4-3-2018
Khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng long trọng ký tuyên bố chung với Tập “đại đại” đầu năm 2017: “Việt Nam và Trung Quốc hai nước một cộng đồng cùng chia sẻ một tương lai” thì chuyện “khai thác chung” ở Biển Đông là chuyện trước sau gì cũng tới.
Điều này “đã tới” ngày hôm qua 2 tháng tư 2018. Tân Hoa Xã đăng bài, BBC dẫn lại, tổng bí thư Trọng đề xuất “hai bên cùng phát triển, cùng khai thác chung… ở Biển Đông”.
Điều chưa biết là “hai nước chung một tương lai” này “khai thác chung” ở vùng biển nào?
Theo tôi, còn quá sớm (và cũng có thể là không bao giờ), để người dân VN biết cụ thể đâu là vùng “khai thác chung” giữa VN và TQ. Vấn đề là các nước người ta chỉ “khai thác chung” khi vùng biển, hay vùng thềm lục địa của hai bên “có chồng lấn”, tức thuộc diện “có tranh chấp” mà thôi. Đều này có nghĩa hai bên “đồng đẵng” về “quyền chủ quyền” ở các vùng khai thác.
Hai nước VN và TQ có “tranh chấp” ở những vùng biển nào?
Những việc “lùm xùm”, như vụ hãng Repsol rút giàn khoan ở các lô (Cá rồng đỏ, 07-03) mới đây, hay ở lô 136-03 vài tháng trước vì sự đe dọa của TQ “mầy không rút tao đánh”, khiến ta liên tưởng rằng VN và TQ có thể “khai thác chung” ở các lô này.
Nhưng nếu ta ngược thời gian, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, TQ cũng đã ký hợp đồng khai thác với hãng Crestone của Mỹ để khia thác bãi “Vạn An Bắc”, tức bãi tư Chính – Vũng Mây của VN. Sau đó TQ đe dọa các hãng BP và (ở các lô 5.2, 5.3, 6.1) Exxon-Mobil (các lô 156 đến 159 và các llô 117, 118, 119) Chevron… để họ “bỏ của chạy lấy người”… Ta có thể kết luận rằng vùng biển nào của VN, từ cửa vịnh Bắc Việt trở về cho tới đảo Côn sơn, đều có “chống lấn” với TQ.
Nhưng phía TQ dựa trên cái “lý” gì để cho rằng có “chồng lấn” vùng biển của VN?
Vì lý do đường 9 đoạn chữ U, đánh dấu “vùng biển lịch sử” của TQ?
Tòa CPA tháng bẩy 2017 đã bác bỏ khái niệm về “quyền lịch sử” trên biển. Đường chữ U chín đoạn vì vậy không có giá trị pháp lý.
Vì lý do “có chồng lấn” với vùng biển các đảo Trường Sa (mà các đảo này TQ tự tiếm danh là của họ)?
Cũng không ổn, vì Tòa CPA cũng phán rằng các đảo ở TS chỉ là các đảo đá quá nhỏ, không có cái nào gọi là “đảo”, đúng như ý nghĩa của luật quốc tế về Biển. Tức là các đảo này không có đảo nào có “vùng kinh tế độc quyền EEZ 200 hải lý”.
Vậy TQ dựa vào lý do gì đề “tranh chấp” vùng biển với VN?
Nhiều người nói rằng “luật là luật của kẻ mạnh”.
Trên quan điểm “quốc tế pháp trị – international rule of law”, người ta cho rằng “quyền lực chính đáng” phải bắt nguồn từ “luật pháp”. “Luật pháp” ở đây là “nền pháp lý quốc tế” đã được thiết lập từ sau Thế chiến thứ II mà LHQ là trọng tâm. Ta còn gọi “trật tự theo luật lệ” đây là “trật tự Pax Americana”.
Những nhà lãnh đạo TQ biết rõ điều này. Họ không “sử dụng” vũ lực một cách “sổ sàng” (để thách thức Mỹ trắng trợn), mà họ vận dụng mọi thứ từ kinh tế, chính trị, ngoại giao cũng như “diễn tập quân sự”… để ép đối phương vào “luật chơi” do họ đặt ra (ở Biển Đông). Tức là, một “mặt trận” về “địa lý pháp quyền – géo-juridique (geolegal)” đang được giăng mắc khắp mọi nơi, sao cho mọi quốc gia ở Biển Đông, hay mọi thành viên (quốc gia) của dự án “vành đai – con đường” đều “tuân thủ luật lệ” do TQ đặt ra.
Mục đích mặt trận “địa lý pháp quyền” của TQ là nhằm thay thế, hay “áp đảo” nền pháp lý cũ, ít nhứt ở vùng Biển Đông (và các nước liên thuộc dự án “Vành đai – con đường”).
VN, qua tuyên bố của “cụ Tổng”, sẽ “khai thác chung” với TQ trong vùng biển “kinh tế độc quyền” của mình. Vùng biển này của VN, thay vì 200 hải lý (và thềm lục địa có thể mở rộng tới 350 hải lý) thu hẹp lại dưới 100 hải lý. Phân nửa vùng biển (và thềm lục địa) của VN từ nay chia hai “quyền chủ quyền” với TQ.
Trên quan điểm “địa lý pháp quyền”, “cụ tổng” đã đưa VN “lọt gọn” vào không gian luật pháp do TQ nắm quyền xét xử. Hệ quả là VN mất đi nền “độc lập” của mình. Độc lập quốc gia thể hiện qua nhiều hình thức, quan trọng hơn cả là “quyền được xét xử trên lãnh thổ của mình”.
Trên quan điểm “toàn vẹn lãnh thổ”, khi VN đồng ý “khai thác chung” với TQ là gián tiếp nhìn nhận: 1/ TQ có chủ quyền ở HS và TS và 2/ nhìn nhận hiệu lực của đường chữ U chín đoạn.
Thái độ của của “cụ Tổng” vì vậy vừa “hợp rơ” với TQ trong việc phủ nhận phán quyết của tòa CPA. Lại vừa nhịp nhàng tung hứng “Hoàng Sa và Trường Sa là những lãnh thổ bất khả tranh biện của TQ”.
Tôi chỉ có lời xin thưa với “cụ Tổng” là: các cụ không giải quyết được những tranh chấp với TQ, vì bất kỳ lý do như vì “phải trả nợ”, hay vì “bị đe dọa”, các cụ cũng không được nhượng chủ quyền đất đai, lãnh thổ, vùng biển… của VN cho TQ. Các cụ có chút “lương tâm” thì “giao” lại cho người khác, ê kíp khác có khả năng, có “tâm và có tầm” hơn đối phó với TQ. Bằng không thì để cho các thế hệ tới.
Các cụ tiếm quyền lãnh đạo đất nước VN nhưng các cụ phải nhớ là chủ quyền lãnh thổ (vùng biển, vùng trời…) là của toàn thể nhân dân VN chớ không phải của đảng cộng sản.
“Khai tác chung” là – tâm địa của thằng bán nước – cho Đảng của nó mãi tồn tại.