Lại chữ viết Bùi Hiền: Dốt và phá hoại có hệ thống

FB Chu Mộng Long

16-1-2018

Ảnh: internet

Một Phó giáo sư, tiến sĩ, học hàm học vị do Nhà nước phong, công bố một công trình ngôn ngữ học về chữ viết một cách phản khoa học, phản giáo dục, phản văn hóa, bị cộng đồng lên tiếng phản đối mà vẫn được quảng bá bằng mọi giá bất chấp tất cả thì thật khó hiểu cho nền học thuật nước nhà. Đến nước này thì không thể thốt lên rằng nền giáo dục và học thuật quốc gia đang rơi vào sự dốt nát một cách có hệ thống!

Nghe nói công trình do ông ấp ủ đã hơn 30 năm thì không thể biện minh do tuổi già lú lẫn mà do sự hàm hồ.

Có không ít kẻ biện minh cho ông rằng, sáng tạo có thể được cộng đồng chấp nhận hay không là chuyện thường tình. Vậy thì phải nói thêm, một sáng tạo không được chấp nhận là sáng tạo bị vứt vào sọt rác, trừ phi đó là sáng tạo đi trước thời đại. Mà sáng tạo đi trước thời đại cũng không hẳn không được cộng đồng chấp nhận nếu nó không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng. Thường sáng tạo đi trước thời đại phải là sáng tạo có ý nghĩa thức tỉnh hay thay đổi nhận thức cộng đồng như sáng tạo của Copernic, Galileo. Dù tòa dị giáo trung cổ (lực lượng thống trị rất thiểu số nhé) không chấp nhận nhưng giới khoa học và cộng đồng thừa nhận, cho nên phát hiện của Copernic, Galileo mới có nghĩa cách mạng to lớn cho cả thời đại Phục Hưng.

Lại có kẻ biện minh rằng, chữ viết Bùi Hiền thì phải đọc theo quy ước của Bùi Hiền. Đọc theo âm đọc của chữ viết cũ là xuyên tạc làm méo mó chữ viết của cụ. Thì ra lý do đăng ký bản quyền của cụ, như cụ tiết lộ, chính là đây. Không nghi ngờ gì nữa, sự dốt nát đã lộ liễu thành hệ thống từ cá nhân đến một số người, đặc biệt là cơ quan chức năng cấp cái chứng nhận sở hữu bản quyền kia. Từ xưa đến giờ, chưa có một thường dân từ vô học đến có học, từ người ngoài chuyên môn đến giới chuyên môn nào lại xem một “quy ước” nào đó là của cá nhân. Bất cứ quy ước nào cũng là thỏa thuận từ hai người trở lên và cái quy ước ấy phải được sử dụng chung trong phạm vi những người thỏa ước. Không có quy ước nào có tính cá nhân cả. Hơn nữa đây là ngôn ngữ, dù là chữ viết. Ngôn ngữ là khế ước của cả cộng đồng, là của thừa tự, là tài sản chung của một dân tộc (F.de Saussure). Nhờ tính chất xã hội ấy mà ngôn ngữ vận hành thông suốt trong giao tiếp. Riêng chữ viết, đành rằng có những thời điểm phạm vi hoạt động của nó hạn hẹp, do một ai đó sáng chế ra hoặc chỉ vận hành trong thiểu số những người có học, nhưng một khi đã lưu thông, dù rộng dù hẹp đều vẫn phải được cộng đồng ấy chấp nhận và trở thành tài sản chung. Hơn nữa, từ khi thoát nạn mù chữ, cái chữ đã được phổ cập, chữ viết tiếng Việt đã hoàn toàn là khế ước rộng rãi, là của thừa tự, là tài sản không của riêng ai. Mọi sự cải biến, sử dụng tùy tiện đều có tội phá hoại, giống như tội phá hoại tài sản của cha ông, của quốc gia dân tộc.

