Khải Đơn
24-1-2018
Tối qua, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, một nhóm người hâm mộ bóng đá đứng tụm vào nhau chơi một khúc nhạc. Bản nhạc chưa dứt, một ai đó cầm loa hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” Ngay lập tức, nhiều nữ cổ động viên từ một công ty chạy ùa tới, cùng hát ca khúc đó.
Sẽ không nhiều người giải thích được vì sao hễ cứ ở trong những dịp như vậy, đám đông lại hát “Như có Bác Hồ”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, hay “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, dù nhiều người không sống ở thời đại gắn bó với các ca khúc ấy. Với những người sinh sau năm 2000, những khái niệm như “xe tăng”, “kháng chiến đã thành công”, “đường ra trận”, “gánh gạo”… đã trở nên hầu như xa lạ.
Dù như thế, các ca khúc đó vẫn vang lên, bất kể tuổi tác, thế hệ, và thậm chí tình cảm của người hát cũng là thật. Nó gợi nhắc về sự gắn bó của chủ nghĩa dân tộc với thể thao, dù tồn tại dưới hình thức nào, vẫn là một loại keo gắn kết cộng đồng người lại với nhau từ trong tiềm thức. Màu cờ, sắc áo, cách gọi tên, ca khúc, sự thể hiện cuồng nhiệt… trở thành mật ngữ ẩn sau đời sống hàng ngày. Nó chỉ chờ vào khoảnh khắc cuối trận đấu như đêm qua, giữa trung tâm Quận 1 – để biến thành một hành động nhất quán của nhóm người, gắn kết họ và cấu thành khái niệm “dân tộc” bên trong từng cá thể.
Thể thao – chất keo gắn kết quốc gia
Nhà khoa học chính trị Benedict Anderson cho rằng, cộng đồng quốc gia phải được chủ động kiến tạo thông qua sự tưởng tượng, và do đó quốc gia còn được gọi là một “cộng đồng tưởng tượng”. Những thành viên trong cộng đồng đó cần phải nhận ra sự kết nối đặc biệt và duy nhất giữa họ với nhau.
Nhưng tưởng tượng hay thấu hiểu không thì không đủ. Để một cộng đồng trở thành một quốc gia, họ cần phải tương tác với nhau thường xuyên. Những tương tác đó thường là ngôn ngữ, chế độ tôn giáo, giáo dục, văn hóa… Trong đó, thể thao là một trong trong những tương tác quan trọng để chủ nghĩa dân tộc được thể hiện và có cơ hội lan rộng trong cộng đồng.
Nghiên cứu “Chủ nghĩa dân tộc và thể thao” của Đại học Exeter, Anh quốc, miêu tả vai trò này: “Về mặt xã hội, thể thao là quan trọng với chủ nghĩa dân tộc vì nó tạo thành một nghi thức tương tác mà nhờ đó cộng đồng quốc gia trong tưởng tượng có thể trỗi dậy. Dĩ nhiên, thể thao không phải là nghi thức duy nhất hay quan trọng nhất khẳng định sự tồn tại của những kết nối bất tận tạo thành một quốc gia, nhưng nó là một trong những nghi thức nổi bật nhất của xã hội hiện đại.”
Những hình ảnh trong thể thao mà người hâm mộ có thể bắt gặp như đeo cờ đỏ sao vàng khi “đi bão”, cầm ảnh ông Hồ Chí Minh khi chiến thắng tại Việt Nam, hoặc hình ảnh những cầu thủ đội Anh giương cao lá cờ quốc gia, hát quốc ca khản cổ trên sân vận động, hay các tuyển thủ Trung Quốc mặc sườn xám, rơi lệ gục xuống lá cờ Trung Quốc… đều là những biểu hiện sẽ truyền đi thông điệp thổi bùng lên ý niệm về chủ nghĩa dân tộc trong đầu từng người trong cộng đồng. Bạn có thể nhớ lại khi Olympic London 2012 diễn ra, đoàn thể thao Trung Quốc đã nỗ lực thể hiện hình ảnh quốc gia của mình song song với những thành tích đạt được ra sao.
“Các phóng viên sẽ đếm huy chương và coi đó là thể hiện sự chuyển giao quyền lực (nếu Hoa Kỳ thua về số huy chương), dự đoán về sức mạnh không thể sánh được (nếu Trung Quốc vượt qua những chiến thắng cuối cùng). Chủ nghĩa dân tộc rất mãnh liệt ở Trung Quốc, và tôi tin rằng nếu Trung Quốc có đọ sức với Hoa Kỳ ở bất kỳ cuộc chơi nào, người ta sẽ cực kỳ chú ý đến từng chiến thắng như một chỉ dấu của sự trỗi dậy của Trung Hoa.” – nhà nghiên cứu Victor Cha từ Đại học Georgetown từng nhận định về trường hợp của Trung Quốc.
