Hồ Bạch Thảo
16-4-2018
A. Thời kỳ mới đô hộ
Dưới thời Minh đô hộ, sử sách tại An Nam bị tịch thu đem về Tàu hoặc thiêu hủy. Lần mò tìm hiểu về địa lý từ thời Hồ trở về trước, chỉ dựa vào giấy tàn sách vụn cất giấu từ các nhà, hoặc một ít bi ký còn để lại. Tuy trong cảnh đen tối vẫn còn lóe ra chút ánh sáng; số là triều Minh tưởng có thể cai trị hàng ngàn, hàng vạn năm; nên chia nước ta thành quận huyện để cai trị. Thực hiện việc này, trước hết chúng cẩn thận bỏ một số địa danh cũ của nước ta có ý nghĩa độc lập tự chủ, thay vào đó bằng tên mới với ý phục tòng, miệt thị, đàn áp vv…, như phủ Long Hưng thành phủ Trấn Man, châu Quốc Oai thành Oai Man; số này gồm 38 địa danh. Sau đó thiết lập tại nước ta 15 phủ, 5 châu; khoảng từ đèo Hải Vân đến Lạng Sơn; hồ sơ được lưu giữ và đem vào chính sử Minh Thực Lục.
Nay nếu chúng ta đem danh sách 15 phủ 5 châu ra, thay đổi hết 38 địa danh bị đổi cho trở về tên cũ thời Hồ, sẽ có được gần đủ số phủ, châu, huyện thời Hồ Quí Ly. Gọi là gần đủ số, vì thời Hồ còn có 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, tức Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay; lúc bấy giờ, thừa dịp quân Minh đánh An Nam, vua Chiêm Thành Chiêm Bà Đích Lại giúp đánh hôi, nên chiếm được; sau bị nhà Minh lấy lại vào năm Vĩnh Lạc thứ 13 [1415] (1)
Sau đây là 2 văn kiện: Đổi tên các địa danh của Giao Chỉ, và Đặt các phủ, châu, huyện tại Giao Chỉ; cả 2 đều nằm trong đạo dụ của vua Minh Thành Tổ như sau:
Ngày 1 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [ 5/7/1407 ] (2)
Đổi tên các địa danh sau đây của Giao Chỉ:
- Đổi phủ Long Hưng thành phủ Trấn Man.
- Đổi phủ Kiến Hưng thành phủ Kiến Bình.
- Đổi phủ Thiên Trường thành phủ Phụng Hóa.
- Đổi phủ Tân Hưng thành phủ Tân An.
- Đổi châu Quốc Oai thành châu Oai Man.
- Đổi châu Tuyên Quang thành châu Tuyên Hóa.
- Đổi châu Thượng Phúc thành châu Phúc Yên.
- Đổi châu An Bang thành châu Tĩnh An.
- Đổi châu Nhật Nam thành châu Nam Tĩnh.
- Đổi châu Bố chính thành châu Chính Bình.
- Đổi châu Minh Linh thành châu Nam Linh.
- Đổi huyện Long Nhãn thành huyện Thanh Viễn.
- Đổi huyện Yên Thế thành huyện Thanh An.
- Đổi huyện Ứng Thiên thành huyện Ứng Bình.
- Đổi huyện Sơn Minh thành huyện Sơn Định.
- Đổi huyện Thượng Phúc thành huyện Bảo Phúc.
- Đổi huyện Long Đàm thành huyện Thanh Đàm.
- Đổi huyện Đan Phượng thành huyện Đan Sơn.
- Đổi huyện Long Bạt thành huyện Lũng Bạt.
- Đổi huyện Thiên Thi thành huyện Thi Hóa.
- Đổi huyện Cổ Chiến thành huyện Cổ Bình.
- Đổi huyện Thống Binh thành huyện Thống Ninh.
- Đổi huyện Phật Thệ thành huyện Thiện Thệ.
- Đổi huyện Thiên Bản thành huyện An Bản.
- Đổi huyện Độc Lập thành huyện Bình Lập.
- Đổi huyện Lê Gia thành huyện Lê Bình.
- Đổi huyện Ngự Thiên thành huyện Tân Hóa.
- Đổi huyện Phí Gia thành huyện Cổ Phí.
- Đổi huyện An Bang thành huyện Đồng An.
- Đổi huyện An Hưng thành huyện An Hòa.
- Đổi huyện Trà Long thành huyện Trà Thanh.
- Đổi huyện Đỗ Gia thành huyện Cổ Đỗ.
- Đổi huyện Thượng Lộ thành huyện Lộ Bình.
- Đổi huyện Thượng Phúc thành huyện Phúc Khang.
- Đổi huyện Bố Chính thành huyện Chính Hòa.
- Đổi huyện Đặng Gia thành huyện Cổ Đặng.
- Đổi huyện Tả Bố thành huyện Tả Bình.