Không rõ Cục bản quyền tác giả có trình độ hiểu biết thế nào mà cấp chứng nhận bản quyền cho cái sản phẩm phá hoại ấy? Nếu đúng như ông Bùi Hiền nói, từ bản chứng nhận này, ai xuyên tạc chữ viết của ông, ông sẽ khởi kiện ra tòa thì hóa ra nhà nước đang bảo kê cho kẻ phá hoại, dùng kẻ phá hoại chống đối và thách thức cả cộng đồng tiếng Việt?

Tôi đề nghị, nếu cái chữ viết bậy bạ ấy là của riêng ông hay của một nhóm người bậy bạ nào đó thì đề nghị ông hãy cất giữ thật kín hoặc sử dụng riêng trong nhóm người ấy. Còn đã quảng bá ra ngoài là mắc tội gây nhiễu loạn, làm hư hỏng tài sản tiếng Việt. Nay mai, nếu phát hiện có học sinh viết sai chính tả do ảnh hưởng từ chữ viết Bùi Hiền, tôi sẽ là người khởi kiện ông Bùi Hiền và cái Cục bảo kê cho ông ấy ra tòa. Nói là làm!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Mọi người hãy lập ra bản kiến nghị tập thể mang thằng già Buồi Hiền này ra chém đầu thị chúng vì tội ” diệt chủng Văn hóa Việt Nam ” !

  2. ai đồng ý với công trình của Bùi Hiền cứ theo Bùi Hiền , rồi sẽ thành Bùi Hiền cả lũ
    Ai không đồng ý thì thôi .Đừng đem chuyện nầy ra làm phiền người Việt nữa
    Chín chục triệu người không lẽ ngu hết sao ?

  3. Điều đặc biệt nguy hại của thứ ‘quái ngữ’ này là , chắc chắn nó sẽ làm, hoặc đứt gãy, hoặc biến dạng, thậm chí phai nhòa ,xóa mờ các tri/ kiến thức Lịch Sử của dân tộc Việt Nam ! Một dân tộc không có lịch sử sẽ là một giống loài bị lãng quên !

    Biết bao, tài liệu Sử học-gọi là ‘hồ sơ giống nói của dân tộc Kinh” đã đúc kết và vẫn đang được xây dựng hơn 300 năm ( Không kể thời sơ khởi của các Giáo sĩ Bồ đào Nha,Pháp như Antonio de Fonte , Alexandre de Rhodes …) Khối lượng tri thức đồ sộ ấy làm sao đến với các thế hệ sau ? Những đứa trẻ Việt Nam sau này, muốn học, muốn biết, muốn nghiên cứu về tổ tiên, cha ông thì sẽ phải làm thế nào, khi mà trong đầu chúng đang chứa một đống ‘quái ngữ tật bệnh” của Bùi Hiền…? ( Chính Bùi Hiền hãy thử ngẫm xem , nếu những kiến thức Lịch sử Việt Nam mà Bùi Hiều đang có, nếu ngày xưa phải mày mò qua sách có chữ viết quăn queo như cổ ngữ Thái, thì sẽ thế nào ? )

    Ca dao VN có câu : “ Con người có cố có ông- Như cây có cội, như sông có nguồn” tức là trùng với cái ý của “A people without the knowledge of their past history, origin and culture is like a tree without roots.” Khi vẫn tiếp tục trơ lì, bất chấp , vỗ ngực ngạo mạn muốn dạy cho cả dân tộc VN cách đọc , cách viết ‘mới’, Bùi Hiền đã nghĩ hết mọi mặt tác động của nó chưa ? Đủ ‘sức’ nghĩ đến không ?

