Ông Nguyễn Đắc Xuân: Nên tưởng niệm tất cả nạn nhân Huế

BBC

12-2-2018

Ông Nguyễn Đắc Xuân là Ủy viên Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình, hoạt động trên địa bàn từ Cửa Đông Ba tới Cửa Thượng Tứ thuộc Thành Nội trong thời gian xảy ra cuộc chiến Tết Mậu Thân tại Huế. Ảnh: BBC

Trong trận Tết Mậu Thân, Huế là nơi duy nhất đã vừa “tấn công” vừa “nổi dậy”, và chiến trường này chính là lý do chủ chốt dẫn tới việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam sau đó bảy năm, sử gia Nguyễn Đắc Xuân nói với BBC.

Tuy nhiên, đây cũng sự kiện đẩy lực lượng Việt Cộng vào tình thế khốn cùng nhất, khó khăn nhất trong suốt hai cuộc chiến ở Việt Nam, cựu ủy viên Mặt trận Liên minh của phe Cộng sản trong cuộc tấn công vào Huế, thừa nhận.

Yếu tố bất ngờ

Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, pháo binh Bắc Việt đồng loạt công phá thành phố, mở màn cho cuộc tấn công vào Huế.

Phe cộng sản nhanh chóng kiểm soát được hầu hết thành phố.

Tình hình ở khu vực phía bắc thành phố Huế sớm trở nên êm ả trong những ngày đầu, ông Nguyễn Đắc Xuân nhớ lại.

“Ngày 31/1/1968, tôi về Huế. Ba bốn ngày đầu không thấy bom đạn gì cả. Tôi ngỡ Mỹ và Mặt trận Giải phóng đã thương thuyết với nhau nên không có chiến đấu gì trong mấy ngày đó.”

“Đó là dịp Tết, hưu chiến. Chỉ có một số điểm quân sự, như ở mấy cửa thành, thì có đội giữ cửa thành.”

“Nhưng Mặt trận Giải phóng đã có nội tuyến ở trong thành. Tới giờ G, toàn bộ các chốt ở những cửa thành đó, đặc biệt là cửa hữu và cửa phía tây, bị thanh toán ngay. Đội quân đi vào rất dễ dàng.”

“Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa bị bất ngờ. Dân chúng Huế cũng vậy. Dân chúng Huế tới sáng mai ngủ dậy thấy chúng tôi đi đầy trong thành phố, chỗ nào cũng có mặt.”

Tuy nhiên, vẫn có một số địa điểm quan trọng mà phía Cộng sản không kiểm soát được, như Đồn Mang Cá, sân bay Tây Lộc ở phía bắc thành phố, hay khu phái bộ cố vấn Mỹ.

Cuộc chiến thực sự ở khu vực phía bắc thành phố, nơi có khu di tích Cố đô, chỉ “nổ ra sau đó chừng 5, 6 ngày”, ông Nguyễn Đắc Xuân kể lại.

Ở phía nam thành phố, bên bờ nam Sông Hương, cuộc giao tranh nổ ra sớm hơn, bởi có “sân bay Phú Bài và những cơ quan quân sự đóng ở đó.”

Phản kích khốc liệt

Trong thời gian giao tranh kéo dài tới cuối tháng 2/1968, đã có lúc phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa như phải đối diện với một đối thủ vô hình.

Lúc ban đầu, phía Việt Cộng áp dụng chiến thuật lẫn vào trong dân, khiến “Mỹ không biết lực lượng là bao nhiêu”.

“Mặt trận Giải phóng không dàn quân. Đánh là đánh bí mật, giấu quân chứ không đứng hàng ngang tiến lên,” ông Xuân nói.

Tuy nhiên, sau khi bị lộ diện, quân Cộng sản đã bị hỏa lực đối phương tấn công dữ dội.

“Tàu chiến từ dưới Sông Hương bắn lên, pháo từ Hạm đội 7 bắn vào. 80% Thành phố Huế tan nát do bom đạn từ xa dội xuống,” ông Xuân nói.

“Mặt trận Giải phóng không thể đỡ nổi. Thiệt hại vô cùng lớn.”

“Họ xả súng, thả bom nhiều lần. Lúc chúng tôi từ dưới hầm đi lên, cảm giác như mình đứng giữa cung trăng, tan nát hết.”

“Có những tiểu đoàn phải tăng quân ba, bốn lần, mỗi lần 400 người. Vậy mà cuối cùng, khi rút ra chỉ còn có 7, 8 người hoặc vài chục người thôi.”

“Sự phản kích của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đẩy lực lượng giải phóng, đẩy chúng tôi vào chỗ khó khăn nhất trong hai cuộc chiến tranh Việt Nam.”

Thời điểm khốc liệt nhất cho lực lượng Cộng sản trong cuộc chiến tại Huế là “khi rút ra khỏi thành phố”, theo ông Nguyễn Đắc Xuân. Tuy nhiên, sự khó khăn tiếp tục kéo dài sau đó, “suốt năm 1968”.