- Đổi huyện Thế Vinh thành huyện Sĩ Vinh.
Những địa danh còn lại, được giữ y như cũ.
Đặt các phủ, châu, huyện thuộc Giao Chỉ
Tất cả gồm 15 phủ: Giao Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Tam Giang, Kiến Bình, Tân An, Kiến Xương, Phụng Hóa, Thanh Hóa, Trấn Man, Lạng Sơn, Tân Bình, Diễn Châu, Nghệ An, Thuận Hóa.
1. Phủ Giao Châu gồm 5 châu: Oai Man, Phúc An, Tam Đái, Từ Liêm, Lợi Nhân. Bản phủ trực tiếp lãnh 2 huyện: Đông Quan, và Từ Quảng. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:
– Châu Oai Man lãnh 4 huyện: Sơn Định, Thanh Oai, Ứng Bình, Đại Đường.
– Châu Phúc An lãnh 3 huyện: Bảo Phúc, Phù Lưu, Thanh Đàm.
– Châu Tam Đái lãnh 6 huyện: Phù Long, An Lãng, Phù Ninh, An Lạc, Lập Thạch, Nguyên? Tức.
– Châu Từ Liêm lãnh 2 huyện: Đan Sơn, Thạch Thất.
– Châu Lợi Nhân lãnh 6 huyện: Thanh Liêm, Bình Lục, Cổ Bảng, Cổ Lễ, Lợi Nhân, Cổ Giả .
2. Phủ Bắc Giang gồm 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Bản phủ trực tiếp lãnh 2 huyện: Siêu Loại, và Gia Lâm. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:
– Châu Gia Lâm lãnh 3 huyện: An Định, Tế Giang, Thiện Tài.
– Châu Vũ Ninh lãnh 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Từ Sơn, An Phong.
– Châu Bắc Giang lãnh Tân Phúc, Thiện Thệ, An Việt.
3. Phủ Lạng Giang gồm 3 châu: Lạng Giang, Nam Sách, Thượng Hồng. Bản phủ trực tiếp lãnh 5 huyện: Thanh Viễn, Cổ Dõng, Phượng Sơn, Na Ngạn, Lục Na. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:
– Châu Lạng Giang lãnh 4 huyện: Thanh An, An Ninh, Cổ Lũng, Bảo Lộc.
– Châu Nam Sách lãnh 3 huyện: Thanh Lâm, Chí Linh, Bình Hà.
– Châu Thượng Hồng lãnh 3 huyện: Đường Hào, Đường An, Đa Cẩm.
Phủ Tam Giang gồm 3 châu: Thao Giang, Tuyên Giang, Thi Giang [Đà Giang].
– Châu Thao Giang lãnh 4 huyện: Sơn Vi, Ma Khê, Thanh Ba, Hạ Hoa.
– Châu Tuyên Giang lãnh 3 huyện: Đông Lan, Tây Lan, Hổ Nham.
– Châu Đà Giang lãnh 2 huyện: Lũng Bản, Cổ Nông.
5. Phủ Kiến Bình gồm 1 châu: Trường Yên. Bản phủ thân lãnh 5 huyện: Ý Yên, Yên Bản, Bình Lập, Đại Loan, Vọng Doanh.
– Châu Trường Yên lãnh 4 huyện: Uy Viễn, Yên Mô, An Ninh, Lê Bình.
6. Phủ Tân An gồm 3 châu: Đông Triều, Tĩnh An, Hạ Hồng. Bản phủ thân lãnh 5 huyện: Hiệp Sơn, Thái Bình, Đa Dực, A Khôi, Tây Quan. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:
– Châu Đông Triều lãnh 4 huyện: Đông Triều, An Lão, Cổ Phí, Thủy Đường.
– Châu Tĩnh An lãnh 8 huyện: Đồng An, Chi Phong, An Lập, An Hòa, An Đại, Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn.
– Châu Hạ Hồng lãnh 4 huyện: Trường Tân, Tứ Kỳ, Đồng Lợi, Thanh Miện.
Phủ Kiến Xương gồm Khoái Châu. Bản phủ trực tiếp lãnh 4 huyện: Bổng Điền, Kiến Xương, Bố, Chân Lợi.
– Châu Khoái lãnh 5 huyện: Tiên Lữ,Thi Hóa, Đông Kết, Phù Dung, Vĩnh Cô.
Phủ Phụng Hóa gồm 4 huyện: Mỹ Lộc, Giao Thủy, Tây Chân, Thuận Vi.
9. Phủ Thanh Hóa gồm 3 châu: Thanh Hóa, Ái, Cửu Chân. Bản phủ lãnh 7 huyện: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, An Định, Lương Giang.
– Châu Thanh Hóa lãnh 4 huyện: Nga Lạc, Tế Giang, An Lạc, Lỗi Giang.
