Bản tin sáng 23-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài: Mỹ thăm Indonesia, Việt Nam: cơ hội để thực thi chiến lược quốc phòng mới. Mục đích chuyến thăm Indonesia và Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis là: “Một trọng tâm quan trọng của chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis là Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự và phương tiện khác, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng nhỏ hơn”.

Ông Joseph Felter, viên chức quốc phòng Mỹ bàn về lộ trình của Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc trong khu vực Tây Nam Thái Bình Dương: “Trung Quốc áp dụng một chiến lược dài ngày trong khu vực, và chúng ta cũng cần phát triển một chiến lược để thể hiện sự chân thành của chúng ta trong tư cách một đối tác đáng tin cậy, có thể cung cấp những sự lựa chọn cho các nước khác”.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis thảo luận về Chiến lược An ninh Quốc gia mới. Ảnh chụp ngày 19/1/2018 tại Washington. (AP Photo/Jacquelyn Martin)
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis thảo luận về Chiến lược An ninh Quốc gia mới. Ảnh chụp ngày 19/1/2018 tại Washington. Nguồn: AP/VOA

RFA đưa tin: Trung Quốc lại đe Mỹ khi ông Mattis thăm Indonesia và Việt Nam. Ngày 22/1/2018, Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ “có bài bình luận tựa đề tạm dịch là ‘Hoa Kỳ không còn thống soái ở Biển Đông nữa’.” Bài viết cho biết, “trong khi những quốc gia ASEAN quan tâm đến vấn đề Biển Đông gần đây có cam kết hợp tác với Trung Quốc, Hoa Kỳ dường như cố làm dậy sóng nhắc họ đến những tranh chấp đó”.

Trong khi Mỹ và các nước đồng minh tìm cách ngăn cản mưu đồ bá quyền của Trung Quốc, lãnh đạo CSVN vẫn duy trì “tình hữu nghị” với “bạn vàng”. Cho nên, Hoàn Cầu Thời Báo mới có lý do để cảnh báo, “Hoa Kỳ chớ có quá tự tin về vai trò của Mỹ tại khu vực Biển Đông; và cũng đừng quá lý tưởng về mức độ các nước ASEAN sẽ theo chính sách của Mỹ”.

Mời đọc thêm: Trong lúc Mỹ rối bời vì Triều Tiên, Trung Quốc đẩy mạnh ảnh hưởng sang Tây Thái Bình Dương (TTVN).

Quan hệ Việt – Trung

“Thành quả” từ mối quan hệ với “bạn vàng”: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Mỗi năm trả nợ Trung Quốc khoảng 650 tỷ, theo VnEconomy. Thêm gánh nặng cho người dân: “Việt Nam có 9 năm để trả nợ cho China EximBank… đã trả nợ được hai năm. Còn 7 năm nữa để hoàn tất việc trả nợ gốc lẫn lãi. Mỗi một năm, kỳ hạn trả nợ chia làm hai lần… Số tiền phải trả mỗi kỳ là 14,4 triệu USD… trung bình một năm, Việt Nam phải trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng vốn vay”.

Bỏ tiền thật ra mua đống rác phế thải của Trung Quốc, để rồi người dân phải nai lưng ra làm trả nợ. Lãnh đạo CSVN ra quyết định vì quyền lợi của các nhà đầu tư từ Trung Quốc, không phải vì quyền lợi của người dân Việt: “Tuy nhiên, số tiền trả nợ trên chỉ là trả cho vốn vay bổ sung 250 triệu USD. Thực tế, trước đó, Việt Nam còn một khoản vay Trung Quốc làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông là 419 triệu USD”.

Mỗi năm trả nợ Trung Quốc ít nhất 650 tỷ đồng tiền vay vốn làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: VnEconomy

Việt Nam trong vòng Hán hóa: Khánh thành Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam vào năm 2019. RFA cho biết, lãnh đạo CSVN sẽ để Trung Quốc xây trung tâm văn hóa ở thủ đô Việt Nam, dự kiến khánh thành trong năm 2019. “Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hoàng Du, giám đốc bộ phận văn hoá của Khu tự trị Quảng Tây cho biết, Trung tâm này do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ và sẽ đảm nhiệm việc tổ chức các cuộc thi thể thao, văn hóa, các chương trình và hội thảo nhằm quảng bá nền văn hoá của Hoa Lục”.

Bài viết cho biết thêm: “Chính quyền tỉnh Quảng Tây sẽ trực tiếp tham gia xây dựng trung tâm này. Quảng Tây là một tỉnh giáp ranh với Việt Nam, được nói là đóng vai trò quan trọng trong hợp tác giữa Trung Quốc với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) vẫy tay chào công chúng trong lễ tiếp ở phủ Chủ tịch tại Hà Nội hôm 12/11/2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) vẫy tay chào công chúng trong lễ tiếp ở phủ Chủ tịch tại Hà Nội hôm 12/11/2017. Ảnh: AFP

Mời đọc thêm: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Trả nợ đúng hạn cho China EximBank dù dự án chậm tiến độ (VNF). – Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ: Trả lãi đúng hạn (ĐV).

