Bản tin tối 16-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Manila và Bắc Kinh sẽ họp bàn cùng thăm dò dầu khí Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano thông báo: “Philippines và Trung Quốc họp bàn vào tháng tới về việc thực hiện thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông”. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong “một diễn đàn song phương tại Manila vào tháng tới”.

Diễn đàn này “được lập ra vào năm ngoái để thảo luận về các tranh chấp giữa hai nước tại Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines”. Ông Cayetano nói thêm: “Vấn đề cùng thăm dò dầu khí Biển Đông đã được nêu lên trong tuyên bố chung của thủ tướng Lý Khắc Cường và tổng thống Rodrigo Duterte” nhân dịp lãnh đạo Trung Quốc thăm Philippines tháng 11/2017.

media
Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano (P) bắt tay đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), Manila, ngày 25/7/2017. Ảnh: REUTERS/RFI

Mời đọc lại: Việt Nam xác minh tin Philippines và Trung Quốc hợp tác dầu khí ở Biển Đông (VNE). – Philippines ‘sẽ khai thác dầu khí’ tại Biển Đông (BBC). – Philippines tìm cách khai thác dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông (ĐKN).

“Phiên tòa lịch sử”, ngày thứ 9

Trong phiên xử sáng nay, ông Đinh La Thăng phản biện đại diện VKS: “Không phải cứ ký bổ nhiệm là có lợi ích nhóm!”, báo Dân Trí đưa tin. Ông Thăng nhắc lại một luận điểm trong phần tự bào hồi chữa tuần trước: “Đề nghị nội dung nào không nằm trong quá trình điều tra, quá trình truy tố mà diễn ra tại phiên tòa thì không đưa vào bản luận tội”.

Về vấn đề “lợi ích nhóm”, ông Thăng phát biểu: “Tất cả những anh ngồi đây, từ anh Thực (bị cáo Phùng Đình Thực – PV) trở xuống đều do bị cáo ký bổ nhiệm. Không phải cứ ký bổ nhiệm là có lợi ích nhóm được. Đề nghị HĐXX xem xét lại”.

Ông Đinh La Thăng tiếp tục đề cập đến cựu Thủ tướng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016: “Thủ tướng cho phép PVN chỉ định thầu cho công ty thành viên”. Để phản biện “cáo buộc chỉ định thầu cho PVC”, ông Thăng trình bày: “Chủ trương chỉ định thầu Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là có từ 2006, lúc bị cáo Thăng chưa về PVN. Đến tháng 2.2009, Thủ tướng đồng ý cho HĐTV Tập đoàn PVN chỉ định các đơn vị thành viên thực hiện dự án”.

Báo Zing đưa tin: Lần thứ 2 tự bào chữa, bị cáo Đinh La Thăng nói gì? Về chuyện “VKS bảo lưu cách tính thiệt hại khoản tiền hơn 100 tỷ liên quan đến vụ án”, LS Nguyễn Huy Thiệp bình luận: “Lần đầu tiên trong lịch sử coi lãi suất là thiệt hại”.

Trang VietNamNet cho biết: Luật sư đề nghị tuyên Trịnh Xuân Thanh vô tội. LS Nguyễn Văn Quynh kể rằng: “Dư luận đang rất nặng nề đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ngay cả luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh cũng đang bị sức ép rất lớn”. LS Quynh lý giải: “Đại diện VKS không đưa ra được chứng cứ” để đề nghị HĐXX “tuyên bị cáo Thanh vô tội cố ý”.

Trang VnExpress có video cho thấy: Ông Đinh La Thăng đối đáp với đại diện VKS.

Đến phiên xử chiều nay, ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Trước khi HĐXX bắt đầu phần tranh luận, ông Đinh La Thăng phân tích: “Bản thân ông cũng như các bị cáo khác không gây nguy hiểm cho xã hội, không cần thiết phải bị tạm giam”, và kiến nghị HĐXX, VKS “thay đổi biện pháp ngăn chặn với ông, cho ông được tại ngoại”.