– Châu Ái lãnh 4 huyện: Hà Trung, Thống Ninh, Tống Giang, Chi Nga.
– Châu Cửu Chân lãnh 4 huyện: Cổ Bình, Kết Duyệt, Duyên Giác, Nông Cống.
10. Phủ Trấn Man gồm 4 huyện: Tân Hóa, Đình Hà, Cổ Lan, Thần Khê.
11. Phủ Lạng Sơn gồm 7 châu: Thất Nguyên, Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Quảng Nguyên, Thượng Tư, Hạ Tư Lang. Bản phủ trực tiếp lãnh 7 huyện: Tân An, Như Ngao, Đan Ba, Khâu Ôn, Trấn Di,Uyên, Đổng.
– Châu Thất Nguyên gồm 6 huyện: Thủy Lãng, Cầm, Thóat, Dung, Pha, Bình.
– Thượng Văn lãnh 3 huyện: Bôi Lan, Khánh Viễn, Khố.
12. Phủ Tân Bình gồm 2 châu: Chính Bình, Nam Linh. Bản phủ trực tiếp lãnh 3 huyện: Phúc Khang, Nha Nghi, Tri Kiến.
– Châu Chính Bình lãnh 3 huyện: Chính Hòa, Cổ Đặng, Tòng Chí.
– Châu Nam Linh lãnh 3 huyện: Đan Duệ, Tả Bình, Dạ Độ.
13. Phủ Diễn Châu gồm 1 châu: Diễn Châu. Diễn Châu lãnh 4 huyện: Thiên Đông, Phù Dung, Phù Lưu, Quỳnh Lâm.
14. Nghệ An gồm 2 châu: Nam Tĩnh, Hoan. Bản phủ lãnh 8 huyện: Nha Nghi, Phi Lộc, Cổ Đỗ, Chi La, Chân Phúc, Thổ Do, Kệ Giang, Thổ Hoàng
– Châu Nam Tĩnh lãnh 4 huyện: Hà Hoàng, Nham Thạch, Hà Hoa, Kỳ La.
– Châu Hoan lãnh 4 huyện: Thạch Đường, Đông Ngạn, Lộ Bình, Sa Nam.
15. Phủ Thuận Hóa gồm 2 châu: Thuận, Hóa.
– Châu Thuận lãnh 3 huyện: Ba Lãng, Lợi Điều, An Nhân.
– Châu Hóa lãnh 7 huyện: Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Lệnh, Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng.
Đổi 5 trấn thành 5 châu:
Riêng 5 trấn cũ như Thái Nguyên được đổi thành 5 châu: Thái Nguyên, Tuyên Hóa, Gia Hưng, Qui Hóa, Quảng Oai; tất cả trực thuộc vào ty Bố Chính.
– Châu Thái Nguyên lãnh 11 huyện: Phú Lương, Ty Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hóa, Thái Nguyên.
– Châu Tuyên Hóa lãnh 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo,Văn Yên, Bình Nguyên, Để Giang, Thu Vật, Đại Man, Dương, Ất.
– Châu Gia Hưng lãnh 3 huyện: Lung, Mông, Tứ Mang.
– Châu Qui Hóa lãnh 4 huyện: An Lập, Văn Bàn, Văn Chấn, Thủy Vĩ.
– Châu Quảng Oai lãnh 2 huyện: Ma Lung, Mỹ Lương.
Bản liệt kê các phủ, châu, huyện; ban hành vào ngày 5/7/1407
Phủ | Châu | Huyện |
1.Giao Châu
[Hiện tại (3) thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam, Hà Tây] |
Oai Man, Phúc An, Tam Đái, Từ Liêm, Lợi Nhân | GC [Giao Châu]: Đông Quan, và Từ Quảng; OM [Oai Man]:Sơn Định, Thanh Oai, Ứng Bình, Đại Đường; PA: Bảo Phúc, Phù Lưu, Thanh Đàm; TĐ: Phù Long, An Lãng, Phù Ninh, An Lạc, Lập Thạch, Nguyên? Tức; TL: Đan Sơn, Thạch Thất; LN: Thanh Liêm, Bình Lục, Cổ Bảng, Cổ Lễ, Lợi Nhân, Cổ Giả. |
2.Bắc Giang
[Bắc Ninh, Bắc Giang] |
Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang | BG: Siêu Loại, và Gia Lâm; GL: An Định, Tế Giang, Thiện Tài; VN: Tiên Du, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Từ Sơn, An Phong; BG: Tân Phúc, Thiện Thệ, An Việt. |
3.Lạng Giang [Hải Dương, Bắc Ninh] | Lạng Giang, Nam Sách, Thượng Hồng | LG: Thanh Viễn, Cổ Dõng, Phượng Sơn, Na Ngạn, Lục Na; LG: Thanh An, An Ninh, Cổ Lũng, Bảo Lộc; NS: Thanh Lâm, Chí Linh, Bình Hà; TH: Đường Hào, Đường An, Đa Cẩm. |
4.Tam Giang [Hà Tây, Phú Thọ] | Thao Giang, Tuyên Giang, Thi Giang [Đà Giang].