Nhân quyền ở Việt Nam

Trang Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Sáng nay tòa An Giang xét xử sơ thẩm cha con ông Vương Văn Thả. “Chỉ còn hơn 2 giờ đồng hồ nữa, hai cha con ông Vương Văn Thả và Vương Thanh Thuận cùng hai anh em ruột Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Nhật Thượng bị tòa án tỉnh An Giang đưa ra xét xử sơ thẩm theo điều 88 Bộ luật hình sự”.

Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Vương Văn Thả bị công an tỉnh An Giang bắt giữ. Ảnh: FB TNCG

Tác giả cho biết, ông Vương Văn Thả và gia đình rơi vào tầm ngắm của an ninh vì mâu thuẫn giữa chính quyền và Phật giáo Hòa Hảo. “Năm 2013 ông Vương Văn Thả đã từng bị tòa án tỉnh An Giang bỏ tù 3 năm theo điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999. Ông Thả ra tù chưa được một năm, nay bị bắt lại và truy tố theo khoản 2 về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.”

Trang Phong Trào Lao Động Việt viết về phiên tòa xét xử Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong ngày 25.1.2018 của Tòa Án Nhân Dân tỉnh Nghệ An. Lý do khiến anh Bình trở thành mục tiêu của an ninh và tòa án CSVN: “Khi được tin Công ty Formosa thải chất độc ra biển, gây ô nhiễm hàng trăm km biển miền Trung… Hoàng Đức Bình đã đến với bà con ngư dân đồng cam cộng khổ, giúp đỡ, hướng dẫn người dân lên tiếng bảo vệ môi trường”.

Trường hợp anh Nguyễn Nam Phong: “Là một Giáo dân hiền lành, tử tế, chỉ vì thương người dân không còn đường sinh sống vì biển bị ô nhiễm do Công ty Formosa thải chất độc hại, Nguyễn Nam Phong đã lái xe đưa Linh Mục Nguyễn Đình Thục đến tất cả mọi nơi có thảm họa để giúp đỡ người dân”.

RFA đưa tin: Hai vụ xử “chống nhà nước” diễn ra trong tuần này. Bài viết dẫn tin từ người thân ông Vương Văn Thả: “Trong hai lần thăm gặp kể từ khi ông Thả bị bắt hồi ngày 18 tháng 5 năm 2017, đều được cho biết ông bị tra tấn trong tù. Con gái ông Vương Văn Thả, tên Vương Ngọc Thảo kể lại với chúng tôi, ông Thả bị ép ký tên vào văn bản trong lúc điều tra lấy lời khai”.

Về vụ án Hoàng Đức Bình – Nguyễn Nam Phong, Linh mục Nguyễn Đình Thục nói với RFA, rằng “ông nhận được giấy triệu tập từ Cảnh sát Điều tra tỉnh Nghệ An, yêu cầu đến làm việc vào ngày 23 tháng Giêng liên quan đơn của ông”. Tối 22/1/2018, Linh mục Thục cho biết “ông trả lời từ chối yêu cầu này”.

Mời đọc thêm: Nhận định và Tuyên bố về nhân quyền đầu năm 2018 (TD).

Kết thúc giai đoạn đầu của “phiên tòa lịch sử”

Trang VietNamNet đưa tin: Vụ án ông Đinh La Thăng chưa dừng lại? Từ kết quả điều tra sai phạm ở dự án nhiệt điện Thái Bình 2, “HĐXX tiếp tục kiến nghị làm rõ việc sử dụng khoản tiền 1.115 tỷ đồng sai mục đích từ dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để xử lý theo quy định pháp luật”.

Bài viết cho biết thêm: “Đối với việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và một số sai phạm khác tại PVN, PVC, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật”.

Trang Infonet đặt câu hỏi: Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng và những đồng phạm nào sẽ hầu tòa ngày 24/1? Theo bài viết, “có 8 bị cáo bị đưa ra xét xử” trong xử vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVP Land, gồm Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng (em ruột ông Đinh La Thăng), Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh, Thái Kiều Hương, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa và Huỳnh Quốc Duy.