“Lên trên rừng hết sức khó khăn. Gạo, cơm không có. Không có thức ăn, phải ăn rau rừng. Nhà cửa lúc xưa tưởng là về rồi, nên có những chỗ đốt trại, bây giờ phải lên xây dựng lại.”

“Đôi khi phải chạy qua biên giới Lào, đường 559, để xin gạo từ ngoài Bắc chở vào trên đường 559. Cuộc chiến tranh chưa bao giờ khó khăn đến thế.”

“Đau ốm, chết người. Nếu không được dân chúng bao bọc, không được dân chúng dẫn đường, che chở, thì lực lượng Giải phóng đã chết hết.”

“Tấn công” và “Nổi dậy” ở Huế

Bắc Việt quyết định mở chiến dịch trên toàn bộ Nam Việt Nam vào thời điểm Tết Mậu Thân 1968, với mục tiêu đánh một đòn chí tử cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

“‘Tấn công’ là lực lượng quân đội từ bên ngoài vào. ‘Nổi dậy’ là quần chúng nổi dậy để giúp đỡ cho Mặt trận,” ông Nguyễn Đắc Xuân giải thích.

“Nếu chỉ có quân đội tấn công vô một thành phố thì không thể thành công được. Muốn làm việc đó là phải có sự ủng hộ của dân chúng.”

Nhìn lại cuộc chiến tại Huế, ông Xuân nói rằng Huế là nơi duy nhất đã đạt được cả hai mục tiêu “tấn công” và “nổi dậy”.

“Sở dĩ Huế giữ được hai mấy ngày đó là nhờ sự đóng góp của dân chúng. Ở những chỗ khác, nếu không được dân chúng ủng hộ thì thiệt hại 100%.”

“Tinh thần tấn công và nổi dậy là ở toàn quốc, nhưng tổ chức nổi dậy có được hay là không, thì chỉ có Huế thôi. Các nơi khác không nơi nào kéo dài được quá vài ngày, kể cả ở Sài Gòn.”

“Ở Huế, dù cho thiệt hại rất nặng, nhưng cuộc chiến tạo một bước để cho Mỹ phải thay đổi chiến lược, từ bỏ ý định giải quyết chiến tranh bằng quân đội, bằng chiến tranh, và trở lại với con đường hòa bình, thương lượng, và để Mỹ ra đi.”

“Nhờ đó mà có chuyện ngưng thả bom miền Bắc, rồi đàm phán Hiệp định Paris, từ đó rồi Mỹ rút quân, sau đó mới có kết quả năm 1975.”

Thảm sát ở Huế?

Phía cộng sản trong thời gian kiểm soát Huế cũng đã lập chính quyền cách mạng tại thành phố, “với tinh thần là chiếm thành phố Huế luôn,” ông Nguyễn Đắc Xuân nói.

Sau khi họ rút đi, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nói đã phát hiện được nhiều mồ chôn tập thể tại Huế.

“Chính quyền cách mạng” bị cáo buộc đã tổ chức, thực hiện những vụ thảm sát.

Đây là vấn đề đã được các nhân chứng từ phía VNCH nêu ra ngay sau trận Mậu Thân, và sử gia nước ngoài đã viết sau cuộc chiến Việt Nam.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nay phản bác lại cáo buộc này:

“Sau khi chúng tôi rút chạy sang bên Lào, lực lượng của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đào bới lên tất cả những xác chết, những hầm chôn người. Họ nói là mấy ngàn người, một con số lớn. Họ nói rằng đó là những đồng bào Huế bị Mặt trận Giải phóng giết.”

“Nhưng mà khi tôi đi thực tế và theo tôi hiểu, thì chôn tập thể là bởi khi đó việc chôn một người đã là khó rồi. Cho nên có những hố bom đào lên, hay có cái gì đó có thể chôn được thì tất cả những người chết được cho xuống đó hết.”

“Ít nhất 5, 6 ngàn người lính Giải phóng chết tại Huế, có người nào được đem xác ra ngoài đâu?”

“Có người nào được đem xác ra ngoài đâu?’ ông Xuân lặp lại. “Chôn tại chỗ hết.”

“Việc cho rằng đó là những người do Mặt trận Giải phóng giết là không công bằng.”

“Phạm nhiều sai lầm”

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Xuân thừa nhận đã có “nhiều sai lầm” xảy ra trong cuộc chiến, và trên thực tế việc giết lầm là có thật.

“Bởi thông tin, bởi trình độ, nên có nhiều người bị oan.”

“Trong cuộc chiến tranh đó, lực lượng hai bên có phạm nhiều sai lầm.”

“Trình độ những người lính Giải phóng phần lớn là những người nông dân mới ngoài 20 tuổi, đi vô trong một thành phố như thế này, họ đâu hiểu hết thành phố đó như thế nào.”

Những người bị giết oan tại Huế không chỉ gồm người Việt, mà còn cả người nước ngoài, ông Xuân xác nhận.

“Những người lính đâu có phân biệt được giữa người Mỹ với người Pháp hay người Đức?”

“Họ thấy người phương Tây là cho rằng là người Mỹ hết. Và bởi trong chiến tranh, nên khi cho là Mỹ là họ bắn thôi.”