|
Th.G: Sơn Vi, Ma Khê, Thanh Ba, Hạ Hoa; TG: Đông Lan, Tây Lan, Hổ Nham; ĐG: Lũng Bản, Cổ Nông. |
5.Kiến Bình [Ninh Bình] | Trường Yên | KB: Ý Yên, Yên Bản, Bình Lập, Đại Loan, Vọng Doanh. |
6. Tân An [Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình] | Đông Triều, Tĩnh An, Hạ Hồng. | TA: Hiệp Sơn, Thái Bình, Đa Dực, A Khôi, Tây Quan; ĐT: Đông Triều, An Lão, Cổ Phí, Thủy Đường; TA: Đồng An, Chi Phong, An Lập, An Hòa, An Đại, Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn; HH: Trường Tân, Tứ Kỳ, Đồng Lợi, Thanh Miện. |
7. Kiến Xương [Hưng Yên, Thái Bình] | Khoái Châu | KX: Bổng Điền, Kiến Xương, Bố, Chân Lợi; KC: Tiên Lữ, Thi Hóa, Đông Kết, Phù Dung, Vĩnh Cô. |
8. Phụng Hóa [Nam Định] | PH: Mỹ Lộc, Giao Thủy, Tây Chân, Thuận Vi. | |
9. Thanh Hóa [Thanh Hóa] | Thanh Hóa, Ái, Cửu Chân | Th: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, An Định, Lương Giang; TH: Nga Lạc, Tế Giang, An Lạc, Lỗi Giang; A: Hà Trung, Thống Ninh, Tống Giang, Chi Nga; CC: Cổ Bình, Kết Duyệt, Duyên Giác, Nông Cống. |
10. Trấn Man [Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định] | TM: Tân Hóa, Đình Hà, Cổ Lan, Thần Khê. | |
11. Lạng Sơn [Lạng Sơn, Cao Bằng] | Thất Nguyên, Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Quảng Nguyên, Thượng Tư, Hạ Tư Lang. | LS: Tân An, Như Ngao, Đan Ba, Khâu Ôn, Trấn Di, Uyên, Đổng; TN: Thủy Lãng, Cầm, Thóat, Dung, Pha, Bình; TV: Bôi Lan, Khánh Viễn, Khố. |
12. Tân Bình [Quảng Bình] | Chính Bình, Nam Linh. | TB: Phúc Khang, Nha Nghi, Tri Kiến; CB: Chính Hòa, Cổ Đặng, Tòng Chí; NL: Đan Duệ, Tả Bình, Dạ Độ. |
13.Diễn Châu [Diễn Châu, Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An] | Diễn Châu | DC: Thiên Đông, Phù Dung, Phù Lưu, Quỳnh Lâm. |
14.Nghệ An [Nghệ An, Hà Tĩnh] | Nam Tĩnh, Hoan. | NA: Nha Nghi, Phi Lộc, Cổ Đỗ, Chi La, Chân Phúc, Thổ Do, Kệ Giang, Thổ Hoàng.NT: Hà Hoàng, Nham Thạch, Hà hoa, Kỳ La.CH: Thạch Đường, Đông Ngạn, Lộ Bình, Sa Nam. |
15.Thuận Hóa [Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế] | Thuận, Hóa. | T: Ba Lãng, Lợi Điều, An Nhân. H: Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Lệnh, Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng. |
1.Thái Nguyên [Thái Nguyên, Bắc Cạn] | TN: Phú Lương, Ty Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hóa, Thái Nguyên. | |
2.Tuyên Hóa [Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang] | TH: Khoáng, Đương Đạo, Văn Yên, Bình Nguyên, Để Giang, Thu Vật, Đại Man, Dương, Ất. | |
3.Gia Hưng [Phú Thọ, Sơn La] | GH: Lung, Mông, Tứ Mang. | |
4.Qui Hóa [Yên Bái, Lào Cai] | QH: An Lập, Văn Bàn, Văn Chấn, Thúy Vĩ. | |
5.Quảng Oai [Hòa Bình] | QO: Ma Lung, Mỹ Lương. |
Chú thích:
1. Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc- Việt Nam, Hồ Bạch Thảo dịch, NXB Hà Nội: Hà Nội, 2010, tập 1, văn bản 432.
2. Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc- Việt Nam, Hồ Bạch Thảo dịch, NXB Hà Nội: Hà Nội, 2010, tập 1, văn bản 204.