Báo VnExpress có đồ họa về hình phạt của 22 bị cáo trong vụ án ‘ông Đinh La Thăng’:

Hình phạt của 22 bị cáo trong vụ án 'ông Đinh La Thăng'

VOA viết về vụ án tham ô: Đinh La Thăng 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân. Trong bài có đoạn: “Dự kiến sẽ còn các phiên xét xử khác trong năm nay, một phần của chiến dịch do Đảng Cộng sản chỉ đạo nhắm vào các sai phạm và quản lý yếu kém. Ngoài vụ án đã được đưa ra xét xử hôm 22/1, cả hai ông Thăng, Thanh đều bị truy tố vì các vụ tham nhũng khác nữa”.

Về bản chất mối liên hệ giữa chiến dịch “đốt lò” với “phiên tòa lịch sử”: “Một số nhà bình luận cho rằng hoạt động trấn áp này còn có động cơ chính trị, mà theo họ là nhắm vào những người thân cận của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi lực lượng an ninh bảo thủ của Việt Nam gia tăng ảnh hưởng từ năm 2016, sau một cuộc đấu quyền lực trong đảng”.

BBC có bài: Truyền thông tiếng Anh nói về bản án Đinh La Thăng. Bài viết dẫn lời PV Jonathan Head, nhận định: “Lãnh đạo đảng đang sử dụng các phiên tòa được đưa tin rộng rãi này để bẻ gãy bất kỳ sự phản đối tiềm ẩn nào từ những người thân cận ông Dũng, đồng thời để cho công chúng biết rằng họ nghiêm túc trong việc kiềm chế nạn tham nhũng lan rộng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng”.

Nhà báo James Hookway của báo Wall Street Journal so sánh chiến dịch “đốt lò” với chiến dịch thanh trừng nội bộ của ông Tập: “Cuộc thanh trừng phản ứng đấu đá quyền lực nội bộ tác động tới đảng Cộng sản cầm quyền, giống như thanh trừng chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc đã loạI ra rìa một số đối thủ tiềm năng”.

Báo Nikkei Asian Review có bài: Phiên tòa xét xử tham nhũng ở Việt Nam làm lu mờ chuyện phát hành cổ phiếu lần đầu của PetroVietnam. Ba doanh nghiệp thuộc PetroVietnam (PVN) là Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dầu Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu tiên (IPO) vào cuối tháng 1/2018, trong khi đang diễn ra phiên tòa xử các lãnh đạo PVN, liệu có nhà đầu tư nào dám mua cổ phiếu của các công ty này?

Blogger Phương Thơ phân tích: “Nhiều người đổ lỗi do Đinh La Thăng gây ra về dầu khí thì quả là chuyện lạ … nó do cái Bộ Chính trị hay Quốc hội VN mà ra, vì quyết định đầu tư vào Venezuela thì nó phải do những kẻ mê muội chủ thuyết XHCN lắm mới có thẩm quyền quyết định chỉ định đầu tư vào đó”.

Nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh viết: Thấy gì qua vụ án Đinh La Thăng? Phần I: “Hiện tượng” Đinh La Thăng, hay kết quả của chế độ độc tài. “Phiên tòa lịch sử” có thể xử ông Thăng, nhưng không thể xử những “quy trình” bất thường trong thể chế toàn trị: “Với những cuộc đốt phá tài sản đất nước như vậy, những tưởng Đinh La Thăng sẽ phải chịu trách nhiệm … Nhưng không, anh ta lại nhảy vào Ban Chấp hành trung ương đảng cộng sản”.

Mời đọc thêm: Những tình tiết khó quên trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng (TT). – Vì sao cựu Tổng giám đốc PVN bị tuyên 9 năm tù vẫn đi bộ khỏi tòa? (DV). – Xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, người dân sẽ mạnh dạn tố cáo tham nhũng (Infonet). – Tuyên án các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh (BBC). – Việt Nam tham nhũng : Đinh La Thăng 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân (RFI). – Phản hồi với luật sư Trần Đình Triển (Trần Đình Thành – Berlin) (TB). – Ai sẽ thay thế ‘thần tượng chính trị’ Đinh La Thăng? (VOA). – Phản ứng của Chính phủ Liên bang Đức về bản án tù chung thân đối với Trịnh Xuân Thanh (TD).

“Mình phải như thế nào” thì người ta mới …

Nhà báo Trân Văn viết: Không chỉ có ‘vây cá mập’. Bài viết vạch trần “hiệu quả hoạt động” của các Tùy viên Thương mại và hệ thống Thương vụ thuộc Bộ Công Thương: “Cứ nhìn vào kim ngạch xuất cảng của Việt Nam hàng năm – những dữ liệu liên quan tới xuất cảng cho thấy, xuất cảng của Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào việc mọi tài nguyên đem bán và đáng ngại không kém là càng ngày càng phụ thuộc vào hoạt động của các tập đoàn ngoại quốc”.

Không phải chỉ đến vụ vi cá mập ở Chile, thế giới mới biết đến cách làm việc “hồng hơn chuyên” của những quan chức ngoại giao Việt Nam: “Thật ra, Cơ quan Thương vụ tại Chile phơi ‘vây cá mập’ chỉ là một ví dụ. Trong quá khứ còn hàng chục ví dụ tương tự”.