“Đã xảy ra việc các giáo sư người Đức, người đã làm nên Đại học Y khoa hiện nay… bị những người lính Giải phóng tưởng là người Mỹ, nên bắn chết hết.”

Quan điểm trên cũng được một cựu chỉ huy Cộng sản nêu ra.

Cách đây 30 năm, tư lệnh chiến dịch Mậu Thân tại Huế, Lê Minh từng nói “trong chiến tranh, không thể nào không sai lầm”, ông Nguyễn Đắc Xuân nhớ lại.

“Năm 1988, tôi giúp Thành Ủy Huế làm một quyển sách về Huế Mậu Thân 1968. Khi đó, ông Lê Minh, người chỉ huy hồi 1968 đó đã yêu cầu những người cách mạng bây giờ là phải tổ chức minh oan cho những người đã chết. Rất tiếc, đến giờ này, chưa ai làm việc minh oan này cả.”

“Việc đã 50 năm rồi, phải làm phần trách nhiệm đó. Có được chiến thắng rồi, thì trách nhiệm của những người đang lãnh đạo chính quyền là phải tổ chức minh oan cho những người đó.”

“Nhiều người bị oan, không phải của một phía, những người của hai ba phía chứ không phải một phía.”

“Cũng phải giải tỏa. Hàng năm cần lấy ngày Tết Mậu Thân để tưởng nhớ đến những người đã chết, giống như ngày 23/5, là ngày thất thủ kinh đô hồi 90 năm trước, năm 1885, khi Vua Hàm Nghi xuất bôn.”

“Huế cần kỷ niệm ngày 23/5, là ngày thất thủ kinh đô, và ngày Tết Mậu Thân, vốn đã đưa đến chiến thắng chấm dứt chiến tranh Việt Nam.”

“Tôi thấy rằng phải làm tượng đài. Người dân Huế dù cho họ thuộc Việt Nam Cộng hòa hay theo cách mạng, hay không theo bên nào, nếu họ đã chết cho cuộc chiến thắng này thì phải tưởng niệm họ.”

“Phải có trai đàn chẩn tế để thanh minh, giải oan cho những người bị uất ức, những người đã làm nên chiến thắng này.”

Bình Luận từ Facebook

13 BÌNH LUẬN

  1. Tôi ủng hộ việc soi rọi rõ ràng những ngỏ ngách của vấn đề (đương nhiên phải trong sự minh bạch) để những người trẻ thấy rõ ràng hơn. Không cần cấm cản bọn đồ tể nói lên quan điểm của chúng. Bổn phận của chúng ta là vạch rõ những luận điệu giả dối, ngụy biện để làm rõ hơn bộ mặt xảo trá, giả nhân giả nghĩa của chúng nó. Thí dụ như những lời kêu gọi “chân thành” của tay đồ tể NĐXuân này cũng nên được thông tin để mọi người có thể phân tích, xem đồ tể có thật sự buông đao chưa ? Riêng tôi, tôi không tin những tay đồ tể này. Trước đây cũng thế, bây giờ cũng vậy. Tại sao ư ? Nhà “Huế học” NĐXuân đã nói được bao nhiêu sự thật về nỗi đau ngút ngàn của Huế? Nói về Huế mà không nói về biến cố kinh hoàng này thì bức tranh Huế của ông ta đã thiếu đi cái linh hồn của nó ! “Nhà Huế học” hô hào tưởng niệm những người đã “chết cho cuộc chiến thắng”!! Xin hỏi: những cái chết bị trói tay, đập đầu, chôn sống có phải là những cái “chết cho cuộc chiến thắng” không” ? và chiến thắng nào vậy ? Chiến thắng Mậu Thân 1968 ? chiến thắng 30/4/1975 ? Nếu nói về 2 biến cố 1968 và 1975 mà dùng chữ “chiến thắng” thì rõ ràng là chưa diễn tả đúng ý nghĩa thật của nó. Chiến thắng nào xây trên những xác người dân vô tội ? chiến thắng nào lại đưa cả một dân tộc xuống vũng lầy băng hoại về mọi mặt, từ vật chất (môi trường huỷ diệt, tài nguyên cạn kiệt, ngoại bang lấn chiếm….) đến tinh thần (văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại….). Tóm lại, làm sao có thể tin sự chân thành của những tên CS này. Những “đứa con hư của Huế” đem súng đem gươm về hành hình anh em, những kẻ đến những ngày tháng cuối đời vẫn tiếp tục ngụy biện, lừa dối.

    • Ủng hộ bác, cần để những tên như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân lên tiếng, để biết chúng nó đã buông dao chưa, hay vẫn tiếp tục cùng với bọn CS ăn mừng chiến thắng trên những xác người.