Ông Victor Cha cũng nói: “Điều hài hước là dù các quan chức Trung Quốc luôn nói thể thao không phải chính trị, thì điều không thể chối cãi là bộ máy thể thao do nhà nước điều hành của họ được thiết kế để thể hiện sự ưu việt của vận động viên nước họ, và từ đó thể hiện sức mạnh của mô hình ‘nhà nước-xã hội’ của họ, khi so sánh với phương Tây”.
Sự đồng nhất giữa quốc gia và đội tuyển quốc gia
Mỗi lần đội tuyển Việt Nam thắng trận, các báo sẽ giật tít: “Đêm không ngủ với khát vọng Việt Nam”, “Cơn địa chấn mang tên Việt Nam”, “Báo Trung Quốc: Tiền không mua được thành công như Việt Nam”, v.v.
Ở đây, ta thấy hình ảnh đội bóng được đồng nhất với hình ảnh quốc gia, được các trang thông tin hào phóng sử dụng để nâng cấp lòng tự hào thể thao thành lòng tự hào dân tộc.
Chiến thắng không dừng ở bóng đá nữa mà là chiến thắng của dân tộc. Cú sút không phải là một đường bóng nữa là là “cuộc tấn công”. Chiến thắng không còn là trạng thái nữa, mà phải là “địa chấn”. Những cuộc “đi bão” cũng được “nới tay” cho người dân thể hiện tình cảm nồng nhiệt, thả cửa chạy xe không kiểm soát tốc độ, không cần đội nón bảo hiểm, tụ tập đám đông không bị ai cản. Và ở đâu đó, các yếu tố khác như quốc kỳ, quốc ca, ca khúc kháng chiến… được tận dụng để nâng cao cảm giác tự hào này.
Rõ ràng là hiếm khi nào có dịp để hàng ngàn người cùng tập trung vào chủ đề là quốc gia, dân tộc trong 90 phút liên tiếp, để rồi sau đó, họ có thể hát quốc ca đến khản cổ trên sân vận động, cầm cờ tổ quốc chạy khắp thành phố, trèo lên nóc xe công nông vẫy cờ, đứng lên xe máy tung cờ cũng không ai than phiền. Cho dù trận đấu có là thắng hay thua, sự chia sẻ, đồng cảm, cùng suy nghĩ và giải thích một sự kiện mà màu cờ sắc áo là tín hiệu duy nhất, thì nó cũng góp phần định danh cộng đồng người đó – ở đây là lòng tự hào dân tộc, quốc gia.
Lá cờ là hình ảnh biểu tượng điển hình trong cách thể hiện lòng tự hào dân tộc với thể thao. Nhà xã hội học Michael Billig, khi quan sát cách người Anh giương cờ ở khắp nơi trước một trận chung kết thể thao nào đó, giải thích: “Lá cờ tung bay tuyệt đẹp. Chúng ta không chỉ tự ca ngợi mình một cách phô trương, đầy thể hiện, giương cao rồi hạ thấp lá cờ biểu tượng. Sự ăn mừng thể hiện: sự kiện này là đáng nhớ, như thể đáng nhớ là một tính chất khách quan. Ký ức tập thể điển hình – ‘ký ức của chúng ta’ đã bị hòa vào một ký ức phổ quát chung. Mọi người, hay tất cả những người có nhận thức, đều sẽ nhớ sự bất khả chiến bại của nước Anh.”
“Sự tương đồng giữa thể thao và chiến tranh khá rõ ràng, nhưng rất khó để xác định chính xác tính chất của kết nối này. Ban đầu, có vẻ như thể thao là sự tái hiện nhẹ nhàng của chiến tranh. Quá dễ dàng để nhìn các đội thể thao quốc tế như một biểu trưng của thời chiến. Ở những quốc gia từng thực sự có chiến tranh, giờ đây họ để nguồn năng lượng hung hãn của mình thăng hoa thành những cuộc đấu đầy uy lực trên sân thể thao,” Michael Billig nhận định.