VOA đưa tin: Việt Nam chưa phủ nhận cơ quan thương vụ phơi vi cá mập ở Chile. Về vụ Đại sứ quán Việt Nam ở Chile phơi vi cá mập, “nhà chức trách ở Hà Nội chưa khẳng định hay phủ nhận vụ việc, tính đến chiều tối ngày 22/1. Báo điện tử El Mostrador và kênh truyền hình MEGA lần lượt loan tin hôm 19 và 20/1 rằng nơi vụ việc bị phát hiện nằm tại số 2897 đường Eliodoro Yáñez, với hàng trăm vây cá mập được phơi từ ngày 13/1”.

Trong khi chuyện bất ổn ngoại giao với Đức sau vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ xuất hiện thêm bê bối mới đã hiện hữu: “Vụ phát hiện cũng được cho là có thể gây ra vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Chile, vì theo tờ báo của đất nước Nam Mỹ, phái bộ của Việt Nam đã dựa vào quyền bất khả xâm phạm để phạm tội hình sự hoặc mua bán sản phẩm của tội phạm”.

RFA có bài: Quốc tế kêu gọi Việt Nam xử nghiêm đầu nậu buôn sừng tê giác. Theo bài viết, “16 tổ chức quốc tế và tổ chức xã hội hoạt động trong lãnh vực bảo tồn tại Việt Nam gửi thư kêu gọi Việt Nam xét xử nghiêm minh đối với bị cáo Nguyễn Mậu Chiến, nghi phạm cầm đầu một đường dây buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia”. Bị cáo Chiến bị bắt giữ từ tháng 4/2017 ở Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình xử bị cáo Chiến lại không diễn ra “thần tốc” như “phiên tòa lịch sử”. “Trong phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Mậu Chiến diễn ra vào ngày 27 tháng 11 năm 2017, Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ nguồn gốc của tang vật tịch thu và mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo”.

Ông Đặng Xương Hùng, cựu viên chức ngoại giao Việt Nam, bình luận với RFA về lòng tham và tự trọng trong vụ vây cá mập trên nóc tòa đại sứ. Ông Hùng cho biết: “Tất nhiên ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Chile. Tuy nhiên cũng phải nói là trong quan hệ hai nước thì người ta cũng cân nhắc và thái độ của Chile đối với sự việc như thế nào”.

Ông Hùng nói thêm: “Vụ vây cá mập này phải nói là rất xấu cho hình ảnh Việt Nam và trách nhiệm thuộc về ngành ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên với hình ảnh của đất nước Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài thì đó không chỉ là trách nhiệm của ngành ngoại giao Việt Nam mà còn là cả trách nhiệm của những người còn nhân danh người Việt ra nước ngoài”.

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu viết về cái đói và biên độ của lòng tham. Tác giả thống kê một số “thành tựu” của quan chức ngoại giao Việt Nam: “Từ sừng tê giác ở Nam Phi đến cầm nhầm đồ trong siêu thị, hay bị tố cáo làm khó người Việt đang định cư tại nước ngoài muốn hoàn tất thủ tục về thăm quê (mà mục đích chính là gì thì các anh chị đều biết rõ), và bây giờ là thông tin vi cá mập ở Chile”.

Mời đọc thêm: Vây cá mập: miếng ăn là miếng nhục! (VNTB). – Tòa Đại Sứ CSVN tại Chile xác nhận ‘phơi vây cá mập trên mái nhà’ (NV/ TD). – 16 tổ chức kêu gọi xét xử nghiêm minh “trùm” buôn lậu sừng tê giác (TTXVN).

Hồ sơ Formosa

Facebooker Hùng Nguyễn đưa tin: Lại tiếp tục biểu tình đòi tiền bồi thường thiệt hại do FORMOSA gây ra thảm họa. Chiều 22/1/2018, người dân xã Quảng Hải – Tỉnh Quảng Bình “cùng nhau xuống đường biểu tình đòi quyền lợi và bắt buộc Tỉnh Quảng Bình chi trả ‘tiền đền bù’ cho bà con. Nhưng vẫn chưa hề có công văn và có câu trả lời thích đáng cho bà con”.

