình tứ dìu nhau ra ngoài cửa. Tại đó, Lú kiêu căng chấm của quý của mình vào sơn và nguệch ngoạc viết tiếp lên kính: “Lầu thơ của trạng Lú”
Thị Nở, chủ của cái thanh lâu ấy, bị dồn vào tử địa: Nếu để nguyên bài thơ trên tường, khách khứa chạy sạch. Sập tiệm, vô nghi. Còn gỡ nó xuống, là “khi Quân – phạm Thượng”. Tội ấy, đáng bị tùng xẻo. “Trở đi, mắc núi – quay lại, vướng sông”, nó khóc như cha chết. Cuối cùng, đành mang lễ vật và lần mò tìm đến cái am nhỏ – nơi mà ông giáo Thứ đang ở ẩn. Tại đó, nó vừa sụt sịt khóc, vừa kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ông giáo kiên nhẫn lắng nghe nó trình bày, đoạn thong thả:
– Ta đây, đã nguội lạnh với cái sự đời. Dẫu có thương, cũng chẳng có cách gì, để giúp mày được. Ngoài kia, thiếu gì phù thủy cao tay. Sao mày không tìm đến họ mà xin bùa về, để hóa giải?
– Lạy thày, Tổng Lú là ma của các loại ma – là quỷ của các loài quỷ. Hàng ngày – hàng giờ, nó và đồng bọn, đang tác yêu – tác quái, để hãm hại dân lành. Tất cả các phù thủy của xứ này, đều bị nó dùng công danh – lợi lộc và cả những thủ đoạn đê tiện nhất, để khống chế sạch cả rồi. Bùa của họ, từ lâu, đã trở thành mảnh giấy lộn. Có câu, “thật thà, là cha quỷ quái”. Bởi thế, con mới tìm đến thày, với niềm tin rằng: Những người như thày, bản tính hiền lành – ăn ở lương thiện. Cả đời, thày chẳng muốn hại ai. Trái tim của thày, vì thế, không vướng bụi trần. Từ đó, luôn và chỉ phát ra một thứ nguồn sáng tinh khiết. Tác dụng của nó, giống như kính chiếu yêu. Thày mà vận công, chân tướng của lũ ma quỷ, sẽ bị phơi bày. Chân tướng phơi bày, lũ quỷ kia sẽ chết. Xin thày, hãy góp phần trừ hại cho chúng sinh. Trong đó, có chúng con. Chúng con, không bao giờ quên ơn thày.
– Lời hứa của mày, về giá trị, liệu có bằng lời hứa của cái thằng lý trưởng Hứa Đức Chung ở cái làng bên, hay không?
Mới chỉ nghe có thế, Thị Nở đã khóc nức lên. Bao nhiêu uất ức dồn nén trong lòng, tuôn ra ào ạt:
– Thân phận chúng con, thấp hèn – thân thể chúng con, nhơ nhớp. Đó, là sự thực. Thày muốn chửi kiểu gì, chúng con cũng chịu. Chỉ xin thày một điều, đừng hạ nhục, để xếp chúng con cùng rọ với cái lũ con cái nhà Sản. Bởi lẽ:
Dẫu có tồi tệ đến đâu, chúng con cũng chỉ bán cái “vốn tự có” của mình. Lũ kia, “buôn dân – bán nước”. Cùng là bán, nhưng hai thứ đó, so với nhau, như âm với dương – như nước với lửa. Đó, là lẽ thứ nhất.
Để kiếm được đồng tiền, chúng con phải đổ mồ hôi – sôi nước mắt. Thậm chí, phải đổ cả máu và đánh mất đi nhân phẩm của chính mình. Lũ kia, không làm gì cả. Chúng bảo kê và trấn lột những đồng tiền đó của chúng con. Không chỉ có vậy, chúng còn bóc lột đồng bào ta đến tận xương – tận tủy và tham lam vơ vét sạch sẽ mọi nguồn lợi của đất nước. Từ trước tới giờ, ai cũng nói: tồi tệ, chẳng ai bằng lũ thảo khấu. Dẫu có thế, khi cướp của, hãn hữu lắm, bọn thổ phỉ mới giết người. Lũ con nhà Sản, thì ngược lại. Trước khi cướp của, chúng đều giết người. Không những thế, còn giết người theo kiểu diệt chủng. Bọn con với chúng, không thể đồng hạng với nhau. Đó, là lẽ thứ 2.
