Vì sao Ban nghiên cứu của thủ tướng Khải bị thủ tướng Dũng giải tán?

FB Lưu Trọng Văn

29-3-2018

Chân dung bà Nguyễn Thị Hiền. Ảnh: FB Lưu Trọng Văn

Chiều qua, gã ghé thăm nhà hoạ sĩ Tuấn Dũng ở Võng Thị, hồ Tây để ngó… tranh. Đập vào mắt gã chân dung nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy và chân dung một người đàn bà.

Vợ tớ đấy. Nguyễn Thị Hiền, thành viên Ban nghiên cứu của ông Khải. Hình như chàng hoạ sĩ nổi tiếng yêu vợ muốn khoe vợ với gã, bèn vọng lên gác thượng: Vợ ơi!

Vài đẫn sau một người đàn bà ăn mặc tuềnh toàng, dáng vẻ nhà quê xuất hiện. Gã để ý, nụ cười chân chất, ánh mắt tinh anh.

Chị đang trồng rau ạ? Gã hỏi thay lời chào.

Ngắm rau thôi.

Thế rồi chuyện.

Gã hỏi câu duy nhất, vì sao ông Dũng vừa lên thủ tướng đã giải thể Ban Nghiên cứu gồm các chuyên gia kinh tế, xã hội hàng đầu đất nước mà ông Khải bao năm tin dùng?

Bà tiến sĩ kinh tế Nguyễn Thị Hiền thong thả kể:

Mỗi lần ông Khải tới gặp Ban nghiên cứu, câu đầu tiên là: Chào hai nữ tướng! Hai nữ tướng mà ông Khải hay đùa gọi là chị Phạm Chi Lan và tôi. Ông Khải đâu ngờ rằng chỉ ngay sau khi ông từ chức thì hai nữ tướng ấy cùng các tên tuổi như Trần Việt Phương, Trần Xuân Giá, Trần Đức Nguyên… bị ông Dũng xua đuổi như thế nào, đến nỗi nhiều người trong đó có tôi không kịp thu xếp hồ sơ, tài liệu nghiên cứu của mình.

Vì sao? Vì sao ư?

Câu trả lời rất đơn giản. Không phải do hai ông vốn không ưa nhau mà cái chính Ban Nghiên cứu của chúng tôi là lực cản ngăn chặn rất nhiều thông tư, nghị định của các bộ và của văn phòng phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng vì thấy bất lợi với đổi mới kinh tế.

Luật Doanh nghiệp đã vô cùng khó khăn mới được ra đời. Lúc đầu trong Luật có nhiều điều khoản chỉ có lợi cho cơ quan quản lý mà bất lợi cho doanh nghiệp. Chúng tôi được sự ủng hộ của ông Khải đã quyết liệt đấu tranh.

Các ông Trần Việt Phương, Trần Xuân Giá, Trần Đức Nguyên, Lê Đăng Doanh… và chị Phạm Chi Lan đã kiên trì đến từng bộ để thuyết phục hoặc kiên quyết đấu tranh với họ làm sao có những điều khoản thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Nói thẳng ra là chúng tôi bị nhiều ban ngành không ưa vì cho là cản mũi kỳ đà.

Gã hỏi một câu phụ.

Thế khi thấy quyết định của thủ tướng Dũng giải tán Ban nghiên cứu này, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thái độ ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền kể:

Ông Trần Xuân Giá và các ông khác có gặp ông Phúc để kiến nghị không nên giải tán Ban Nghiên cứu vì tính phản biện cần thiết của nó trong điều hành của chính phủ, ông Phúc đã lắc đầu và nói, không thể thay đổi được gì đâu. Ông Phúc nói vậy vì hiểu ông Dũng đã quyết tâm giải thể cái Ban này rồi.

Tiến sĩ Hiền trước khi lên gác thượng tiếp tục việc… ngắm rau của mình để trả lại cho gã và ông chồng của bà câu chuyện sắc màu hội hoạ, đã kết một câu:

Vấn đề không phải lập ra ban tư vấn gồm những ai, mà vấn đề là ông thủ tướng có chịu lắng nghe lời phản biện, lời tư vấn vì lợi ích của quốc gia hay không.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Biến cố giãi tán ban cố vấn này cũng đâu có khác với sự cố đảng CS Liên sô phóng sinh Bác Hồ gần mười năm.Quá thất vọng, Bác Hồ viết và gữi đơn khiếu nai không có hồi đáp. Thế là , Bác lền bỏ sang Tàu năm 1928 xin đầu quân vào quân Cách mạng của Mao và sau xin vào đãng CS Tàu . Thanh toán là cách nhanh gọn ,tốt nhất như lãnh tụ Lenin đã từng tiêu diệt ‘bọn Menchevik, bạn chiến đấu bỗng thành kẻ thù…

    • LÊNIN có 2 người bạn trí thức đáng kính thì một người xin ra khỏi đảng,Lenine hỏi vì sao,ông ta đáp vì không còn tin vào đảng nữa,mà một khi không còn tin vào đảng mà vẫn ở trong đảng là vô liêm sĩ.Một người nữa phản đối chính sách cán bộ lấy công nông làm nòng cốt và loại bỏ Các trí thức tư sản của Lênin; yêu cầu Lênin phải sử dụng tầng lớp trí thức thì ông ta mới theo Lênin.Một bộ phận cán bộ trong hàng ngủ Cách mạng lúc bấy giờ cũng tán thành quan điểm này.Lênin thấy vậy,quy chụp cho ông bạn và những người theo ý ông bạn là bọn phản động Trốt- kít(tên ông bạn làTrosky).

  2. “Ông Trần Xuân Giá và các ông khác có gặp ông Phúc để kiến nghị không nên giải tán Ban Nghiên cứu vì tính phản biện cần thiết của nó trong điều hành của chính phủ, ông Phúc đã lắc đầu và nói, không thể thay đổi được gì đâu. Ông Phúc nói vậy vì hiểu ông Dũng đã quyết tâm giải thể cái Ban này rồi”
    Tôi tự hỏi, nếu cũng câu hỏi ấy được đưa ra cho ông Phúc trong thời điểm hiện nay (khi ông Phúc đang làm thủ tướng) thì ông sẽ nói gì?

  3. Giải thể ban tư vấn gồm các chuyên gia kinh tế để đưa tướng CA Nguyễn Văn Hưởng về làm cố vấn cho mình và tạo ra các “Quả Đấm Thép” này nọ, có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng cho rằng mình “làm kinh tế” giỏi hơn và có hiệu quả hơn vị tiền nhiệm chăng!?

Comments are closed.