Tác giả cho biết: “Đã hơn một năm kể từ khi Formosa xã thải làm hàng chục tấn cá, mực các loại chết vì nhiễm độc tố vào ngày 6/4/2017 cho đến nay nhưng các cơ quan vẫn chưa giải quyết cho bà con được an tâm”.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, đám đông và ngoài trời
Người dân Quảng Bình biểu tình về vấn đề bồi thường thiệt hại từ thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Ảnh: FB Hùng Nguyễn

Đổ thêm tiền đào tạo “tiến sĩ”

Báo Thanh Niên đưa tin: Đào tạo 9.000 tiến sĩ là không quá lớn! Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tấn Đại: “Nói rằng Việt Nam đã có quá nhiều tiến sĩ so với nhu cầu thực tế là hoàn toàn thiếu cơ sở. Muốn đánh giá số lượng nhiều hay ít không thể chỉ nhìn vào những con số tuyệt đối bao nhiêu người mỗi ngày hay 1 năm mà phải dựa trên tổng thể quy mô nền giáo dục quốc gia”.

Theo TS Đại, số lượng tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ để giải quyết “bài toán chất lượng”: “Hầu hết ý kiến phản biện tập trung vào nguồn kinh phí này với điểm chung là không nên dùng ngân sách nhà nước để đào tạo tiến sĩ… tôi cho rằng, nếu cứ nhập nhằng giữa 2 khâu đào tạo và sử dụng sau đào tạo sẽ không bao giờ tìm ra được lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH và nghiên cứu của Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Việt Nam sắp có trường đầu tiên đào tạo tiến sĩ điều dưỡng (TT). – Lãng phí từ các đề án giáo dục. – Phi thực tế cũng là lãng phí (TN). –  Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam “nửa Âu, nửa Mỹ”. (NLĐ). 

***

Thêm một số tin trong nước: Đất nước tanh bành, vì đâu nên nỗi? (Blog VOA/ TD). –  Việt Nam đẩy nhanh cổ phần hóa các tập đoàn Nhà nước (RFI). – Ông Tổng bí thư có dấu hiệu của hành vi “nói xấu Đảng”? (VNTB). – Tàu cá Việt Nam khai thác trái phép sẽ bị phạt mức cao nhất (RFA). – Kỷ luật cán bộ đưa vợ, con vào danh sách vào hộ nghèo. – Lái xe gây mất an ninh ở trạm BOT: Địa phương chịu trách nhiệm (Zing). – Lại ‘nghẹt thở’ đóng, xả BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp (TN). – Mù bao phủ, ô nhiễm tại Sài Gòn tăng (TT).

Tin quốc tế

Chính trường Mỹ

Sau 3 ngày phải đóng cửa,  chính phủ Mỹ mở cửa lại. Thông tin mới nhất cho biết, dự luật ngân sách ngắn hạn vừa được Hạ viện thông qua với tỉ lệ  266-150 và Thượng viện Mỹ thông qua với tỉ lệ 81-18, đài CBS đưa tin. Nguồn ngân sách ngắn hạn này giúp chính phủ Mỹ hoạt động đến ngày 8/2, trong khi chờ đợi dự luật ngân sách liên bang cho tài khóa 2018, sẽ được Quốc hội tiếp tục bàn bạc trong thời gian tới.

RFI có bài: Dân Thụy Sĩ không mặn mà đón tổng thống Mỹ Donald Trump dự Davos. Hiện Nhà Trắng vẫn chưa xác nhận, liệu ông Trump có dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos 2018 hay không. Nhưng tại Thụy Sĩ, nhiều cuộc biểu tình chống chính sách “Nước Mỹ trên hết(America First) của TT Mỹ đã xảy ra.

Các cuộc biểu tình của người dân Thụy Sĩ diễn ra ở nhiều thành phố. Một bản kiến nghị phản đối ông Trump đã thu được 13.000 chữ ký chỉ sau 3 ngày. Những người “bài Trump” ngoài lý do phản đối chính sách “Nước Mỹ trên hết“, còn cho rằng: Số tiền phải chi ra để đón TT Mỹ là quá cao, lên đến 9 triệu franc Thụy Sĩ.

Mời đọc thêm: Thượng viện có đủ phiếu để tái mở cửa chính phủ  —  Hoãn phóng tên lửa Falcon Heavy vì chính phủ Mỹ đóng cửa (VOA). – Đừng đánh giá TT Trump chỉ dựa trên bề ngoài (RFI). – Mỹ cân nhắc triển khai thêm 1.000 binh sỹ tới Afghanistan (TTXVN). – Niềm tin của giới tiêu thụ Mỹ tụt liên tiếp ba tháng (Người Việt).

Căng thẳng Trung Đông

Tại điểm dừng chân ở Israel trong chuyến công du Trung Đông, Phó TT Mỹ Mike Pence đã đưa ra hàng loạt tuyên bố cứng rắn về các vấn đề trong khu vực. Theo Soha, Mỹ “tuyên chiến” với thỏa thuận Iran, xác nhận ngày chuyển ĐSQ về Jerusalem. Hai vấn đề khá gai góc là, Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) và tranh chấp Jerusalem, đã được ông Pence xác định lại, theo đúng quan điểm cứng rắn của TT Trump.