Nó khá giống với cách Trung Quốc làm ở Olympics 2012 khi các vận động viên thể hiện hình ảnh tự hào, mặc trang phục truyền thống khi chiến thắng, hoặc cách người Anh, người Scotland, người Ireland hát quốc ca, mang theo trang phục biểu tượng, nhạc cụ dân tộc và sử dụng các cách biểu đạt tiếng lóng riêng trên truyền thông trong các giải thể thao lớn mà họ tham dự. Và nếu như đội nhà giành chiến thắng, cảm xúc gắn bó, tích cực đồng nhất với hình ảnh chung của dân tộc cũng được nhân lên nhiều lần, mà không cần dụng công nhiều lắm từ chính trị gia hay nhà nước.
Lòng tự hào dân tộc có liên quan tới sự giàu có hay học vị?
Để “đo” xem lòng tự hào dân tộc có tương tác ra sao với một quốc gia, ta hãy xem xét một nghiên cứu của Ørnulf Seippel, giáo sư Trường Thể thao học Nauy, mang tên “Sports and Nationalism in a Globalized World” (Thể thao và chủ nghĩa dân tộc trong một thế giới toàn cầu hóa) đăng trên Tạp chí Quốc tế về Xã Hội Học năm 2017.
Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập được trong thời kỳ 2006 – 2008 ở 25 quốc gia, từ nước nghèo tới nước giàu, từ phương Đông tới phương Tây để hiểu vai trò của thể thao trên bảng “nhiệt kế” chủ nghĩa dân tộc ở nhiều quốc gia.
Câu hỏi được đặt ra cho người tham gia khảo sát là: “Bạn tự hào ra sao khi [quốc gia bạn] có thành tích tốt tại giải thể thao quốc tế hoặc các cuộc tranh tài thể thao?”
Câu trả lời được chia thành: “rất tự hào, “khá tự hào”, “không tự hào gì lắm”, “không tự hào gì cả”, và “không thể chọn được”.
Kết quả thu được cho thấy lòng tự hào dân tộc trong thể thao là một hiện tượng phổ biến, và rất nhiều người cảm thấy tự hào khi các vận động viên nước họ chiến thắng. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức độ tự hào khác nhau khá xa giữa các quốc gia, đi kèm với một số yếu tố khác trong đời sống xã hội.
Trình độ giáo dục và văn hóa có tỷ lệ nghịch với chủ nghĩa dân tộc trong thể thao. Những quốc gia như Thụy Sĩ, Nhật Bản, lòng tự hào dân tộc do thể thao tạo ra thường không cao, và sự tự hào này còn giảm xuống ở nhóm người người có học vị cao hơn. Tuy nhiên, với những quốc gia như Philippines, tỷ lệ tự hào dân tộc lại rất cao vì học vị thấp hơn.
Tương tự như giáo dục, mức thu nhập nhìn chung tỷ lệ nghịch với lòng tự hào dân tộc trong thể thao. Những nước có thu nhập cao hơn ít có xu hướng tự hào dân tộc hơn so với những nước có thu nhập thấp hơn. Trong cùng một quốc gia, những người có thu nhập cao hơn cũng thường ít có xu hướng tự hào dân tộc hơn những người có thu nhập thấp hơn.
Tuy nhiên, tác động của thu nhập tới niềm tự hào thể thao ở những nước giàu hơn thì thấp hơn ở những nước nghèo hơn. Hiểu nôm na là, lòng tự hào thể thao giữa một người giàu và một người nghèo ở một nước giàu (như Nauy, Pháp) thường không khác nhau là bao, nhưng ở các nước nghèo hơn (như Philippines) thì sự khác biệt này là lớn hơn.
Khảo sát cuối cùng rút ra kết luận cho thấy những quốc gia với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) càng thấp, mức độ dân chủ và toàn cầu hóa về văn hóa càng thấp thì lòng tự hào dân tộc dựa trên thể thao càng cao.
Qua tổng thể nghiên cứu, quốc gia/khu vực có lòng tự hào dân tộc trong thể thao thấp hơn là các quốc gia Tây Âu (trong nghiên cứu gồm có Thụy Sĩ, Phần Lan, Na Uy, Flanders và Pháp), trong khi những quốc gia Đông Âu (Ba Lan, Croatia, Nga, Latvia, và Slovenia) có lòng tự hào dân tộc gắn với thể thao cao hơn. Nhóm quốc gia nghèo nhất trong khảo sát gồm có Cộng hòa Dominica, Nam Phi và Philippines là những quốc gia tự hào hàng đầu về thể thao. Ở Châu Á, Hàn Quốc là một quốc gia khá sùng bái tinh thần dân tộc trong thể thao, trong khi ở Nhật Bản và Israel, tinh thần này chỉ ở mức dưới trung bình.