3. Dùng Bản đồ hành chánh 64 tỉnh thành phố Việt Nam, NXB Bản đồ: Hà Nội, 2005, để so sánh phỏng chừng.
B. Sau khi thiết lập xong các đơn vị hành chánh vào ngày 5/7/1407, lại tiếp tục thay đổi.
Đất nước ta dưới thời nhà Minh đô hộ luôn luôn bị chuyển dịch thay đổi, hàng vạn người thuộc thành phần hiểu biết, có uy tín trong dân chúng, rành về nho y lý số; bị đưa về Tàu, vĩnh viễn lưu đày xa quê hương. Các châu huyện cùng ty tuần kiểm thường thay đổi, nhắm kiểm soát, kềm kẹp một cách hữu hiệu nhất. Thân phận người dân nô lệ giống như người tù Cao Bá Nhạ, trong Tự Tình Khúc:
Thân sao như gánh hàng hoa,
Sớm qua chợ sớm, chiều qua chợ chiều.
Mới thiết lập phủ châu huyện được hơn 7 tháng, thì viên Án sát Giao Chỉ Lưu Hữu Niên tâu về triều rằng: các châu không có dịp tiếp xúc thẳng với dân, vậy xin bỏ các đơn vị hành chánh trung gian tức các huyện gần châu, để được gần dân:
Ngày 10 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 6 [7/3/1408]
Ty Án Sát Giao Chỉ Thiêm sự Lưu Hữu Niên tâu:
“Trước đây các châu tại Giao chỉ không gần với dân, vì vùng đất gần thành do huyện cai trị. Nay xin theo lệ nội địa, bỏ huyện vùng gần thành để châu trực tiếp cai quản.”
(Minh Thực Lục v. 11, tr. 1036; Thái tông q. 76, tr. 1b) (1)
Rồi lại 7 tháng sau, triều đình cho phép thăng 2 châu Thái Nguyên, Tuyên Hóa thành phủ; chấp nhận dẹp bỏ một số huyện gần châu; do đó phải thuyên chuyển một số ty tuần kiểm, cục thuế khóa sang những đơn vị hành chánh mới thiết lập:
Ngày 5 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 6 [23/10/1408]
Thăng châu Thái Nguyên thành phủ Thái Nguyên; châu Tuyên Hóa thành phủ Tuyên Hóa. Đổi cục thuế khóa châu Tuyên Hóa thành ty; lập ty thuế khóa phủ Thái Nguyên. Bỏ huyện Sơn Định châu Oai Man, huyện Bảo Phúc châu Phúc An, huyện Phù Long châu Tam Đái, huyện Thanh Liêm châu Lợi Nhân, huyện Đan Sơn châu Từ Liêm, huyện An Định châu Gia Lâm, huyện Tiên Du châu Vũ Ninh, huyện Tân Phúc châu Bắc Giang, huyện Thanh An châu Lạng Giang, huyện Thanh Lâm châu Nam Sách, huyện Đường Hào châu Thương Hồng, huyện Sơn Vi châu Thao Giang, huyện Đông Lan châu Tuyên Giang, huyện Lũng Bạt châu Đà Giang, huyện Uy viễn châu Trường An, huyện Đông Triều châu Đông Triều, huyện Đồng An châu Tĩnh An, huyện Trường Tân châu Hạ Hồng.
Cũng các đất này: đổi ty tuần kiểm trấn Giang Khẩu huyện Phù Long trực thuộc vào châu Tam Đái; ty tuần kiểm Kinh Thừ, dịch trạm ngựa tại Khương Kiều huyện Thanh Liêm trực thuộc châu Lợi Nhân; ty tuần kiểm tại cửa sông Hát Giang huyện Đan Sơn trực thuộc châu Từ Liêm; dịch trạm ngựa Bảo Phúc huyện Bảo Phúc trực thuộc châu Phúc An; cục thuế khóa cùng bến đò huyện Sơn Định trực thuộc châu Oai Man; cục thuế khóa huyện Tĩnh An trực thuộc châu Lạng Giang; cục thuế khóa huyện Thanh Lâm cùng ty tuần kiểm tại cửa sông Bình Than trực thuộc châu Nam Sách; cục thuế khóa Kim Lũ tại huyện Đường Hào trực thuộc châu Thượng Hồng; ty tuần kiểm Trần Xá huyện Sơn Vi trực thuộc châu Thao Giang; ty tuần kiểm cửa sông Cổ Lôi huyện Ðông Lan trực thuộc vào châu Tuyên Giang; ty tuần kiểm Phí Xá huyện Lũng Bạt trực thuộc vào châu Đà Giang; ty tuần kiểm sông Thiên Liêu, Đồn Sơn huyện Ðông Triều trực thuộc vào châu Đông Triều; ty tuần kiểm cửa biển Đồng An, huyện Đồng An trực thuộc vào châu Tĩnh An; cục thuế khóa Trường Tân, cùng ty tuần kiểm xã Ba Liễu trực thuộc vào châu Hạ Hồng. Lập kho Thường Trử tại phủ Bắc Giang, kho Thường Tích tại phủ Tân An, kho Thường Ích tại phủ Lạng Giang; mỗi kho đặt một viên Đại sứ, một viên Phó sứ. (Minh Thực Lục v11, tr. 1118- 1120; Thái Tông q. 84, tr. 1b- 2b) (2)