Về việc chuyển đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem, Phó TT Mỹ nói trước quốc hội Israel: “Trong những tuần tới, chính quyền Mỹ sẽ triển khai kế hoạch mở đại sứ quán tại Jerusalem, và việc này sẽ được hoàn thiện trước cuối năm sau“.

Vấn đề hạt nhân Iran, ông Pence nói: “Thỏa thuận JCPOA với Iran là thảm họa… Chính phủ Mỹ đang cố gắng áp dụng các biện pháp trừng phạt hiệu quả và lâu dài lên các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran. Với cương vị của mình, tôi xin cam kết nước Mỹ sẽ không bao giờ cho phép Iran phát triển thành công vũ khí hạt nhân“.

Trong khi Phó TT Mỹ Mike Pence được đón tiếp trọng thị tại Israel, thì Palestine tẩy chay chuyến thăm của ông Mike Pence lần này. TT Palestine Madmoud Abbas, lấy lý do công cán tại EU, không tiếp Phó TT Mỹ. Đây là lần đầu tiên, trong các chuyến thăm của quan chức cao cấp Mỹ đến Trung Đông, bị Palestine từ chối tiếp đón.

Trong cuộc gặp gỡ ngày 22/1 với TT Palestine Mahmoud Abbas, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU, bà Federica Mogherini cho biết:  EU ủng hộ Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Theo đó,  EU cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine, với Jerusalem sẽ là thủ đô chung của cả hai nhà nước.

Về chiến sự ở Syria, RFI đưa tin: Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục không kích dữ dội Afrin. Theo đó, các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực người Kurd kiểm soát ở Afrin vẫn diễn ra dữ dội. Giao tranh giữa các chiến binh người Kurd (YPG) và quân Thổ Nhĩ Kỳ với sự trợ giúp của quân nổi dậy Syria (được Ankara hậu thuẫn), cũng diễn ra ác liệt ở khu vực Tây Bắc Afrin.

Trong bối cảnh đó, Iran yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay lập tức chiến dịch quân sự ở Syria. Còn phía Nga chỉ kêu gọi Ankara “kiềm chế”, vì trước đó TT Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thừa nhận, đã thỏa thuận với Nga về chiến dịch ở Afrin. Với việc được Nga bật đèn xanh, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố “không lùi bước trước các đợt phản công của người Kurd“.

Mời đọc thêm: Đại sứ quán Mỹ sẽ dời tới Jerusalem vào năm 2019 (VOA). – Thủ tướng Netanyahu: Quan hệ Mỹ-Israel ‘vững mạnh chưa từng có’ (TTXVN). – Lá bài quân sự của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới Syria (RFI). – Liên minh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran rạn nứt sau chiến dịch tấn công Afrin? (VOV).

Bá quyền Trung Quốc

Zing có bài: Trung Quốc đáp trả chỉ trích của Mỹ về vấn đề bảo hộ thương mại. Ngày 22/1, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu: “Chúng tôi là những người bảo vệ, kiến tạo và đóng góp cho hệ thống thương mại đa phương“. Bà cũng cho biết thêm, Trung Quốc “tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của WTO” và “đã đóng góp lớn” cho hệ thống thương mại thế giới.

Đây là hành động đáp trả của Trung Quốc, sau khi Mỹ tuyên bố, họ đã sai lầm khi ủng hộ Bắc Kinh tham gia WTO năm 2001. Những tranh chấp thương mại gần đây giữa bắc Kinh và Washington đang diễn ra khá căng thẳng, nhiều nhà phân tích dự đoán, cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc này sẽ xảy ra trong năm nay.

Về tham vọng bành trướng kiểu thực dân của Bắc Kinh, mới đây ông Mohamed Nasheed, cựu TT Maldives đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc ‘chiếm đất’. Ông Nasheed cho hay, Trung Quốc đã thuê nhiều đảo và các tài sản khác, tiến hành xây dựng rầm rộ, đưa người Trung Quốc qua Maldives. Việc này đe dọa đến quốc đảo ở Ấn Độ Dương.

Ông Nasheed nói với AFP: “Hành động của Trung Quốc là chiếm đất. Đây là một kiểu thực dân và chúng ta không thể để nó diễn ra. Tôi muốn những nước trong khu vực hãy cùng lên tiếng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Chúng ta không chống lại nước nào hay chống lại đầu tư nước ngoài, nhưng chúng ta chống lại những hành động xâm phạm chủ quyền“.

Mời đọc thêm: Hàn Quốc bắt giữ tàu cá Trung Quốc (VNN). – Thủ lĩnh dân chủ Hong Kong bị tuyên án tù vì kích động bạo loạn (RFA).