Khi rúc đầu vào háng chúng con, chúng hành động như lũ ma quỷ. Nhưng chỉ cần đứng được trước thanh thiên – bạch nhật, đứa nào trong số chúng, cũng nói như những thiên thần. Tư cách bẩn thỉu ấy, không thể xếp ngang hàng với chúng con được. Đó, là lẽ thứ 3.
“Nước vỏ lựu, máu mào gà/ Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên”. Trong lúc hành nghề, công nhận, cũng có lúc, chúng con dùng chiêu ấy. Nhưng, đó chỉ là chuyện hy hữu. Trái lại, lừa lọc và lật lọng, luôn là bản chất của lũ con nhà Sản. Cứ gì, lý trưởng Hứa Đức Chung. Từ chánh tổng Lú, cho đến lũ lâu la, đều cùng một giuộc. Chúng thường xuyên dùng chiêu ấy, với đồng bào. Chúng thường xuyên dùng chiêu ấy, với đồng bọn và chúng thường xuyên dùng chiêu ấy, để đánh lừa chính cái bản thân mình. Không những thế, chúng còn dùng ở mọi nơi và dùng ở mọi lúc. Chúng con hết sức tủi thân, nếu bị thày xếp ngang hàng với cái lũ lưu manh – côn đồ đó. Đó, là lẽ thứ 4…
– Thôi, đủ rồi. Không ngờ, bọn mày ghê gớm đến thế. Mày đã nói vậy, ta sẽ gắng giúp bọn bay một lần. Nhưng, phải nói trước: Mày, có 2 thế mạnh. Đó là, tiền và gái. Cả 2 thứ đó, ta đều không khát. Đừng mang chúng ra, đặt trước mặt ta. Bây giờ, nghe ta nói đây: Thay vì than khóc trước những nhân tố bất lợi, hãy tìm cách biến nó thành lợi thế. Thay vì buông xuôi trước những nguy cơ, hãy khéo léo biến nó thành thời cơ.
– Vậy, con phải làm gì?
– Trước mắt, cần tôn tạo và biến cái “lầu thơ” ấy, thành một bảo tàng mini. Đầu tiên, mua 1 tấm kính lớn, ép đè lên toàn bộ bài thơ của thằng Lú. Bốn góc, trang trí bằng 4 cái quần xịp màu máu, ở giữa có gắn nhụy vàng. Viền xung quanh, là những bao cao su đã được thổi phồng và nối liên hoàn với nhau. Dọi vào bài thơ ấy, nhiều ngọn đèn công suất lớn. Bề ngoài, cứ thơn thớt nói với mọi người: rất trân trọng và muốn bảo quản lâu dài bút tích của bài thơ quý ấy. Để, nó không có cớ gì, mà bắt bẻ. Chứ thực ra, tấm kính ấy, sẽ phản chiếu ánh sáng. Cố tình nhìn vào đó, chỉ tổ nhức mắt. Khi không ai đọc được, thơ của Lú, dẫu có còn sống trên tường, thì cũng coi như đã chết. Chăn, ga, gối, đệm trong phòng, kể cả bao cao su, “xích líp” và phụ tùng của chị em, không cần dọn. Cứ để nguyên xi – nhàu nhĩ và hôi hám như thế. Trên giường, đặt tượng sáp khỏa thân của đôi kia. Cửa phòng, lúc nào cũng mở toang, để đón du khách vào tham quan và nhớ, đừng có tham lam mà đặt một cái trạm BOT ở đó. Trên tấm biển đồng gắn ở cửa, phải khắc dòng chữ: “Vào ngày cùng – tháng tận của năm con Khỉ, lầu thơ này, đã từng vinh dự đón Cả Lú đến an nghỉ, à quên, ăn nghỉ cùng cô thị Mẹt. Sau khi hành sự, thị Mẹt, mắt lim dim, đưa tay sờ nắn những chỗ cần sờ. Sờ đến đâu, miệng lầu bầu đến đó: Trên đời, em chẳng yêu ai/ Yêu anh Cả Lú có hai quả mìn/ Quả mìn với cái đèn pin…”. Bây giờ, mày về đi và cứ y kế mà thi hành.