Sau khi dẹp tan các cuộc khởi nghĩa của Giản Định Đế, Trần Quí Khoách viên Thượng thư bộ Binh Trần Hiệp xui Minh Thành Tổ tiếp tục xâm lăng sang Chiêm Thành; nhưng vị vua này cảm thấy Chiêm Thành quá xa xôi, khó khăn trong việc tiếp vận, nên không chấp nhận. Thời vua Chiêm Thành Chiêm Bà Đích Lại hợp tác với quân Minh đánh tan nhà Hồ, thừa dịp chiếm được 4 châu, 11 huyện; nay Minh Thành Tổ bắt phải giao cho nhà Minh:
Ngày 13 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 13 [29/12/1415]
Thượng thư bộ Binh Trần Hiệp tâu rằng lúc triều đình mang binh dẹp giặc họ Lê cùng Trần Quí Khoách, Quốc vương nước Chiêm Thành Chiêm Ba Đích Lại tuy tuân triều mệnh mang binh sang trợ giúp; nhưng y âm mưu hai lòng, coi bọn chúng như môi với răng để hòng nương dựa. Y trông chờ nhìn ngó tình hình, không tiến quân đúng hẹn, lúc đến Hóa Châu thì ra sức cướp bóc. Lại đưa vàng, vải vóc, voi trận tư cấp cho Quí Khoách, Khoách mang con gái họ Lê đem cho; còn dung nạp cậu Quí Khoách là Trần Ông Đình, em của Đặng Dung là Đặng Đoàn cùng trai gái hơn 3 vạn người. Y xâm đoạt phủ Thăng Hoa gồm 4 châu 11 huyện, lại cướp bóc nhân dân, tội dưới Quí Khoách một bậc mà thôi. Phàm có tội phải trừng trị, xin phát binh chinh phạt.
Thiên tử cho rằng vừa bình định xong, dân mới được yên nghiệp, không nỡ mang quân đi đánh nước man di xa xôi. Chỉ sai sứ sang dụ Chiêm Ba Đích Lại rằng nước ngươi từ lâu bị An Nam độc hại, mấy lần xin phát binh tiễu trừ, Trẫm đã mệnh đem quân bình định, chia nước này thành quận huyện. Ngươi Lại, đáng cảm tạ ân đức, yên phận để giữ đất phong, nếu ăn ở hai lòng trái đạo trời, không chăm sóc kẻ dưới, không chịu trả lại đất An Nam, thì hãy trông bánh xe đổ trước mắt, xem đó để làm răn! (Minh Thực Lục v. 13, tr. 1900- 1901; Thái Tông q. 170, tr.3b- 4a) (3)
Sau những sự thay đổi nêu trên, vào năm Thiên Thuận thứ 5 [1461] sách Đại Minh Nhất Thống Chí hoàn thành, chép về các phủ châu huyện tại An Nam như sau:
Đại Minh Nhất Thống Chí [大明一統志], quyển 90
Từ lâu được đặt phủ châu huyện như sau:
- Phủ Giao Châu, lãnh 5 châu: Từ Liêm, Phúc An, Oai Man, Lợi Nhân, Tam Đái; 13 huyện: Đông Quan, Từ Liêm, Thạch Thất, Phù Lưu, Thanh Đàm, Thanh Oai, Ứng Bình, Bình Lục, Lợi Nhân, An Lãng, An Lạc, Phù Ninh, Lập Thạch.
- Phủ Bắc Giang, lãnh 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang; 7 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Tế Giang, Thiện Tài, Đông Ngàn, Từ Sơn, Thiện Thệ.
- Phủ Lạng Giang, lãnh 2 châu: Lạng Giang, Thượng Hồng; 10 huyện: Thanh Viễn, Na Ngạn, Bình Hà, Phượng Sơn, Lục Na, An Ninh, Bảo Lộc, Cổ Lũng, Đường An, Đa Cẩm.
- Phủ Lạng Sơn, lãnh 7 châu: Thượng Văn, Hạ Văn, Thất Nguyên, Vạn Nhai, Vạn Nguyên, Thượng Tứ, Hạ Tứ; 5 huyện: Khâu Ôn, Trấn Di, Uyên. Đan Ba, Thoát.
- Phủ Tân An, lãnh 4 châu: Đông Triều, Tĩnh An, Nam Sách, Hạ Hồng; 13 huyện: Chí Linh, Giáp Sơn, Cổ Phí, An Lão, Thủy Đường, Chi Phong, Tân An, An Hòa, Đồng Lợi, Vạn Ninh, Vân Đồn, Tứ Kỳ, Thanh Miện.