***

Tình hình bán đảo Triều TiênEU áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công dân Triều Tiên (VOV). – Bắc Triều Tiên tham dự TVH Pyeongchang: Công luận Hàn Quốc bị chia rẽ (RFI). – Văn công Bắc Triều Tiên và ngoại giao ca múa nhạc (BBC).

***

Tin châu ÁPhilippines nâng cảnh báo núi lửa lên cấp 4 (VOA). – Bangladesh hoãn công tác đưa người Rohingya hồi hương  —  Malsaysia bắt nghi phạm khủng bố (RFA). – Pakistan khẳng định Mỹ không hề đe dọa hành động quân sự (TTXVN). – Pakistan pháo kích dữ dội ở biên giới, Ấn Độ sơ tán khẩn 36.000 dân (LĐ). – Tổng thống Philippines: Hãy bắn tôi nếu tôi thành nhà độc tài (NLĐ).

***

Các tin thế giới khác55 Hiệp ước Elysee: Pháp-Đức khôi phục lòng tin vì một EU phát triển    Tòa án Tây Ban Nha từ chối phát lại lệnh bắt cựu Thủ hiến Catalonia (TTXVN). – Venice: Bốn khách Nhật trả 1100 euro cho bữa ăn (BBC). – Mexico có số vụ giết người cao nhất trong nhiều thập kỷ (NN). – Facebook không bảo đảm truyền thông xã hội tốt cho dân chủ (RFA).

 

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Mỗi ngày , lướt qua phần ‘điểm tin’ nhận ra đất nước có biết bao nhiêu điều phải’tâm tư”, thậm chí ‘tối quan trọng’ nhưng dường như ‘một bộ phận rất đông ’ trong xã hội VN XHCN hoàn toàn thờ ơ, họ chỉ có những mối ‘quan tâm’ dung tục, tầm thường cốt cho qua hết một cuộc đời ? Chẳng hạn , trang Soha có bài -“Fan cuồng cởi truồng” và những pha “lột đồ” khó đỡ của người đẹp…. Bóng đá và những cơn bão’ăn mừng điên cuồng ’ ấy, thực sự đã đè bẹp mọi vấn đề khác ! – Không chỉ “lề dân’ than thở mà ‘lề đảng’ cũng buồn rầu vì ‘nhạt chính trị’ …

    Hic ! Thôi thì, trong một xã hội như thế, đã không ‘cản nổi” thì cứ ‘thuận theo’ vậy ? Không chống nổi thì ‘hợp tác’ vốn là một chiến lược không ngoan

    Mà cũng có gì mà lạ đâu ? Chuyện ‘nữ giái VN” ở truồng nơi công cộng là rất chi bình thường mà ? Cách ‘biểu tỏ’ duy nhất ở VN XHCN có thể khiến mọi người chú ý chỉ có thế mà thôi ! Ở một quốc gia như VN XHCN , khi đã không có bất cứ đặc điểm nổi bật hay ‘thành tựu Kinh tế, Khoa hoc –Kỹ thuật hay V8n học-Nghệ thuật …vv ,nào khác để khiến thiên hạ quan tâm, thì chỉ còn duy nhất vận dụng thành công ‘vốn …trời cho’ để khoe ra thôi ! Chuyện này thì VN XHCN ‘họ lột mình tuột’ quyết ‘ngang tầm thế giới” !
    Dễ thấy lắm:
    -Các fan nữ bóng đá ở truồng la hét cũng vì thế, không ở truồng thì hổng mấy ai trên thế giới để ý..cái giải bóng đá khu vực bé tẹo ấy ?
    -Các bà , các má bị bách hại, cướp đất… cũng chỉ biết ở truồng nằm lăn ra đường, không thì cũng hổng ai để ý ?
    -Các ‘má” ở miền Tây oan ức- lên ủy ban kiện hà rầm không ai giải quyết, thì cũng chỉ biết tuột quần ra chửi để’đanh động dư luận”, không thì ai quan tâm ?
    -Các cô gái nghèo, lơn lên không kiến thức, không nghề nghiệp…cũng chỉ biết xếp hàng cởi truồng cho ‘khách đực’ Đài loan, TQ lựa hàng, không thì ai mà cưới ?
    -Các sao nếu bị lu mờ trước đối thủ, ắc cũng phải tìm cách lộ hàng , lộ phim phòng the…chút chút, không thì ai mà quan tâm ?
    -…vv

    Túm lại, môi trường ngao ngán, thờ ơ vô cảm ở VN XHCN, nếu muốn thu hút sự quan tâm của xã hội , không ở truồng không xong ! Từ đó mà suy , trong Kinh doanh XHCN hay trong Chính trị XHCN , các phong trào, công tác dân vận …vv, đều phải ‘rút kinh nghiệm’: Muốn xã hội quan tâm, ắt phải nghĩ đến ‘thủ đoạn’ tiếp thị phổ biến ấy mới mong thành công ! Xin phép ‘tham mưu” một số giải pháp cho các bế tắc CT-XH như sau :

    +CN Mác –Lê và ‘định hướng XHCN” không có mấy ai tin nên thường ‘vắng tanh như chùa bà Đanh’, vì thế ,toàn bộ giảng viên trường Đảng các cấp nên vừa giảng dạy vừa ‘phát huy, vận dụng sáng tạo’ cách này …có khi lại đông người quan tâm , tham gia nghiên cứu, nên chăng ? Bởi “mình phải như thế nào thì người ta mới….quan tâm” phỏng ạ ?