Chính trị gia sử dụng lòng tự hào dân tộc để làm gì?
Thể thao là một nghi thức hiệu quả để quảng cáo hình ảnh tích cực đến người dân. Nếu một quốc gia tuy nghèo, gặp nhiều vấn đề, nhưng đội nhà thi đấu thể thao trên trường quốc tế tốt, những bình luận tích cực, lời khen tặng sẽ khiến hình ảnh của chính phủ đó tốt đẹp hơn trong mắt người dân. Và người dân có vẻ dễ dàng tha thứ cho những điểm xấu mà họ cau mày phê phán trước đó.
Thái Lan là một điển hình của việc chính trị gia sử dụng thể thao để “mua” được cảm xúc tốt đẹp của công chúng dành cho họ.
“Bố già” của nền chính trị Thái, một tỷ phú tên là Newin Chidchob, sau khi bị cấm tham gia vào chính trường Thái vào năm 2008, đã mua lại một câu lạc bộ bóng đá nhỏ ở Bangkok và chuyển nó về thành phố Buriram, ở miền Đông Bắc Thái Lan.
Bảy năm sau, Buriram United trở thành một trong những đội bóng hàng đầu Thái Lan. Từ một chính trị gia thất sủng sau thời cùng cánh với gia đình Thaksin, Newin trở lại là một trong những tên tuổi được người dân Thái ở tỉnh nghèo miền Đông Bắc này yêu thích khi đội bóng Buriram giành được rất nhiều chiến thắng và được cả nước Thái chú ý. Dân địa phương ở Buriram nói rằng tỉnh của họ được biết tới và nổi danh như vậy là nhờ Newin. Ông đã đẩy được lòng tự hào địa phương lên đỉnh cao bằng bóng đá.
Người ta đã quên mất những vết nhơ chính trị của Newin gần chục năm trước, như bỏ tiền mua phiếu bầu, bị cấm tham gia vào chính trị, scandal về giá gạo ở nông thôn Thái, v.v… mà chỉ còn nhớ tới một ông chủ đội bóng và tỷ phú có công với tỉnh Buriram.
Một cách khác để “lấy lòng” và tung hô chủ nghĩa dân tộc dựa vào thể thao có thể quan sát thấy ở Mỹ. Năm 1971, đội bóng bàn Mỹ bất ngờ nhận được lời mời đến Trung Quốc và thi đấu với đội Trung Quốc. Khi ấy, quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng một thời gian dài. Chuyến đi thăm Trung Quốc có thể là động thái tích cực với cả hai nước. Hành động đó được gọi là “ngoại giao bóng bàn” và Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã tận dụng tinh thần hợp tác đó làm bàn đạp cho chuyến thăm của ông sau đó tới Trung Quốc.
Về sau, Nixon nhận thấy rằng thể thao thực sự là một nguồn lực chính trị đáng giá. Ông là tổng thống đầu tiên bắt đầu gọi điện cho các huấn luyện viên và cầu thủ sau những chiến thắng quan trọng. Cách làm này cũng được Tổng thống Barack Obama sử dụng nhiều ở các kênh thể thao và giải đấu có Hoa Kỳ tham dự sau này. (7)
Có như vậy, người ta mới thấy, dù trận đấu chỉ kéo dài 90 phút, cuộc đi bão chỉ ngắn ngủi trong vài giờ, thể thao có thể kéo hàng ngàn người lại dưới một ngọn cờ vui vẻ, tích cực, và dễ chịu. Trong vài giờ, người ta có thể quên đi và tha thứ cho cơn bực bội của giá xăng tăng, trạm thu phí đắt đỏ hay những cơn giận dữ thường nhật trước quan chức tham nhũng và hung hãn. Dù chỉ một thoáng chốc thôi, thì niềm vui đó cũng ở lại rất lâu trong lòng dân chúng, như ông thủ tướng Vũ Đức Đam mặc áo đỏ màu cờ xuống đường đi bão đêm qua.
Nó có vẻ dễ làm và hiệu quả gấp nhiều lần so với việc sử dụng các binh đoàn dư luận viên.
Tài liệu tham khảo:
- Imagined Communities Reflections on the Origin and Spread of Nationalism – Benedict Anderson.
- Nationalism and Sport, trang 6, Đại học Exeter (Anh).
- Nationalism, Competition, and Diplomacy: Asia at the 2012 London Olympics, npr.org.