- Phủ Kiến Xương, lãnh Khoái Châu; 6 huyện: Kiến Xương, Bố, Nam Lợi, Đông Kết, Phù Dung, Vĩnh Cô.
- Phủ Trấn Man, gồm 4 huyện: Diên Hà, Thái Bình, Cổ Lan, Đa Dực.
- Phủ Phụng Hóa, lãnh 4 huyện: Mỹ Lục, Tây Chân, Giao Thủy, Thuận Vi.
- Phủ Kiến Bình, lãnh 1 châu Trường Yên; 6 huyện: Ý Yên, Đại Loan, An Bản, Vọng Doanh, An Ninh, Lê Bình.
- Phủ Tam Giang, lãnh 3 châu: Thao Giang, Tuyên Giang, Đà Giang; 5 huyện: Ma Khê, Hạ Hoa, Thanh Ba, Tây Lan, Cổ Nông.
- Phủ Tuyên Hóa, lãnh 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn An, Bình Nguyên, Đáy Giang, Thu Vật, Đại Loan, Dương, Ất.
- Phủ Thái Nguyên, lãnh 11 huyện: Phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hóa, Thái Nguyên.
- Phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu: Cửu Chân, Ái Châu, Thanh Hóa, Quì Châu; 11 huyện: An Định, Vĩnh Ninh, Cổ Đằng, Lương Giang, Đông Sơn, Cổ Lôi, Nông Cống, Tống Giang, Nga Lạc, Lỗi Giang, An Lạc.
- Phủ Nghệ An, lãnh 4 châu: Hoan Châu, Nam Tĩnh, Trà Lung, Ngọc Ma; 13 huyện: Nha Nghi, Chi La, Phi Lộc, Thổ Du, Kệ Giang, Chân Phúc, Cổ Đỗ,Thổ Hoàng, Đông Ngàn, Thạch Đường, Kỳ La, Bàn Thạch, Hà Hoa.
- Phủ Tân Bình, lãnh 2 châu: Chính Bình, Nam Linh; 3 huyện: Nha Nghi, Phúc Khang, Tả Bình.
- Phủ Thuận Hóa, lãnh 2 châu Thuận, Hóa; 11 huyện: Lợi Điều, Thạch Lan, Ba Lãng, An Nhơn, Trà Kệ, Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng, Sĩ Vinh.
- Phủ Thăng Hoa, lãnh 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa; 11 huyện: Lê Giang, Đô Hòa, An Bị, Vạn An, Cụ Hy, Lễ Đễ, Trì Dương, Bạch Ô, Nghĩa Thuần, Nga Bôi, Khê Cẩm.
Châu Quảng Oai, lãnh 2 huyện: Ma Lung, Mỹ Lương.
Châu Gia Hưng, lãnh 3 huyện: Lung, Mông, Tứ Mang.
Châu Qui Hóa, lãnh 4 huyện: An Lập, Văn Bàn, Văn Chấn, Thủy vĩ.
Châu Tuyên Hóa, lãnh 3 huyện: Xích Thố, Xa Lai, Khôi.
Châu Diễn, lãnh 3 huyện: Quỳnh Lâm, Trà Thanh, Phù Lưu
Bảng liệt kê 17 phủ 5 châu từ Đại Minh Nhất Thống Chí
Phủ | Châu | Huyện |
1. Giao Châu
[Ước lượng hiện nay tại thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Tây, Hả Nam] (4) |
5 châu: Từ Liêm, Phúc An, Oai Man, Lợi Nhân, Tam Đái. | 13 huyện: Đông Quan, Từ Liêm, Thạch Thất, Phù Lưu, Thanh Đàm, Thanh Oai, Ứng Bình, Bình Lục, Lợi Nhân, An Lãng, An Lạc, Phù Ninh, Lập Thạch. |
2. Bắc Giang
[Bắc Ninh, Bắc Giang] |
3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. | 7 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Tế Giang, Thiện Tài, Đông Ngàn, Từ Sơn, Thiện Thệ. |
3. Lạng Giang
[Hải Dương, Bắc Ninh] |
2 châu: Lạng Giang, Thượng Hồng. | 10 huyện: Thanh Viễn, Na Ngạn, Bình Hà, Phượng Sơn, Lục Na, An Ninh, Bảo Lộc, Cổ Lũng, Đường An, Đa Cẩm. |
4. Lạng Sơn
[Lạng Sơn, Cao Bằng] |
7 châu: Thượng Văn, Hạ Văn, Thất Nguyên, Vạn Nhai, Vạn Nguyên, Thượng Tứ, Hạ Tứ. | 5 huyện: Khâu Ôn, Trấn Di, Uyên. Đan Ba, Thoát. |
5. Tân An
[Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương] |
4 châu: Đông Triều, Tĩnh An, Nam Sách, Hạ Hồng | 13 huyện: Chí Linh, Giáp Sơn, Cổ Phí, An Lão, Thủy Đường, Chi Phong, Tân An, An Hòa, Đồng Lợi, Vạn Ninh, Vân Đồn, Tứ Kỳ, Thanh Miện. |