Đại diện VKS khẳng định: ‘Bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chủ mưu xuyên suốt vụ án’, theo VTC. Dựa trên các luận cứ có sẵn, đại diện VKS không tranh luận, đối đáp thêm với các luật sư, và phát biểu: “Người có vai trò chủ mưu, xuyên suốt vụ án là bị cáo Đinh La Thăng. Các bị cáo khác ở PVN biết nhưng vẫn thực hiện, đây là cố ý làm trái”.

VOV đưa tin: Ông Đinh La Thăng sẽ nói lời sau cùng, đối diện mức án tới 15 năm tù. Chiều nay, HĐXX quyết định “kết thúc phần đối đáp. Ngày mai, trước khi toà nghị án, các bị cáo sẽ được nói lời sau cùng”.

Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà cho biết: “Hổm có nhiều báo đồng loạt gỡ lời khai của cựu Bí Thăng về trách nhiệm của Bộ Chính Trị chỉ để lại tên cựu TT Nguyễn Tấn Dũng. Không khó để tìm lại được cái kết luận của ông Dũng v/v triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của PVN”.

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Thôi đừng bênh vực ông Đinh La Thăng nữa! Về hiện tượng dư luận phía các “định hướng viên” tỏ ra cảm thông với màn khóc nhận lỗi của ông Thăng và đồng phạm, tác giả viết: “Ông Thăng đã thừa nhận trước tòa về những hành vi vi phạm có liên quan trong chỉ đạo, điều hành gây thất thoát kinh tế nghiêm trọng thời điểm ông còn làm lãnh đạo”.

Báo Người Việt bàn về hiện tượng: Bênh và chống Đinh La Thăng ‘gây chia rẽ’ trên mạng xã hội. Tác giả đề cập đến fanpage: “Cần 10 triệu người dân Việt Nam ủng hộ ông Đinh La Thăng trắng án”, và nhận định: “Mỗi post trên trang này có hàng chục ngàn lượt like, cả chục ngàn lượt comment – những con số mà fanpage của các báo chính thống còn phải ‘thèm thuồng’.”

Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nhận định bài tự bào chữa của ông Thăng: “Tôi không cảm thấy mủi lòng mà ngược lại, cảm thấy khá nhục nhã thay cho ông Thăng”. Ông Lâm so sánh chuyện ông Thăng khóc nhận lỗi, bày tỏ hoàn cảnh gia đình, với “hai người phụ nữ đã ngẩng cao đầu tại tòa” là blogger Mẹ Nấm và nhà hoạt động Trần Thị Nga.

Mời đọc thêm: Ông Thăng khẳng định làm theo chủ trương của Chính phủ (PLTP). – Bị cáo Đinh La Thăng không đồng tình với quy kết có lợi ích nhóm (VOV). – Ông Đinh La Thăng: Nếu không xử PVPower là xử người bán dao, tha kẻ giết người (Infonet). – Xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm: Xuất hiện bút lục chưa từng công bố (VTC). – Ông Đinh La Thăng đề nghị xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn (Zing). – Tòa ngắt lời khi bị cáo Đinh La Thăng tiếp tục xin tại ngoại (TN). – Sáng 17-1, bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm nói lời sau cùng (HNM). – Ông Đinh La Thăng băn khoăn khi bị thêm tội, tăng nặng (TT). – VKS khẳng định ông Đinh La Thăng chủ mưu, luật sư cho rằng thiếu cơ sở (VOV).

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh: ‘Lần đầu tiên trong lịch sử coi lãi suất là thiệt hại’  —  Luật sư của Trịnh Xuân Thanh: ‘Cần làm rõ hàng tỷ đồng chi đối ngoại cho những ai?’ (VTC). – Luật sư nói phải chịu sức ép khi bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh (DV). – Tất cả những gì xấu xa của Trịnh Xuân Thanh đều ‘bị’ phơi bày (TP). – Luật sư đề nghị đổi tội danh bị cáo Trịnh Xuân Thanh (TT). – Đề nghị truy đến cùng khoản tiền cáo buộc Trịnh Xuân Thanh tham ô đi đến đâu (TN). – Vụ ông Thăng: Cứ chênh một cái là bị cáo đối diện án tử (PLTP).