    +Cụ Trọng, cụ Vượn, cụ Thiện Nhân …khai mở phong trào ‘Đả, Diệt” Nổi lữa, Đốt lò…Đốt đền….rất rầm rộ, nhưng muốn toàn xã hội cùng hứng thú ‘vào cuộc’ chung lòng với ‘đảng ta” thì quý cụ chớ nên tốn thời gian trách móc rằng ‘trên nóng dưới nguội’ , ‘một bộ phận còn thế này, thế kia”…chỉ là ‘nước đổ lá môn’ thôi, không mấy tác dụng ! Tốt nhất là nên phát huy bản li4h này , áp dụng cái ‘biện pháp dân vận rất hiệu quả’ này , nên chăng ? Phải ‘trên trần dưới truồng’ để khỏi trên nóng dưới lạnh… thì quần chúng nhơn dân sẽ rất’quan tâm”,hay biết mấy ? Thuê các đoàn viên hay Hội cờ đỏ gì đó ,ở truồng vác cờ chạy la thì xã hội phải cuống lên mà ‘quan tâm’ , các cụ không cần làm gương đi đầu ( coi chừng ‘mất khách’ ), mà phải tìm các cô, các mệ to mồm‘cuồng đảng” đi dầu thì mới có hiệu quả cao !

    +Quốc Hội XHCN họp mãi, tranh cãi hà rầm….mà xong rồi là chìm vào quên lãng luôn …Vậy quý Đại biểu , không phân bệt Nam Nữ , vị trí cao thấp từ Nũ Chủ tịch xuống đến các cấp nên lưu ý ‘cách làm hiệu quả cao’ thế này, mà tự giác ‘vận dụng sáng tạo” , nên chăng ?! Nếu thành công, chắc chắn, mỗi lần họp QH , thiên hạ dẫm đạp nhau đi xem !

    + Bác Phúc Niểng có muốn người ta quan tâm đến “chính phủ kiến tạo” vực dậy kinh tế, giải quyết nợ công…vv không ? Nếu muốn thì biết phải làm gì rồi nhé ? Mà bác Niểng phải ‘đi hàng đầu trong phong trào” thì mới phê ! – Sau đó, lần lược , Ai muốn dư luận xã hội cùng ‘vào cuộc’ giải quyết vấn đề ‘bồng con bế cháu” vào ghế ? toàn thể ban tổ chức TW có muốn không ? – Ai muốn xã hội củng quan tâm đến các vấn nạn ngành Y tế , bà BT Y tế có muốn không ? – Ai muốn xã hội quan tâm Cải cách Giáo dục, BT họ Phùng chắc rất ‘trăn trở’ lại rất giỏi về ‘khoảng’ này rồi… ? Và 12.000 vị Tiến sĩ rất tốn kém ấy khi không thể đóng góp một ‘thành tựu KH-KT nào đáng kể, xã hội chế cười không quan tâm – thế thì 12.000 vị TS Nam Nữ cứ xếp hàng diễu hành để “dân vận” cho được cái tiếng tăm…nên chăng ?
    vv và vv

    Cứ lôt truồng toàn bộ ‘cô gái đẹp VN” ra , thì không lo gì VN XHCN không nhanh chóng trở thành con Hổ ! – Một con Hổ ở truồng ? Ừ thì con Hổ cũng chả mấy khi cần đến quần áo ! He he
    ——-

    PS:
    Người VN ghét và luôn đề phòng TQ , cứ như truyền thống vậy…ai cũng biết cả, vì thế muốn những buổi lễ ‘Hợp tác răng môi”như ‘Khánh thành trung tâm văn hóa TQ” có được sự quan tâm của toàn xã hội VN , kính chuyển đến đồng chí Tập Cận Bình ‘giải pháp dân vận” độc đáo này ! – Nhập gia tùy tục, đồng chí Tập cận Bình nên “đi hàng đầu” trong công tác ấy ( Dù có ‘xệ nhão, nhăn nheo , bụng to…vv’ nhưng chắc cũng thu hút không ít ‘quần chúng nhân dân VN “), nên chăng ?

Comments are closed.