6. Kiến Xương [Hưng Yên, Thái Bình] | 1 châu: Khoái. | 6 huyện: Kiến Xương, Bố, Nam Lợi, Đông Kết, Phù Dung, Vĩnh Cô. |
7. Trấn Man [Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định] | 4 huyện: Diên Hà, Thái Bình, Cổ Lan, Đa Dực. | |
8. Phụng Hóa [Nam Định] | 4 huyện: Mỹ Lục, Tây Chân, Giao Thủy, Thuận Vi. | |
9. Kiến Bình [Ninh Bình] | 1 châu: Trường Yên. | 6 huyện: Ý Yên, Đại Loan, An Bản, Vọng Doanh, An Ninh, Lê Bình. |
10. Tam Giang [Hà Tây, Phú Thọ] | 3 châu: Thao Giang, Tuyên Giang, Đà Giang. | 5 huyện: Ma Khê, Hạ Hoa, Thanh Ba, Tây Lan, Cổ Nông. |
11. Tuyên Hóa [Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang] | 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn An, Bình Nguyên, Đáy Giang, Thu Vật, Đại Loan, Dương, Ất. | |
12. Thái Nguyên
[Thái Nguyên, Bắc Cạn] |
11 huyện: Phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hóa, Thái Nguyên. | |
13. Thanh Hóa
[Thanh Hóa] |
4 châu: Cửu Chân, Ái Châu, Thanh Hóa, Quì Châu. | 11 huyện: An Định, Vĩnh Ninh, Cổ Đằng, Lương Giang, Đông Sơn, Cổ Lôi, Nông Cống, Tống Giang, Nga Lạc, Lỗi Giang, An Lạc. |
14. Nghệ An
[Nghệ An, Hà Tĩnh] |
4 châu: Hoan Châu, Nam Tĩnh, Trà Lung, Ngọc Ma. | 13 huyện: Nha Nghi, Chi La, Phi Lộc, Thổ Du, Kệ Giang, Chân Phúc, Cổ Đỗ, Thổ Hoàng, Đông Ngàn, Thạch Đường, Kỳ La, Bàn Thạch, Hà Hoa. |
15. Tân Bình
[Quảng Bình] |
2 châu: Chính Bình, Nam Linh | 3 huyện: Nha Nghi, Phúc Khang, Tả Bình. |
16. Thuận Hóa
[Quảng Tri, Thừa Thiên- Huế] |
2 châu: Thuận, Hóa. | 11 huyện: Lợi Điều, Thạch Lan, Ba Lãng, An Nhơn, Trà Kệ, Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng, Sĩ Vinh. |
17. Thăng Hoa
[Quảng Nam, Quảng Ngãi] |
4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. | 11 huyện: Lê Giang, Đô Hòa, An Bị, Vạn An, Cụ Hy, Lễ Đễ, Trì Dương, Bạch Ô, Nghĩa Thuần, Nga Bôi, Khê Cẩm. |
1. Quảng Oai
[Hòa Bình] |
2 huyện: Ma Lung, Mỹ Lương. | |
2. Gia Hưng
[Phú Thọ, Sơn La] |
3 huyện: Lung, Mông, Tứ Mang. | |
3. Qui Hóa [Yên Bái, Lào Kai] | 4 huyện: An Lập, Văn Bàn, Văn Chấn, Thủy vĩ. | |
4. Tuyên Hóa (5) [Ninh Bình, Hòa Bình] | 3 huyện: Xích Thố, Xa Lai, Khôi. | |
5. Diễn châu [các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu tại Nghệ An] | 3 huyện: Quỳnh Lâm, Trà Thanh, Phù Lưu. |
Chú thích:
- Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc- Việt Nam, Hồ Bạch Thảo dịch, NXB Hà Nội: Hà Nội, 2010, tập 1, văn bản 249.
- Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc- Việt Nam, Hồ Bạch Thảo dịch, NXB Hà Nội: Hà Nội, 2010, tập 1, văn bản 280.
- Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc- Việt Nam, Hồ Bạch Thảo dịch, NXB Hà Nội: Hà Nội, 2010, tập 1, văn bản 432.
- Dùng Bản đồ hành chánh 64 tỉnh thành phố Việt Nam, NXB Bản đồ: Hà Nội, 2005, để so sánh phỏng chừng.
- Tuyên Hóa: theo Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa: Huế, 1994, trang 125, cho biết vùng đất huyện Xích Thố, Xa Lai, Khôi thuộc trấn Thiên Quan.