    Trước đây, nghỉ rằng chỉ là một vấn đề ‘học thuật’ thuần túy- đã không muốn đào sâu – Còn nhớ còm đâu đó , rằng “ … Tiếng Việt với mẫu tự la tinh, chính là một chiến thắng Bạch Đằng của dân tộc VN, trong suốt 1000 năm vất vả tìm đủ cách “thoát Hán” ! Hầu hết dân Việt Nam luôn rất cảm kích và biết ơn các cụ Nguyễn văn Vĩnh, Huỳnh tịnh Của, Trương vĩnh Ký…hay cụ Nguyễn tường Tam, Ứng hòe Nguyễn văn Tố, Tú Mỡ Nguyễn trọng Hiếu…vv , những vị tiên hiền đã giúp người Việt chúng ta một bước trở nên “độc lập tư tưởng” , mạnh mẽ cách li kiêp Hán Nho ! –Từ đó làm thay đổi toàn bộ cục diện Chính trị, Văn hóa, Nghệ thuật…vv của quốc gia VN . Bộ chữ viết tiếng Việt ngày nay, đã trãi qua biết bao nhiêu thử thách, thăng trầm chìm nổi,với đóng góp cải tiến của hàng chục triệu người cầm bút trong nhiều thế hệ …mới có thể dần dần đi đến mức độ hoàn thiện, thống nhất và phổ biến như hôm nay!
    Văn viết của người Việt đã nghiễm nhiên trở thành cái hồn của nước non ! …”

    Nếu đang từ chữ Hán hay chữ Nôm – phát minh cải tiến bằng mẫu tự La tinh , giúp dân tộc một bước thoát Hán mạnh mẽ , thì mới đáng phục ,đáng nể – Còn đợi cho người khác làm rồi, lại ‘ăn theo’ để bày trò cải tiến dốt nát ngu dại hủy phá thành quả ấy, thì dễ vô cùng ai làm cũng được cả ! Toàn là bọn chỉ giỏi ‘phá’ nhưng thích ‘kiêu ngạo công sản” bất chấp thiên hạ , làm càn làm ẩu !

    Nay, khi đã trơ lì công bố đến phần hai và được Việt cộng cấp giấy chứng nhận, thì chuyện không còn nằm ở vấn đề ‘học thuật’ hay Đúng-Ssai nữa ! Mà nó đang đi đến an ninh và tồn vong ! Vì tồn tại được bên cạnh TQ, sức mạnh thật sự của người Việt Nam chính là Lịch sử của mình – Muốn phá bỏ cái sức mạnh ấy, thì chỉ có kẻ thù của dân tộc này. Và kẻ nào chỉ nông cạn , dốt nát hoặc háo danh, tạo điều kiện góp tay cho kẻ thù làm điều ấy, thì kẻ ấy cũng chính là kẻ thù của dân tộc VN.

    Ngạo mạn, điên dại thì không sao, nhưng Bùi Hiền đừng để bị người dân VN xem mình như kẻ tội đồ của dân tộc ! Đồng ý với tác giả, cần tổ chức tập hợp các nhân sĩ để ‘làm tới’ chuyện nghiêm trọng này – Chẳng cần gì phải xem xét hay nể nang thêm nữa !
    ————
    Mịa ! Thứ ‘quái ngữ’ viết rồi đọc lên nghe cứ như phiên âm của thứ “chữ Hán cấp hai” !

  4. ” Quyên của công dân là công bố những gì mình nghiên cứu. Được cấp chứng nhận cũng là một quyền.” có thật vậy không ông Van Do ? Ông nói ở VN hay ở Mỹ vậy?

  5. Quyền của công dân là công bố những gì mình nghiên cứu. Được cấp chứng nhận cũng là một quyền. Và cứ giữ nó suốt đời, truyền cho con, cháu… cũng là quyền. Còn việc có sử dụng cái công bố ấy hay không là quyền của xã hội.
    Quyền của mọi người là nhận xét, phê phán, chê bai hoặc khen ngợi. Nhưng không được chửi rủa. Bên khen và bên chê có thể tranh cãi nhau, có thể gay gắt, nhưng phải có văn hóa. Chu Mộng Long và Bùi Hiền đều là những cá nhân trưởng thành, có địa chỉ rõ ràng.V

Comments are closed.