Toàn cảnh phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sáng 16.1 (MTG). – Ông Đinh La Thăng có “lợi ích nhóm”, ưu ái cho PVC? (PLTP). – Vụ án xảy ra tại PVN, PVC: Có lợi ích nhóm trong chỉ định thầu (NLĐ). Vụ ông Thăng: Tranh luận gay gắt về xác định thiệt hại (PLTP). – Lời nói đầy hối tiếc của ông Đinh La Thăng và bài học để lại (KT). – Từ nước mắt đến… nước mắt (VNN). – Mở fanpage kêu gọi cứu Đinh La Thăng là bài diễn tập của lực lượng 47 (FB Trần Hùng). – Tha La Thăng hay không tha? (Hiệu Minh/TD).

Vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê: Ngày thứ 8

Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin: Xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2: Nể nang, tin tưởng nên ký hồ sơ vay tiền. Trong phiên xử sáng nay, phần xét hỏi xoay quanh những chuyện khuất tất ở TPBank: “Khi các công ty vay vốn không chứng minh được việc sử dụng hợp pháp tiền vay, Ngân hàng TPBank thu nợ trước hạn đối với các công ty này bằng tiền gửi của Ngân hàng VNCB bảo lãnh cho các công ty”. Nên Ngân hàng VNCB phải chịu thiệt hại 1.740 tỷ đồng.

Về vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong đại án VNCB: NHNN có gây áp lực cho Phạm Công Danh? Trong phiên xử ngày 12/1/2018, ông Phạm Công Danh đã khai: “NHNN yêu cầu VNCB phải tăng vốn điều lệ”. Bị cáo Phan Thành Mai nói thêm: “NHNN vẫn yêu cầu VNCB phải tăng vốn điều lệ theo phương án tái cơ cấu, nên theo nhận thức của bị cáo thì NHNN thúc ép Danh tăng vốn điều lệ”.

Sáng nay, HĐXX đã nhắc lại 2 lời khai trên, để hỏi ông Đặng Văn Thảo. Ông Thảo thừa nhận “có cuộc họp trên vào ngày 8/11/2013”. Sau cuộc họp, NHNN thậm chí đã gửi thông báo hối thúc chuyện tăng vốn điều lệ.

VOV đưa tin: Vụ án Phạm Công Danh: Ông Trần Bắc Hà đã nhập cảnh vào Singapore chữa bệnh. Sáng nay, người đại diện của ông Trần Bắc Hà đã nộp hồ sơ lên tòa án “chứng minh ông này đã nhập cảnh vào Singapore chữa bệnh. Hồ sơ này có xác thực của Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore”.

Hơn một tuần qua, HĐXX đã liên tục triệu tập ông Trần Bắc Hà đến toà “với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng nhưng ông này vẫn không có mặt”. Đại diện VKS đã đề nghị HĐXX triệu tập ông Trần Bắc Hà “để làm rõ nhiều tình tiết liên quan” của vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2.

“Đại gia” vắng mặt đã gửi luật sư đến tòa, tuy nhiên, tòa từ chối luật sư bảo vệ ông Trần Bắc Hà, theo VietNamNet. Chủ tọa phiên tòa cho biết, đã nhận được đơn của Văn phòng LS Trần Hải Đức giới thiệu LS Nguyễn Minh Tường “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trần Bắc Hà”. HĐXX xét thấy “ông Hà vắng mặt nhưng không có ý kiến nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích cho mình”.

Đến phiên xử chiều nay, báo VnExpress đưa tin: 4.500 tỷ ông Danh tăng vốn điều lệ cho VNCB được gửi vào NHNN. Đại diện CBBank xác nhận: “Ở giai đoạn 14/2- 26/7/2014, VNCB đã sử dụng hơn 7.600 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác”. Số tiền 7.600 tỷ này bao gồm số tiền 4.500 tỷ “gửi tại LienVietPostbank chuyển về Sở giao dịch NHNN”.

