26-1-2018
Đại diện Viện kiểm sát trong đại án Ngân hàng xây (VNCB) dựng có đặt ra vấn đề buộc thu hồi hơn 6.126 tỉ đồng từ 3 ngân hàng này để khắc phục hậu quả cho thiệt hại của VNCB.
BIDV, Sacombank, TPBank lập tức cầu cứu Hiệp hội ngân hàng và Hiệp hội này cho rằng “Sau khi nhận được thông tin trên, các tổ chức tín dụng là thành viên hiệp hội nói chung và 3 ngân hàng nêu trên nói riêng đều rất hoang mang, lo ngại về tác động tiêu cực của việc xử lý theo hướng này đối với hoạt động của mình. Việc thực hiện như kiến nghị trên của đại diện Viện kiểm sát sẽ tạo tiền lệ bất lợi, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của các ngân hàng”.
Đã có ý kiến nên thu hồi 3.900 tỉ mà ông Phạm Công Danh đã trả lãi cho nhà Dr Thanh (bà Trần Ngọc Bích con ông Trần Quý Thanh làm đại diện). Giả sử điều đó xảy ra thì là một thảm họa về kinh tế vĩ mô.
Về nguyên tắc “trước pháp luật mọi người bình đẳng như nhau” thì nhà Dr Thanh với con số gửi ngân hàng tính bằng nghìn tỉ với những người gửi ngân hàng trăm tỉ, chục tỉ, vài tỉ hay vài trăm triệu là như nhau về quyền lợi và trách nhiệm. Nếu chứng minh không chỉ VNCB mà các ngân hàng khác cũng có hoạt động cho vay- trả lãi và mức lãi suất được cho là “vượt trần” thì sẽ có bao nhiêu đại án, trung án, tiểu án khác diễn ra.
Nếu tôi là bà Trần Ngọc Bích- đại diện Tân Hiệp Phát, tôi chỉ 1 câu: Tại sao tôi phải chịu trách nhiệm cho hành vì của người khác? Câu hỏi này trả lời cho ý kiến “Nếu chứng minh nguồn tiền trả lãi cho Thanh là từ sai phạm thì phải thu hồi!” Còn nếu ông Phạm Công Danh và gia đình Dr Thanh có cấu kết hay không thì đó là việc của cơ quan điều tra.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam “đề nghị các cấp lãnh đạo có thẩm quyền xem xét, cân nhắc có chỉ đạo xử lý phù hợp vụ việc này”. Vậy thì trách nhiệm giám sát của Ngân hàng Nhà nước ở đâu đwer xảy ra đại án?
Kiến nghị của Viện Kiểm sát tham gia đại án VNCB “chỉa mũi dùi” về phía các ngân hàng thay vì doanh nghiệp hay cá nhân bởi tôi tin họ nhìn ra được 2 điều cốt lõi:
1- Doanh nghiệp và cá nhân gửi tiền là 1 dạng cho Ngân hàng “vay lấy lãi” và xưa nay Ngân hàng không phải là nơi tạo ra giá trị thặng dư vì cho vay chưa bao giờ là sản xuất.
2- “Chỉa mũi dùi” vào dân và doanh nghiệp thì không ai dám gửi tiền vào ngân hàng trong nước nữa vì sợ làm “con tin dự bị” để chịu trách nhiệm về hành vi của người khác.
Đã có: 1 nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xộ khám. 1 Phó Thống đốc khác đã về hưu với bữa tiệc “tri ân” hoành tráng và tưởng là “hạ cánh an toàn”. 1 cựu giám đốc BIDV “ra nước ngoài chữa bệnh”. 1/2 giải Nobel kinh tế bóp nghẹt sức khỏe doanh nghiệp và nhân dân để làm lợi cho ngân hàng.v.v..
Cho ngay ví dụ nóng hổi: BOT hình thành từ đại đa số vốn vay ngân hàng. Phí BOT có lãi ngân hàng trong đấy. BOT thu nhiều năm thì ngân hàng cho vay tạo ra BOT càng lãi dài. Áp dụng bài toán vào bất động sản cũng y chang và điểm cuối là khách hàng- người dân gánh lãi ấy.
Chốt 1 câu dễ hiểu: Tại nước ngoài, ngân hàng phải phá sản trước chứ không phải doanh nghiệp. Tại Việt Nam, khi nào điều đó diễn ra mới thôi xảy ra đại án. Việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng hồi tháng 11/2017 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ 15/01/2018 cho thấy các cấp lãnh đạo đã đi đúng hướng về quản lý kinh tế vĩ mô.
Chứ không phải như cách Ngân hàng Nhà nước mua lại ngân hàng thua lỗ với giá 0 đồng! Vì thua lỗ là âm tiền, mua lại tiền âm để về 0 đồng thì cần có tiền tươi đối ứng. Mà tiền Ngân hàng Nhà nước thì từ đâu ra nếu không phải từ thuế của dân và doanh nghiệp?