  2. Đay là những lời tự thú của N.Đ. Xuân. Xuân từng là trưởng đoàn thanh niên quyết tử, chỉ huy chiến đoàn Nguyễn Đại Thức 1966. Một tên thù hận, khát máu…
    Xuân thú nhận nhiều người bị giết oan, cũng như hàng trăm ngàn dân bị giết oan trong CCRĐ..
    * Trình độ những người lính Giải phóng phần lớn là những người nông dân mới ngoài 20 tuổi, đi vô trong một thành phố như thế này, họ đâu hiểu hết thành phố đó như thế nào.”
    Những người bị giết oan tại Huế không chỉ gồm người Việt, mà còn cả người nước ngoài, ông Xuân xác nhận.
    “Những người lính đâu có phân biệt được giữa người Mỹ với người Pháp hay người Đức?”
    “Họ thấy người phương Tây là cho rằng là người Mỹ hết. Và bởi trong chiến tranh, nên khi cho là Mỹ là họ bắn thôi.”

  3. Bạn đọc muốn xem những gì đã được viết về vai trò của “nhà Huế học” Nguyễn Đắc Xuân trong đợt tổng tấn công tết Mậu Thân thì vào đây:
    http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_LS/UBTTTACS/2014/mt68/toiacdietchungcuahochiminhvadcsvn_2014JAN27.pdf

    Trích một vài đoạn nói về Nguyễn Đắc Xuân:

    Nguyễn Đắc Xuân là người chỉ huy toàn bộ hành động của lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố, hay Đội Vũ Trang Thanh Niên. Vùng họat động cuả lực lượng nầy bao gồm Quận I, Quận II, Quận III thị xã Huế và lực lượng này có khoảng 700 người.
    Có đến tám mươi phần trăm đội viên là thành phần học sinh, sinh viên và những thành phần khác đã thoát ly lên mật khu khi cuộc làm loạn của Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu vào mùa Xuân-Hè năm 1966 tại Huế bị thất bại. Nay sau 2 năm, bọn chúng xuống núi với súng AK-47, B40, dao găm mã tấu, sát hại dân lành vô tội. Hai mươi phần trăm còn lại là bọn nằm vùng và bọn chỉ điểm địa phương tại các Quận I, Quận II, Quận III trong thành phố Huế.
    Phải nói rõ ràng minh bạch và chính xác rằng: Lực lượng An Ninh Bảo Vệ Khu Phố do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy là một lực lượng tàn bạo nhúng tay vào máu đào của đồng bào Huế vô tội nhiều nhất, gây kinh hoàng tang tóc đau thương cho đồng bào Huế suốt 624 giờ bọn chúng chiếm Huế nhiều nhất.
    6- Lực lượng “Nghĩa Binh Cảnh Sát” Nguyễn Đắc Xuân còn tổ chức lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát và giao cho Quận Trưởng CSQG/VNCH Nguyễn Văn Cán, nguyên Trưởng Ty CSQG thị xã Huế trong thời gian phản loạn 1966 do Trí Quang chỉ huy.
    Lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát này quy tụ được một số nhỏ nhân viên của BCH/CSQG/ Thừa Thiên-Huế bị kẹt trong vùng địch phải ra trình diện với bọn chúng. Nguyễn Đắc Xuân giao cho Quận Trưởng Cảnh Sát Nguyễn Văn Cán chỉ huy nhóm này. Mục đích của bọn chúng khi nặn ra lực lượng nầy chỉ là để tuyên truyền với quốc nội và quốc tế là lực lương Công An Cảnh Sát Ngụy đã quay đầu về với Cách Mạng chống lại Ngụy Quyền Sàigon và Đế Quốc Mỹ xâm lược. Thế nhưng toi công cho bọn Việt Cộng, chỉ một thời gian ngắn sau đó một số đoàn viên trong lực lượng nầy đã đào thoát về trình diện BCH/CSQG Thừa Thiên Huế, một số khác chưa kịp trốn đi liền bị bọn chúng dẫn đi chôn sống.
    7- Lực Lượng Nghĩa Binh Nguyễn Đắc Xuân giao việc tổ chức Nghĩa Binh cho Đại úy Nguyễn văn Lợi, một sĩ quan QLVNCH. Lực lượng nầy chỉ có tiếng mà không có miếng vì trên thực tế chẳng có quân nhân nào tham gia, chỉ có khoảng 10 tên lao công đào binh mà thôi, và chẳng có một hoạt động nào cả. Như đã nói ở phần trên mục đích của cộng quân khi tổ chức lực lượng Nghĩa Binh là bọn chúng chỉ nhắm vào vấn đề truyên truyền dối trá tại quốc nội cũng như quốc tế rằng: “Chính sách binh vận của bọn chúng đã thành công. Ngụy quân quay súng trở về với Cách Mạng.”
    8- Tòa Án Nhân Dân tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968 Theo lời khai của Thành ủy viên Thành ủy Huế, Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan bị chúng tôi bắt vào tháng 5/1972 tại Huế thì:“Khi Khu Ủy Trị Thiên quyết định thành lập Tòa Án Nhân Dân tại mặt trận Huế, Tống Hoàng Nguyên Trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, Hoàng Lanh Thường vụ Thành Ủy Huế và tôi (tức Hoàng Kim Loan) đã hội ý với nhau rất kỷ. Lúc đầu cả ba chúng tôi nhất trí đưa Nguyễn Đắc Xuân làm chủ tịch Tòa Án Nhân Dân, nhưng sau đó Thường Vụ thành ủy Hoàng Lanh đổi ý, đề nghị đưa Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện là Tổng Thư Ký của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là nhân tuyển tốt nhất, vì đây là một lực lượng kết hợp các thành phần trí thức, tôn giáo, những nhân vật có uy tín tại Huế đứng lên chống Thiệu-Kỳ, chống Mỹ. Vậy Tòa Án Nhân Dân giao cho Tổng Thư Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đại diện dân chúng Huế ngồi xử các tên ác ôn, các tên tay sai của Thiệu-Kỳ, và của Đế quốc Mỹ xâm lược là thích hợp nhất”.
    Ngày mùng 3 Tết Mậu Thân 1968 tức ngày 1-2-1968, hãy nghe đài phát thanh Hà Nội phát đi bản tin như sau:
    “Tại Cố Đô Huế dân chúng đã tổng nổi dậy thành lập Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Đây là một lực lượng kết hợp nhân sĩ, trí thức, sinh viên và tôn giáo lớn (Phật Giáo) yêu nước, nhằm đứng dậy chống đế quốc Mỹ xâm lược và đám tay sai bọn “Ngụy Quân Ngụy Quyền”.
    Lực lượng nầy đã thành lập Chính Quyền Cách Mạng Tỉnh, Quận, thành lập đội An Ninh Khu Phố, lực lượng Nghĩa Binh, lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát, cũng như thành lập Tòa Án Nhân Dân”.
    Đài phát thanh Hà Nội loan tin trên hơi muộn màng. Bởi vì Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình, cũng như Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế đã được đẻ ra trước tết Mậu Thân vào thời điểm tháng 12/1967 trong một kế hoạch đã được soạn thảo họp tới họp lui của Bác Đảng, và khi mà “ấu chúa” Lê Văn Hảo ở Huế đã được cân nhắc chọn lựa bởi đảng cộng sản mãi tận Hà Nội, rồi được Hoàng Kim Loan đưa lên mật khu để được chăm sóc giáo dục, trước khi được sắc phong và nhận chỉ thị thi hành của cơ quan Khu Ủy Trị Thiên và Thành Ủy Huế. Do đó khi từ mật khu trở lại Huế thì y đã là “quan đầu tỉnh” với hai chức chủ tịch rồi!