- Sports and Nationalism in a Globalized World, International Journal of Sociology.
- Banal Nationalism, Michael Billig – trang 119 – 123.
- ‘Kingmaker’ of Thai politics transform rural hometown into sporting boomtown, Strait Times.
- Politics and nationalism in sport, Sage Publishing.
Nhưng dẫu sao, một cách nhìn khác – như Nelson Mandela từng nhận định “Thể thao có sức mạnh làm Thay đổi thế giới. Thể thao có thể tạo ra Hy vọng ở nơi từng chỉ có sự Thất vọng” (Sport has the power to change the world . Sport can create hope where once there was only despair).
Muốn sử dụng sức mạnh ấy để tạo ra “hy vọng & thay đổi tích cực’ vì đã ‘quá thất vọng’ , người dân VN cần được trang bị nhận thức để có khả năng PHÂN BIỆT: Đâu là lợi ích của Dân tộc & Tổ quốc VN ! và Đâu là lợi ích của bọn“Dân Túy đảng ta” ! Phải luôn luôn tỉnh táo tách rời chúng ra, vì sự thật là như thế – ở đây với một ‘chính quyền độc tài toàn trị’ thì dứt khoát không có ‘chất keo’ nào giữa chúng , vì khi tất cả Quyền & Lợi đều tập trung vì lợi ích của chỉ Một bên duy nhất , thì bên kia phải là nạn nhân !
Đảng CSVN , nếu không ‘bán nước’, sẽ chỉ luôn là một phần nhỏ, rất nhỏ của Dân tộc VN – Khi mọi Quyền lực và Lợi ích quốc gia, tập trung trong tay đảng ( với những Thanh, Thăng…vv) thì đó là điều rất là ….không Công bằng ! Khi ấy, ‘đảng ta’ càng giàu thì tất nhiên ‘Dân ta’ sẽ càng nghèo, ‘Đất nước ta’ sẽ càng… mạt gáo . Giỏi’Dân túy’ đến đâu thì Sự Thật hiện nay cũng đã chỉ ra rành rành như thế ! ‘Dân túy’ cũng không phải là luôn luôn ‘bất bại’ !
Bọn “đảng ta’ có thể ‘đi bão’ chung với Dân tộc VN, nhưng ngày hôm sau, nên bắt đầu hoạt động bằng chính kinh phí do đảng viên CSVN tự đóng góp đi ,nên chăng ?
Nếu không, ngoài ‘Bóng đá” thì, sự Tụt hậu, Đói nghèo, Giặc Tàu và… BOT, ‘Bât tuân Dân sự toàn quốc’ …vv, cũng vẫn ‘có Sức mạnh tạo ra hy vọng” mà ?!
(trích )”….một nhóm người hâm mộ bóng đá đứng tụm vào nhau chơi một khúc nhạc. Bản nhạc chưa dứt, một ai đó cầm loa hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” Ngay lập tức, nhiều nữ cổ động viên…” (hết)
Nếu không cực đoan’thượng đẳng’ và biết tôn trọng lân bang thì về bản chất , ‘Chủ nghĩa Dân tộc’ là điều rất tự nhiên, không có gì sai khi mọi người đều yêu Đất nước và Dân tộc của chính họ….Chỉ đến khidanh xưng ấy được dùng như ‘cái vỏ ngoài’ nhằm che dầu cái ruột “Dân Túy’ lén lút ẩn nấp bên trong ! – Với Việt cộng, bóng đá dù thành công hay thất bại- cũng chỉ có Lợi chứ không có Hại cho nền ‘độc tài đảng trị”, vì vậy họ chấp nhận sự tồn tại của nó. thậm chí ,cổ vỏ nó !
‘Chiến thắng’ của bóng đá lại càng đặc biệt quan trọng , khi nó xảy đến cùng lúc mà, cả ‘Hệ thống độc tài thối nát’ bị bục ‘bể phốt’, phơi bày công khai mọi ung nhọt và bế tắt ! Chỉ cần một ‘chiến thắng’ dù nhỏ- thì ‘quân đoàn như có bác Hồ’ và rừng ‘cờ đỏ miễn phí’ cũng sẽ được ban Tuyên huấn tung ra ngay ! Tuyên huấn , dân vận luôn cần có sẵn những lực lượng ‘cò mồi’ hùng hậu ! Và chưa bao giờ Việt cộng thiếu “lực lượng cò mồi quá khích” chuyên chực chờ để xông ra , vui vẻ làm nhiệm vụ ! Và họ luôn thành công …trong ngắn hạn ! Bọn bạc bịp trên hè phố, khi hành nghề không kẻ nào không biết ‘chiêu’ ấy ! Việt cộng là Sư tổ của lũ bạc bịp như thế ! ( e rằng,một số vì lãnh đạo, có lẽ trong thực tế đã xuất thân từ đường phố ) .
