Ngọc Thu
14-2-2018
BBC vừa có bài phỏng vấn tiến sĩ, sử gia Vũ Cao Phan, Viện trưởng Viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế Đại học Bình Dương, cựu Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt – Trung, về cái gọi là “tổng tiến công Tết Mậu Thân”.
TS Vũ Cao Phan ca ngợi phía cộng sản “đã giữ được bí mật bất ngờ đến cùng nhờ vào cuộc nghi binh đánh lạc hướng chiến lược đối phương“, và cuộc nghi binh chiến lược này, lần đầu tiên được báo Thanh Niên và tạp chí Lịch sử Quân sự công bố ở Việt Nam hồi tháng trước, “cho thấy, nó được thực hiện khôn ngoan như thế nào trên tất cả các lĩnh vực“.
Điều mà TS Vũ Cao Phan ca ngợi là “khôn ngoan” đó chính là sự gian manh, tráo trở của lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt (CSBV). Các tài liệu cho thấy, phía CSBV đã tuyên bố đình chiến trong 7 ngày Tết, qua thông báo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong buổi phát thanh ngày 19/10/1967, cho biết phía CSBV sẽ tự nguyện ngừng bắn từ 01h00 sáng ngày 27/1/1968 đến 01h00 sáng ngày 3/2/1968 để người dân cả nước ăn Tết. Phía Mặt trận Giải phóng miền Nam VN cũng tuyên bố ngừng bắn trong suốt 7 ngày nói trên, trong buổi phát thanh ngày 17/11/1967 của Đài phát thanh Giải phóng (xem tài liệu bên dưới).
Thông báo như thế, rồi sau đó CSBV nuốt lời, bất ngờ đánh úp ngay trong Tết Mậu Thân khi người dân cả nước đang vui xuân cùng gia đình. Và 50 năm sau, những người cộng sản vẫn tiếp tục ca ngợi sự tráo trở của mình, cho rằng đó là “khôn ngoan“. Với người cộng sản, họ luôn lấy “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, sẵn sàng thực hiện bất kể mưu hèn, kế bẩn nào, miễn là đạt được mục đích.
Còn cái gọi là ‘Tổng tấn công đạt kết quả ngoài dự kiến‘ mà TS Vũ Cao Phan ca ngợi đó là gì? Nhiều tài liệu cho thấy, so với lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa, những người lính phía CSBV và lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam bị giết chết nhiều hơn trong trận Mậu Thân. Tại sao gọi đó là “chiến thắng” hay “đạt kết quả ngoài dự kiến” khi quân mình chết nhiều hơn quân đối phương?
Nếu đọc kỹ các bài viết từ phía những người cộng sản, có thể thấy, “chiến thắng” mà họ ca ngợi trong trận Mậu Thân không phải là họ “giết chết nhiều lính Mỹ, ngụy”, mà họ thắng là do đã gây được tiếng vang vì đã làm cho rất nhiều người bị giết chết trong trận Mậu Thân từ các phía, kể cả những người dân thường, để người dân Mỹ nhìn mà sợ, rồi xuống đường biểu tình phản chiến, kêu gọi chính phủ Mỹ rút quân khỏi miền Nam. ‘Tổng tấn công đạt kết quả ngoài dự kiến‘ mà TS Vũ Cao Phan ca ngợi là thế đó.
Tài liệu thông báo ngừng bắn của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam:
____
‘Tổng tấn công đạt kết quả ngoài dự kiến’
14-2-2018
Cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiến sĩ – sử gia Vũ Cao Phan nói rằng một hệ quả ‘ngoài dự kiến’ của tổng tiến công đầu năm 1968 là Hoa Kỳ phải xuống thang và cuối cùng là cuộc chiến kết thúc.