Diễn biến chính của phần xét hỏi phiên xử buổi chiều: Loanh quanh đường đi của 4.700 tỷ đồng. Luật sư đặt giả định “tiền trên trời rơi xuống” và truy hỏi: “Sau khi tiếp quản VNCB, CBBank sử dụng đồng tiền này như thế nào, vì các bị cáo khai thời điểm các bị cáo bị khởi tố, khoản tiền 4.700 tỷ đồng này vẫn còn ở VNCB”. Đại diện CBBank hứa “sẽ giải đáp các vấn đề này sau khi xin ý kiến lãnh đạo NHNN và trích xuất hồ sơ lưu trữ”.

Báo Zing có đồ họa, cho thấy đường đi 4.700 tỷ từ BIDV qua công ty ‘ma’ của Phạm Công Danh:

Duong di 4.700 ty tu BIDV qua cong ty 'ma' cua Pham Cong Danh hinh anh 1

Mời đọc thêm: Xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2: Các cựu TGĐ thừa nhận sai phạm (CL). – Đại án VNCB giai đoạn 2: Ông Trần Bắc Hà được phép vắng mặt tại tòa? (ANTT). – Đại án Phạm Công Danh: Làm rõ 4.500 tỷ đồng VNCB tăng vốn (VTC). – Phiên tòa Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 16/1: Đại diện CB giải trình về số tiền 4.500 tỷ đồng (VNM). – Chiêu trò tinh vi của Phạm Công Danh với BIDV (ĐV). – VNCB nói gì về 4.500 tỉ tăng vốn của Phạm Công Danh (PLTP). – Vụ Phạm Công Danh: Không xác định được 4.500 tỷ còn lại bao nhiêu (DV).

Ông Trần Bắc Hà chứng minh chữa bệnh ở Singapore (ĐV). – Tòa từ chối luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Bắc Hà (Zing). – Luật sư bảo vệ cho ông Trần Bắc Hà bị tòa từ chối do thân chủ đang ở Singapore (VNF).

Vụ nhắn tin đe dọa ông Huỳnh Đức Thơ

Báo Zing đưa tin: Bị cáo nhập viện, tòa hoãn xử vụ nhắn tin đe dọa Chủ tịch TP Đà Nẵng. Sáng nay, TAND TP Đà Nẵng đã mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Đào Tấn Cường về tội đe dọa giết người, đối với ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. “Trước thời điểm bị truy tố, ông Cường là Phó giám đốc Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng”.

Thông tin từ tòa cho biết: “Bị cáo Đào Tấn Cường vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do đang chữa bệnh, hai luật sư bảo vệ cho bị cáo Cường cũng vắng mặt”. HĐXX đã đồng ý hoãn phiên tòa đến ngày 9/2/2018.

Mời đọc thêm: Xét xử người nhắn tin đe dọa giết Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ (NLĐ). – Tòa Đà Nẵng hoãn phiên xử doanh nghiệp nhắn tin dọa giết ông Huỳnh Đức Thơ (GDVN).

Nền y tế sống nhờ “viện trợ”

VTC đưa tin: 7 bệnh viện lớn hết sạch thuốc ung thư viện trợ: Người bệnh ‘lâm nguy’ mòn mỏi chờ thuốc. TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương xác nhận: “Hai loại thuốc chữa ung thư Glivec 100mg và Tasigna 200mg nằm trong chương trình viện trợ dành cho viện cũng cạn kiệt. Hiện tại, không thể cấp thuốc cho bệnh nhân sử dụng”.

BS Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM, cho biết: “Tình trạng hết 2 thuốc ung thư Glivec 100mg và Tasigna 200mg xảy ra trên toàn quốc, hiện nguồn thuốc viện trợ tại bệnh viện cũng hết hoàn toàn”.

Báo Tuổi Trẻ viết: Xin đừng “treo” tính mạng người bệnh! Sự thật đau lòng trong kết luận thanh tra một số bệnh viện của Thanh tra TP.HCM: “Hơn 20.000 viên thuốc trị bệnh ung thư Glivec viện trợ trị giá hàng chục tỉ đồng phải hủy bỏ vì hết hạn sử dụng”. Nguyên nhân thuốc hết hạn vì thủ tục nhập khẩu “đúng quy trình”: “Phải qua nhiều cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt”.