    Khi mở miệng chối tội làm cộng sản trên đài RFA, tôi xin được hỏi ông Tiến Sĩ Lê Văn Hảo, thử xét lại có ai được đặt trong các chức vụ lớn nhỏ của cộng sản mà tay không hề được từ chi bộ đảng đến trung ương đảng duyệt xét? Huống hồ gì trong giai đoạn chiến tranh thì những con bài chủ lực bắt buộc phải là những kẻ tay chân thân tín đồng bọn với chúng. Còn chuyện chúng vắt chanh bỏ vỏ sau này lại là chuyện khác, không thể dùng chuyện chúng nó không xài ông nữa để chứng minh là ông không hoạt động cộng sản. Ông Lê Văn Hảo có chối rằng ông đi chơi lang thang rồi bị cộng sản bắt giữ rồi cho làm chủ tịch trên cả chục cái đài phát thanh hải ngoại thì cũng vô ích mà thôi! Có biết bao nhiêu người dân đi lang thang đây đó sao chúng không bắt làm chủ tịch mà cộng sản lại lựa bắt ông Tiến Sĩ, bạn bè với Hoàng Phủ Ngọc Tường tên cộng sản sắt máu, về làm chủ tịch? Những hoạt động móc nối của đám cộng sản tại Pháp với nhóm trí thức ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản không ai mà không biết ông thưa ông. Không ai bắt ông làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thị Xã, cũng chẳng ai ép ông làm chủ tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, mà phải nói là đây là một vinh dự Bác Đảng đã ban cho ông mà ông đã từng rất hãnh diện, thưa ông Tiến Sĩ Nhân Chủng Học Lê Văn Hảo!
    Tóm lại Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, các đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát, Nghĩa Binh Quân Nhân v.v mà Việt Cộng trình làng trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế có hai mục đích rõ rệt:
    1- Dùng những lực lượng nầy để lôi cuốn quần chúng Huế tham gia vào cuộc tổng nổi dậy, một hình thức như năm 1966 khi bọn Cộng sản kết hợp với Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Siêu gây ra vụ Phản Loạn Miền Trung. Bọn chúng thành lập Chiến Đoàn Quân Nhân Phật Tử Nguyễn Đại Thức, Lực Lượng Cảnh Sát Phật Tử, Lực Lượng Sinh Viên Học Sinh Phật Tử Quyết Tử của Nguyễn Đắc Xuân v.v và v.v Nay mùa xuân Mậu Thân 1968 khi Hà Nội xua mười ngàn quân tấn công chiếm Huế, Hồ Chí Minh và Chính Trị Bộ đảng Cộng Sản Việt Nam lại bổn cũ soạn lại, khai sinh một mặt trận chính trị mới, đó là Lưc Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình và các tổ chức Nghĩa Binh, Nghĩa Binh Cảnh Sát, đội An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố. Thật là bình mới rượu cũ, bình mới chỉ là cái tên mới còn rượu cũ không ai khác hơn chính là bọn Việt Cộng Nằm Vùng năm xưa, cũng tuyên truyền là dân chúng “tự ý nổi dậy”. Kịch bản muôn đời của cộng sản vẫn vậy!
    2- Đánh lừa dư luận quốc nội và quốc tế rằng tại Huế có “Tổng Nổi Dậy”, rằng dân chúng Huế đã tự phát thành lập các lực lượng rất “quần chúng” để nổi dậy. Từ dân chúng đến quân đội, cảnh sát, trí thức sinh viên, Phật Giáo, đồng loạt đứng lên chống chính phủ VNCH, chống trung ương Saigòn, chống đế quốc Mỹ xâm lược!
    Thế nhưng, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam và tên Hồ Chí Minh đã ước tính hết sức sai lầm. Đúng ra chúng đã hoang tưởng nên chuốc lấy thảm bại nặng nề trong màn kịch này. Dân chúng Miền Nam cũng như chính phủ quốc tế biết rõ trò hề của Cộng Sản Bắc Việt: toàn bộ các lực lượng này nọ chỉ là sự đội lốt trá hình láo lừa của bọn cộng sản Hà Nội và bọn Việt Cộng nằm vùng. Huế trong Tết Mậu Thân 1968 chẳng hề có cuộc tổng nổi dậy nào của quần chúng nhân dân mà chỉ có sự giết người man rợ của cán binh Bắc Việt và đám đồ tể nằm trong lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.
    Lực lượng Quân đội Nhân Dân, Quân Giải phóng của Hồ chí Minh đến vùng nào, chiếm vùng nào, thì dân Huế kinh hãi bỏ trốn khỏi vùng đó bằng mọi giá. Viết đến đây thì tôi bỗng nhớ lại lời nói của phó chủ tịch Thích Đôn Hậu nói với dân biểu Nguyễn Lý Tưởng rằng “Quân Đội Giải Phóng Miền Nam đi đến đâu cũng không làm rơi rụng một ngọn lá khoai!”
    Đúng, bọn Việt Cộng không làm rơi rụng một ngọn lá khoai nào cả mà chỉ làm rơi rụng thây người xuống các hố chôn tập thể trong khắp thành phố, thôn làng, núi đồi Thừa Thiên- Huế!
    Thất bại chua cay vì không phát động được cuộc tổng nổi dậy tại Huế, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cho lệnh Tướng VC Trần văn Quang Tư lệnh mặt trận Trị Thiên và Lê Chưởng, Chính Ủy quân khu Trị Thiên áp dụng biện pháp “Bạo Lực Cách Mạng” hay “Bạo Lực Đỏ” để răn đe và trừng trị dân chúng Huế.
    Trách nhiệm thi hành Bạo Lực Cách Mạng được giao phó cho 3 tổ chức: lực lượng an ninh Khu Ủy Trị Thiên của Tống Hoàng Nguyên, Lực lượng Công An Thừa Thiên-Huế của Đại Tá Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh, và quan trọng hơn cả là lực lượng An Ninh và Bảo vệ Khu Phố của tên đồ tể Nguyễn Đắc Xuân.
    Sau nầy, theo lời tường trình của hầu hết thân nhân nạn nhân bị Việt Cộng sát hại, thì hầu như có đến 80% những nạn nhân bị bắn tại chỗ, hoặc bị bắt đi, đều do Nguyễn Đắc Xuân và những tên đồ tể trong lực lượng của Nguyễn Đắc Xuân thực hiện.