Được hỏi nhân kỷ niệm trận Tết Mậu Thân 50 năm về trước rằng sự kiện này cần được nhìn nhận ra sao ở góc độ lịch sử, ông Vũ Cao Phan cho biết qua điện thoại từ Hà Nội:
Tiến sĩ Vũ Cao Phan: Một câu hỏi quá bao quát nhưng khôn ngoan. Tôi cũng xin cố gắng “khôn ngoan” theo cách có thể, nghĩa là chỉ đề cập đến những vấn đề mà mình hiểu biết và quan tâm. Dù là thuộc về một bên trong cuộc chiến và trực tiếp cầm súng (tôi có mặt trong quân ngũ 28 năm), nhưng tôi sẽ trả lời trong tư cách một nhà sử học, bám theo chân lý.
Thứ nhất phải nói là đây là một sự kiện có tính quyết định trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ. Tôi cần phải nhấn mạnh, nó tạo ra bước ngoặt, là sự kiện khiến thay đổi cục diện chiến tranh.
Ta đã biết: do Mậu Thân, Tổng thống Johnson đã bác yêu cầu của tướng William Westmoreland tăng cường thêm quân Mỹ tại chiến trường lên con số 60 vạn, tuyên bố không tái tranh cử Tổng thống, chấp nhận đàm phán theo điều kiện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chấm dứt ném bom và bắn phá Bắc Việt Nam.
Nghĩa là thừa nhận không thể leo thang, không thể tiếp tục chiến tranh. Cuộc đàm phán bốn bên sau đó dẫn đến Hiệp định Paris để cuối cùng Việt Nam giành thắng lợi, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Quyết định ấy của Tổng thống Mỹ bao gồm không ứng cử tổng thống, không tăng cường thêm quân Mỹ ở Việt Nam, cùng với dư luận chính giới Mỹ và phong trào phản chiến diễn ra rầm rộ sau đó (chỉ có 29% ủng hộ chiến tranh trong một cuộc trưng cầu dân ý) đã nói lên tất cả.
Nhưng cũng phải thừa nhận, việc dẫn đến xuống thang, đàm phán là một kết quả khách quan của Mậu Thân, là hệ quả thì đúng hơn. Tức là nằm ngoài dự kiến của cuộc tổng tiến công này.
Các mục tiêu cao nhất về chính trị và quân sự của cuộc tổng tiến công đều không đạt được trong khi tổn thất, thương vong là nặng nề. Không đạt được tôi nói ví dụ chẳng hạn là trong kế hoạch là có thể khởi nghĩa được chính quyền ở một loạt các đô thị, nhất là những đô thị lớn thì hầu như không lập được chính quyền ở một đô thị nào ngoại trừ Huế là có chiếm giữ được khoảng một tháng gì đó, sau đó cũng bị phía Mỹ và quân đội Sài Gòn chiếm lại.
Tổn thất vượt qua con số thương vong thuần tuý ở chỗ: các cơ sở (bên này gọi là cách mạng, bên kia gọi là nằm vùng) lộ diện gần hết, hoặc bị bắt, bị phá hoặc bị bật lên núi.
Sai lầm có thể nói là chiến lược nữa là sau Tết, vẫn tiếp tục lao vào các cuộc tấn công đợt hai, đợt ba…
Năm 1969 kế sau đó được coi là thoái trào, hơn cả thoái trào. Các tài liệu quan trọng cho đến nay vẫn chưa được giải mật để có thể nhìn xem đâu là cơ sở để chủ trương phát động khởi nghĩa, liệu có quá chủ quan? Hay liệu cấp Tổng Hành dinh có nhận được những báo cáo không sát thực tế?
Bởi vì đã có hẳn một lý luận về khởi nghĩa và khởi nghĩa vũ trang trong các giảng đường quân sự và chính trị. Cũng như vậy, đâu là cơ sở để tổ chức các đợt tiến công tiếp theo, trong khi lực lượng tham chiến hầu hết là tân binh. Nhiều tư lệnh chiến trường, như tướng Hoàng Minh Thảo ở Tây Nguyên, đã đưa ra đề nghị ngược lại và lập tức bị chỉ trích.
Dù vậy, như đã trình bày, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đã dẫn đến kết quả tích cực, không chỉ cho phía Việt Nam mà cho cả cuộc chiến.