Thị Nở, tần ngần. Nó đưa tay gãi đầu và năn nỉ:
– Thày ơi, cái bài thơ của con thị Mẹt: hay thì có hay, nhưng vẫn còn thiếu. Đã giúp con, thày hãy giúp cho chót. Xin thày, thả hết ra đi. Nửa đời – nửa đoạn thế này, ai mà chịu nổi.
– Ý của mày, là tao phải tả nốt bộ rễ của cái đèn pin ấy, phải không?
– Vâng, con nghĩ, phải là như thế.
– “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho người dại, nửa mừng – nửa lo”. Viết nửa chừng như thế, du khách mới tò mò. Tò mò, họ mới xúm lại, để đặt ra câu hỏi. Lúc đó, cái mồm của mày, mới có việc tiếp theo, để mà làm. Lên bổng – xuống trầm, mày đọc bài thơ vịnh ông quan võ của Hồ Xuân Hương:
Bác mẹ sinh ra, vốn chẳng hèn
Tối tuy không mắt, sáng hơn đèn
Đầu đội nón da, loe chóp đỏ
Lưng đeo bị đạn, rủ thao đen
Thêm dấm – bớt ớt, mày diễn giải cái sự hèn hạ của Lú và đồng bọn: Được trang bị tất cả những vũ khí khủng và quyền lực siêu, nhưng chúng cũng chỉ dám dùng những thứ đó, để đè nén – áp bức đám đàn bà tay không tấc sắt, nói riêng và đám dân lành, nói chung. Chứ ra ngoài đường, cổ bọn này, rụt đến tận vai. Khách có hỏi, nên giải thích rõ: Tại sao là mìn, tại sao là đèn pin. Còn cái khoản kia, chỉ cần che miệng cười và xin khán – thính giả, tham quan thực tế.
– Con đã minh bạch cả rồi. Đội ơn thày và xin phép thày cho con về. Để thực thi những điều thày dạy.
Như có phép lạ, từ khi bài thơ của thị Mẹt được trương lên, khách khứa chen nhau quay trở lại quán thanh lâu. Lâu lắm rồi, họ mới có cơ hội để được “tụ tập đông người”, mà không cần xin phép. Họ đến, một phần để nghỉ ngơi và ăn uống. Phần khác, để chiêm ngưỡng cái chuồng lợn và cách sinh hoạt bệnh hoạn – phóng túng của cặp đôi Cả Lú – thị Mẹt. Trong lúc trà dư – tửu hậu, họ hả hê kể cho nhau nghe và bình phẩm về những giai thoại đáng xấu hổ của Cả Lú. Việc kinh doanh, vì thế, trở nên phát đạt. Thanh lâu của thị Nở, thường xuyên cháy phòng và cháy bàn.
Cũng từ đó, Cả Lú hết thiêng. Ra ngoài đường, y luôn cắm mặt để nhìn thẳng xuống đất và chỉ dám len lén, để đi ở một bên lề đường. Không có chuyện tay khuỳnh – chân dạng và ngông nghênh coi thiên hạ: “mục hạ, vô nhân”.
Quá trình “xuống dốc không phanh” của y, đã bắt đầu. Và, không thể đảo ngược.
Nguyễn Tiến Dân
Tel: 0168 – 50 – 56 – 430.
Địa chỉ: Vì tin vào cái lũ CS đê hèn, nên bị chúng lừa đảo và cướp sạch của cải. Bởi thế, mất nhà và trở thành dân du mục. Nay đây – mai đó, chưa có nơi ở cố định.