    Điều nguy hiểm và kinh hoàng nhất của dân Huế trong 22 ngày Việt cộng tàn sát đồng bào Huế chính là lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, vì các thành viên trong lực lượng nầy một trăm phần trăm là những thành phần địa phương trong lực lượng tranh đấu phản loạn của Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu vào năm 1966 nên chúng biết rất rành rẽ nhân sự và địa lý của Huế, do đó bạo lực cách mạng đã được bọn chúng “phát huy” một cách vô cùng hiệu quả: chiến lợi phẩm và thành quả cách mạng của bọn Nguyễn Đắc Xuân đó là xác chết và mồ chôn tập thể tràn ngập xứ Huế. Bọn này vào năm 1966 thoát ly lên mật khu, nay xuống núi trở lại Huế với lòng hận thù ngút trời, hăng say chém giết sát hại đồng bào. Vì là người địa phương nên bọn chúng nắm chắc chắn rõ ràng địa chỉ lý lịch những đối tượng mà bọn chúng muốn muốn thanh toán.
    Vì bọn sát nhân nầy quá đông, nên tôi chỉ có thể nêu điển hình một số ít nhân vật quan trọng chủ chốt trong lực lượng Vũ Trang Thanh Niên của Nguyễn Đắc Xuân:- Tôn Thất Dương Tiềm, Giáo sư- Hoàng văn Giàu, phụ khảo Giáo sư Đại Học Huế- Nguyễn Đóa, nguyên giám thị trường Quốc Học, Giáo sư Bồ Đề.- Nguyễn Thị Đoan Trinh, sinh viên Dược Khoa Đại Học Sàigòn- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Giáo sư Quốc Học.- Hòang Phủ Ngọc Phan, Sinh viên Y Khoa.- Lê Hữu Dũng, sinh viên Đại Học Saigon, con trai tên cán bộ nằm vùng Lê Hữu Tý.- Nguyễn Thúc Tuân, Giáo sư, nguyên nhân viên Pharmacy Trường Tiền.- Nguyễn Tròn, bồi bàn tiệm ăn Quốc Tế.- Diệu Linh, thầy bói- Nguyễn Bé, thợ nề- Tên Gù, tiệm bán thuốc lá Cẩm Lệ ở đường Trần Hưng Đạo.- Thiên Tường, chủ tiệm thuốc bắc tại đường Duy Tân, An Cựu, Huế- Hai con trai của Thiên Tường là cán bộ Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn tại Tỉnh Thừa Thiên.Nguyễn Hữu Vấn, Giáo sư Âm nhạc, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận I Nguyễn Thiết, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận II.
    Lê Minh Trường. Và quá nhiều… tôi không thể nhớ hết!
    Sáng sớm Mùng 2 Tết, sau khi lá cờ của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình được treo trên Kỳ Đài Phú Văn Lâu và chính quyền cách mạng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Xã Huế, Chính Quyền Cách Mạng Quận I, Quận II đã thành lập xong, Lê Chưởng (tức Lê Khả Phiêu) Chính Ủy Khu Ủy Trị Thiên, Tống Hoàng Nguyên Trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, các thành ủy viên Thành Ủy Huế như: Hoàng Kim Loan, Phan Nam, Hoàng Lanh, Trưởng Ty Công An VC Thừa Thiên-Huế Đại Tá Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh và Nguyễn Đắc Xuân kẻ chỉ huy lực lượng An Ninh và bảo vệ Khu Phố của 3 quận Thị xã Huế bắt đầu khởi động cuộc tổng nổi dậy hay danh từ mà bọn cộng sản đã gọi là “tổng khởi nghĩa” cướp chính quyền.
    Từ sáng sớm ngày mùng 2 Tết và những ngày kế tiếp, Nguyễn Đắc Xuân với lực lượng cơ hữu của hắn là các đoàn viên trong tổ chức An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố đi khắp ba quận thị xã Huế Quận I, Quận II, Quận III, kêu gọi đồng bào “hãy treo cờ của Ôn lên (Ôn Đôn Hậu), nếu không có thì treo cờ Phật Giáo lên!” (lời này chính Nguyễn Đắc Xuân đã xác nhận trong cuốn hồi ký của y). Kế tiếp bọn chúng lục soát từng nhà, chận hỏi dân chúng chạy giặc, tìm kiếm bắt giữ và hạ sát ngay tại chỗ bọn “Ngụy ác ôn”.
    Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân và đồng bọn đã cố gắng kêu gọi thúc giục đồng bào tham gia các cuộc biểu tình do bọn chúng tổ chức để gọi là “tổng nổi dậy”, “tổng khởi nghĩa” tại ba quận trong thành phố Huế.
    Thế nhưng mọi sự đã ngoài ước tính của bọn chúng, đám tử thần Nguyễn Đắc Xuân và đồng bọn đi đến đâu thì dân Huế hốt hoảng kinh hoàng chạy đến đó. Họ chạy để tránh xa tử thần tránh xa Việt Cộng, chạy nói theo kiểu người Huế là “chúi mũi chúi lái, chạy vắt chân lên cổ, chạy không dám nhìn lui”, thì thử hỏi dân chúng Huế, tổng nổi dậy ở đâu? Tổng khởi nghĩa ở đâu? Tổng bỏ chạy, tổng tàn sát thì có!
    Vậy mà ngày mùng 3 Tết Mậu Thân 1968, đài phát thanh Hà Nội loan tin: “Dân chúng Cố Đô Huế đã tổng nổi dậy cướp chính quyền”! Quả thật Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản Việt Nam và đồng bọn tay sai thật là một bọn nói láo không biết ngượng miệng.
    Tức giận và mất mặt vì dân Huế không theo bọn chúng như ước tính, cộng quân và đám tay sai không thể tổ chức được cuộc tổng nổi dậy tại Huế, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và đám Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam liền quyết định áp đụng biện pháp mạnh là “Bạo Lực Cách Mạng, Bạo Lực Đỏ” để áp lực, để răn đe khủng bố và trả thù dân chúng Huế.
    Máu của dân Huế đã nhuộm đỏ dòng sông Hương, xương của dân Huế đã chất cao quá núi Ngự Bình trong cuộc thảm sát ghê rợn và kinh hoàng suốt 624 giờ, của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam, và đám tay sai nằm vùng.