BBC: Thưa ông, thế còn câu chuyện là cái yếu tố bí mật bất ngờ rồi vấn đề và nghi binh trước, trong và có liên quan đến Mậu Thân, ví dụ có người nói câu chuyện Khe Sanh hay là những câu chuyện khác thì theo ông đây có cái gì mà nổi bật nhất ông chia sẻ được?
Có một thành công khác ít nhiều mang tính quyết định là phía Việt Nam đã giữ được bí mật bất ngờ đến cùng nhờ vào cuộc nghi binh đánh lạc hướng chiến lược đối phương công phu, kéo dài suốt nửa năm cho đến trước ngày nổ súng, điều ít được đề cập trước đây.
Lần đầu tiên toàn bộ cuộc nghi binh chiến lược này đã được công bố trên báo chí Việt Nam (báo Thanh Niên số Xuân Mậu Tuất và tạp chí Lịch sử Quân sự số tháng 1/2018) nhân dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện Mậu Thân, cho thấy nó được thực hiện khôn ngoan như thế nào trên tất cả các lĩnh vực. Những kế hoạch và quyết tâm chiến lược giả được làm rò rỉ tinh vi qua những nguồn mà đối phương không thể không tin cậy, và không chỉ một lần, và không chỉ một chiều.
Những chiến dịch tác chiến thu hút đối phương rời xa khỏi đô thị, đặc biệt diễn ra tại Khe Sanh, nơi những sư đoàn danh tiếng của Việt Nam đã thực sự có mặt, thực sự giao tranh làm dấy lên quan ngại thực sự về một “Điện Biên Phủ” mới.
Theo với đó, các hoạt động tuyên truyền, các thông điệp ngoại giao của Việt Nam đã cộng hưởng tích cực, đến mức tướng Westmoreland dù thậm chí đã nghi ngờ giọng điệu trong một bài viết của tướng Giáp là có tính chất nghi binh, nguỵ trang ý đồ thật nhưng lại không thể chỉ ra điều gì thật sự ẩn chứa phía sau.
Bất ngờ là yêu cầu hàng đầu của chiến tranh, chiến đấu. “Việt Nam đã giành được bất ngờ hoàn toàn. Thất bại về tình báo (của Mỹ) là ngang với trận Trân Châu Cảng”, như tôi được biết là Từ điển của Học viện Quân sự West Point của Mỹ, đã viết như thế.
Tôi muốn nói thêm về vấn đề phương pháp luận sử học trong nghiên cứu sự kiện này. Với một sự kiện có thể có những cách nhìn khác nhau như Mậu Thân, nếu không quan sát toàn diện, không nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thiếu các luận chứng hoặc ít nhiều thiên kiến đều có thể đem đến những cách hiểu khác.
Ví dụ. Trong khi người Mỹ – một bên tham chiến – gọi cuộc chiến tranh này là chiến tranh Việt – Mỹ hay chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Đông Dương lần thứ hai thì một số người Việt Nam lại gọi đây là nội chiến, lấy hình thức làm bản chất. Càng vô lý hơn khi cho rằng có một cuộc xâm lược mang ý thức hệ. Ý thức hệ ấy chỉ là người bạn đường ngẫu nhiên của lịch sử mà thôi, mọi sự gán vào đều khiên cưỡng.
BBC: Ông có thể cho biết vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự kiện Mậu Thân? Có thông tin cho rằng ông Giáp đã không có mặt tại Việt Nam vì phải ra nước ngoài chữa bệnh?
Cuối 1967, ông Giáp có đi chữa bệnh ở nước ngoài. Không chỉ ông mà cả ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn đều cũng có đi chữa bệnh. Các vị ấy phải làm việc nhiều trong điều kiện chiến tranh gian khổ, điều này dễ hiểu. Ông Duẩn về ngay trong tháng 10. Ông Hồ về trong tháng 12 để chủ trì hội nghị cuối cùng của Bộ Chính trị cho sự kiện Mậu Thân, sau đó lại phải tiếp tục đi chữa bệnh. Còn ông Giáp trở về sát những ngày có cuộc Tổng tiến công.