Họ cần ‘cò mồi” trong việc ‘Ca ngợi Ta” và ‘Hủy diệt Địch’ …thường gọi lũ cò mồi bằng cái tên khá mỹ miều ‘Tấm gương điển hình’ ( Chẳng hạn , bài báo “ Địa chủ ác ghế” của CB là tín hiệu phát động chiến dịch ,và sau đó từ việc “Trường Chinh lôi cha mẹ ra đấu tố” rồi đám ‘Thẫm phán nhân dân” đấu tố buộc tội một vài nơi …vv, đều là ‘cò mồi’ Hủy điệt Địch” ! Biểu tình chống TT Ngô đình Diệm cò mồi “biến cố Tôn giáo” , ‘thiếu ta Ngụy’ khóc thút thít để cò mồi NQ 36 ‘Hòa giải Hòa hợp’…vv )
————-
(trích)…từ đó thể hiện sức mạnh của mô hình ‘nhà nước-xã hội’ của họ, khi so sánh với phương Tây…Ở đây, ta thấy hình ảnh đội bóng được đồng nhất với hình ảnh quốc gia, ….. lòng tự hào thể thao thành lòng tự hào dân tộc….Chiến thắng không dừng ở bóng đá nữa mà là chiến thắng của dân tộc.( hết)
Mục đích của Việt cộng là như thế mà ? Việt công không có ‘Thể thao’, với Việt cộng thì ‘Chính trị là thống soái” !
Và xin đi thẳng vô luôn vấn đề, việc“đi bão khoát cờ đỏ sao vàng, hò hát ‘như có bác Hồ’ …vv, thiển nghĩ xuất phát từ một ‘lực lượng cò mồi’ nhỏ nhưng phân bố đều các trung tâm , sẵn sàng để thực hiện ‘Quy trình dân vận’ quen thuộc , đại khái như sau :
=>’Ca ngợi chiến thắng của Bóng đá VN’ (rất OK ! Công sức và Tài năng của đội bóng nổi bật ) tức là
=>‘Đó là ‘chiến thắng chung’ của cả Dân tộc VN’ (vẫn còn OK ! bắt đầu Dân túy, công đã là của cả Dân tộc mà ‘đội bóng’ chỉ là một phần ), tức là
=>‘Chiến thắng của cả Đảng CSVN và Dân tộc VN’ ( chỉ còn OK chút xíu, người nghe bắt đầu ngơ ngác khó chịu ! ) tức là
=>‘Tài năng lãnh đạo sáng suốt của Đảng CSVN’ ( rất không …OK , bắt đầu chuyển hẳn sang ‘công lao và tài năng’ của đảng, công sức & tài năng”Đội bóng’ và hình ảnh ‘Dân tộc’ bắt đầu mờ dần ), tức là
=>‘Định hướng XHCN là đúng đắn” ( vô cùng thối tha , thối không thua ‘huân, huy chương ,bằng khen’các loại mà ‘đảng ta’ lập tức in ra và phân phối ! ) tức là
=>‘CN Mac-Lê là ngọn đuốt soi đường, đảng ta chính là Niềm tự hào của dân tộc VN’ , từ đó nên phải “ơn Đảng, ơn Bác , ơn CNXH “ (Cái củ kẹt )
=> ‘Như có bác Hồ ( tức đại ca của đảng ta ) trong ngày vui …vv ( ĐMCS ! )
Quy trình ấy , khởi đi từ công sức HLV và tài năng cá nhân các tuyển thủ, và chủ yếu là tiền bạc các đại gia ( đảng không có gì cả )….cho đến cuối quy trình là nhờ vào… ‘hồng phúc của đảng ta’ ! Trong xã hội ‘độc tài toàn trị’ của Việt cộng không có gì là ‘ngẫu nhiên’trùng hợp’ cả, chắc chắn là như thế !
Và ‘quy trình’ ấy vẫn không đổi , kể từ ngày chiếm lấy công sức cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân VN, cho đến chiếm lấy mọi thành quả đổi mới Kinh tế …vv
Đợi người khác thành công rồi nhảy ra đưa mặt giành công ,cướp lấy về mình, vốn là ‘nghề của chàng” mà !