  4. Xin hỏi các luật gia: Nghe nói tổng thống Phi Luật Tân sẽ bị đem ra tòa án quốc tế xử tội “chống nhân loại”, vậy có thể đem những đao phủ HPNT, Nguyễn Đắc Xuân ra tòa án xử như là những tên đồ tể “diệt chủng” được không?

  5. Dân chúng muốn biết Nhà Huế học NDXuân đã làm gì cụ thể trong lần về Huế thăm bạn củ trường xưa trong dịp Tết Mậu Thân va hiện giờ nghĩ gì về các hành vi của mình. Ông không cần kêu gọi ai phải tưởng niệm mà phải tỉnh thức vối chính mình và trình bày sự thật của lịch sử. Đây là một công việc mà ông nên làm và mọi người đang chờ đợi.

  6. Kg BBT báo Tiếng dân. Tôi thường vào đọc báo Tiếng dân và thấy rất bổ ích cho tư duy , nhận thức của bản thân về thời cuộc, về hiện tình đất nước, về quá khứ của những người CS. Tôi đã lan tỏa trong bạn bè, anh, em để họ cùng nhận thức đúng đắn, chuẩn xác về những bài viết mà báo ta đã đăng tải. Tuy nhiên những ngày vừa qua, tôi thấy BBT đã cho đăng nhiều bài như bài này về một vụ việc đã quá rõ ràng, là vụ thảm sát đoa62ng bào ta ở Huế – MT 1968 của bọn CS Hà Nội. Với tôn chỉ mục đích là “khách quan, đa chiều” ư ? lầm to, BBT đã vô tình hay cố ý “nối dài” thêm những quan điểm của bọn sát nhân đấy. Hãy chấm dứt ngay cái trò lập lờ này, nếu BBT còn muốn là một tiếng nói chân chính đứng hẳn về phía ND mình, thấu cảm cho thân phận đất nước mình.

    • BBT cho đăng bài này để người ta vô chửi “nhà huyết học” (không phải nhà Huế học đâu nhá) Nguyễn Đắc Xuân đó mà. Không cho đăng thì làm sao biết chúng nó nói gì? Không nên bịt miệng chúng nó, để chúng nó mở miệng, tớ và bác mới hiểu chúng nó nói gì. Nếu Tiếng Dân cũng kiểm duyệt thông tin như CS, thì ai đăng bài của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn đắc Xuân, để chúng ta biết chúng nó nói gì, nghĩ gì hở bác? Tớ ủng hộ đăng bài này. Cảm ơn BBT Tiếng Dân.

    • Tôi cũng ủng hộ việc soi rọi rõ ràng những ngỏ ngách của vấn đề (đương nhiên phải trong sự minh bạch) để những người trẻ thấy rõ ràng hơn. Không cần cấm cản bọn đồ tể nói lên quan điểm của chúng. Bổn phận của chúng ta là vạch rõ những luận điệu giả dối, ngụy biện để làm rõ hơn bộ mặt xảo trá, giả nhân giả nghĩa của chúng nó. Thí dụ như những lời kêu gọi “chân thành” của tay đồ tể NĐXuân này cũng nên được thông tin để mọi người có thể phân tích, xem đồ tể có thật sự buông đao chưa ? Riêng tôi, tôi không tin những tay đồ tể này. Trước đây cũng thế, bây giờ cũng vậy. Tại sao ư ? Nhà “Huế học” NĐXuân đã nói được bao nhiêu sự thật về nỗi đau ngút ngàn của Huế? Nói về Huế mà không nói về biến cố kinh hoàng này thì bức tranh Huế của ông ta đã thiếu đi cái linh hồn của nó? “Nhà Huế học” hô hào tưởng niệm những người đã “chết cho cuộc chiến thắng”!! Những cái chết bị trói tay, đập đầu, chôn sống có phải là những cái “chết cho cuộc chiến thắng” không” ? và chiến thắng nào vậy ? Chiến thắng Mậu Thân 1968 ? chiến thắng 30/4/75 ? Nếu nói về 2 biến cố 1968 và 1975 mà dùng chữ “chiến thắng” thì rõ ràng là chưa diễn tả đúng ý nghĩa thật của nó. Chiến thắng nào xây trên những xác người dân vô tội ? chiến thắng nào lại đưa cả một dân tộc xuống vũng lầy băng hoại về mọi mặt, từ vật chất (môi trường huỷ diệt, tài nguyên cạn kiệt, ngoại bang lấn chiếm….) đến tinh thần (văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại….). Tóm lại, làm sao có thể tin sự chân thành của những tên CS này. Những “đứa con hư của Huế” đem súng đem gươm về hành hình anh em, những kẻ đến những ngày tháng cuối đời vẫn tiếp tục ngụy biện, lừa dối.

    • tôi ủng hộ BTD pót lại ở đây bài này để độc giả có thể còm trả lời, bác bỏ những luận điệu bịp bợm của đao phủ NGuyễn Đắc Xuân, mà ở bên BBC rất khó còm, hầu như không thể pót ở đó những còm lật tẩy tội ác cộng sản

Comments are closed.