Trong hồi ký của mình, ông Vũ Kỳ, Thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, việc đi chữa bệnh của ông Hồ và ông Giáp được thực hiện theo cách “nửa kín, nửa hở” trước sự theo dõi chặt chẽ của các con mắt tình báo. Tùy suy luận. Nhưng điều này có thể đã góp phần đánh lạc hướng đối phương – như tôi đã nói – đang cố gắng phân tích các động thái liên quan đến mùa khô năm 1967 – 1968.
BBC:Nên hiểu những hố chôn tập thể ở Huế như thế nào?
Chiến sự diễn ra ác liệt giữa hai bên. Bom tạ và pháo bầy trút xuống nội đô thậm chí cả trong Thành Nội. Rất nhiều xác chết vô thừa nhận và những cuộc rút lui vội vã dưới bom đạn. Có thể hiểu những hố chôn đông người và cẩu thả là hệ luỵ khó tránh khỏi trong tình hình đó.
Nhưng những xác chết bị trói tay thì sao? Có bao nhiêu xác chết như vậy? Không ai đưa ra số liệu. Trong hàng chục hố chôn tập thể được tìm thấy, có bao nhiêu ngôi mộ như vậy?
Cũng không thấy đưa ra số liệu. Hoặc nghĩa là chỉ có một, do lính Mỹ phát hiện? Và nếu gọi là thảm sát thì có ai chứng kiến hoặc có bằng chứng nóng nào cho thấy điều đó?
Cũng không có một quân đội nào, càng không thể là quân đội nhân dân, được phép tàn sát nhân dân bằng chính những vũ khí mà nhân dân đã trao cho họ. Chỉ có thể hiểu đây là những sự kiện riêng lẻ, có thể là trả thù cá nhân, có thể là xử bắn trong điều kiện bi kịch.
Dù như thế nào việc này cũng đáng tiếc. Nhưng điều tôi muốn nói là những quy kết phi logic và thiên kiến là tai hại, rất tai hại. Nó chống lại dân tộc, chống lại sự đoàn kết dân tộc.
* Trận M.Thân, chỉ riêng ở Huế, lực lượng Bắc cộng gồm quân chính quy, quân du kích Mặt trận và bọn sinh viên học sinh gốc Huế về với mục đích trả thù và tàn sát các gia đình quân nhân công chức. Vì chỉ bọn chúng mới hiểu rõ nhưng thành phần ấy. Phải nói chúng cố tình giết, giết thật chứ không hề giết oan…
* Điều đáng sợ nhất đám sinh viên kia, thường hiền lành…nhưng sau khi ” nhấy núi” được công sản huấn luyện, chúng trở nên vô cùng tàn bạo sắt máu, giết người không nương tay…
Sau 25 ngày giao tranh, cộng quân tử trận rất nhiều, một số đầu hàng, một số ít chạy thoát.
Cám ơn Admin TD đã phát hiện sai lầm của tôi. Xin tạ lổi với ông Vũ Cao Đàm và xin nói lại là Vũ Cao Phan.
Ông Vũ Cao Đàm không phải là một sử gia chân chính có tầm vóc quốc gia và quốc tế, ông chỉ một con chim hót trong lòng, một cán bộ sử học tuyên truyền cho chế độ. 50 năm mà ông Đàm không nhận ra được vết nhơ cho chế độ và lịch sủ đất nước,
Bác nhầm ông Vũ Cao Đàm với Vũ Cao Phan. Đây là Vũ cao Phan, không phải Vũ Cao Đàm.
Nó là sử nô, là trí nô , một đứa như nó “sủa ra” những câu chữ sặc mùi nô bộc của bọn sát nhân CS, thì cũng không có gì lạ. Cái lạ là ở chỗ BBC lại là cái diễn đàn để nó sủa.
đàn chó săn vện nô (đcsvn):
đói ăn mất tính hóa chó săn
đớp sư quào hổ khí hung hăng
nhọn nanh sắc vuốt nhờ oai chủ
chiến công oanh liệt thủm mùi ăn.