Vai trò của Bộ Y tế trong sự lãng phí 20.000 viên thuốc chữa ung thư: “Tại sao từ cuối tháng 7/2017 nhà tài trợ là Công ty Novartis đã kiến nghị Bộ Y tế xem xét và chấp thuận cho các bệnh viện được nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc viện trợ… nhưng gần nửa năm trôi qua kiến nghị này vẫn chưa được xem xét?”.

Trong khi Bộ Y Tế “câu giờ” gần nửa năm chuyện nhập thuốc chữa ung thư thật, thì vụ bê bối ở công ty VN Pharma lại cho thấy: Bộ Y tế rất sốt sắng nhập thuốc chữa ung thư giả! Quá trình điều tra vụ án thuốc giả cho thấy em chồng Bộ trưởng Y tế làm lãnh đạo VN Pharma.

Mời đọc thêm: Bệnh nhân ung thư lao đao vì hết thuốc viện trợ (NĐ&ĐS). – Hết thuốc ung thư viện trợ: Hàng ngàn người bệnh lâm nguy  —  Hết thuốc ung thư viện trợ: Giảm liều điều trị?  —   Chính phủ đồng ý nhập thuốc ung thư viện trợ theo quy định cũ (TT).

Chuyện “trồng người” ở Việt Nam

Báo Giáo Dục Việt Nam cho biết: Thủ phạm khiến dạy thêm trái phép, làm tiền học sinh là Thông tư 17. Chuyện buồn của “thế hệ tương lai”: “Những đứa trẻ phải học miệt mài từ sáng đến đêm, những đứa trẻ ngồi sau lưng mẹ ăn vội để tới lớp, những đứa bé vừa học vừa ngủ gà ngủ gật luôn xuất hiện trên truyền thông đã tố cáo tình trạng học thêm quá tải của các con ở trường”.

Thông tư 17 của Bộ GDĐT có “điều 5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường”. Theo tác giả, chính quy định này đã “tạo điều kiện dạy thêm bùng phát”. Mặc dù 4 điều kiện trong điều 5 của Thông tư 17 diễn giải theo hướng “học sinh phải tự nguyện thì mới dạy thêm”. Tuy nhiên, “nhà trường và chính giáo viên dạy thêm đã tác động trực tiếp đến việc đăng kí học thêm của học sinh để biến ‘không’ thành ‘có’.”

Mời đọc thêm: Giáo sư người Đan Mạch khuyên giáo viên Việt Nam …lười đi một chút (GDVN). – Làm rõ thí sinh ‘thủ khoa’ trượt viên chức giáo dục (Zing). –  Khóc người gieo chữ (GD&TĐ). – Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều khuyết điểm của Bộ Giáo dục (VNE).

Nhân quyền ở Việt Nam

Trang Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Linh mục JB Nguyễn Đình Thục đề nghị được làm chứng tại tòa. Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, đã làm đơn “đề nghị làm chứng tại phiên toà xét xử anh Hoàng Đức Bình về các tội ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’.”

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Đơn do linh mục Nguyễn Đình Thục viết để đề nghị được làm chứng tại phiên tòa xử anh Hoàng Đức Bình. Ảnh: Facebook Thanh Niên Công Giáo

LS Hà Huy Sơn chia sẻ: Luận cứ bào chữa cho Nguyễn Văn Oai tại phiên tòa hình sự phúc thẩm, TAND tỉnh Nghệ An, ngày 15/1/2018. Trong bài có đoạn: “Ngày 1/9/2016, ông Hồ Văn Thái… đến nhà anh Oai để giao giấy ‘Thông báo yêu cầu chấp hành các quy định về quản chế’ của UBND xã Quỳnh Vinh. Như vậy, tờ giấy thông báo này đã được giao cho anh Oai, nó là của anh Oai. Anh Oai có quyền xé”.  

***

Thêm một số tin trong nước: Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng ở các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm (ĐCSVN). – Đà Nẵng thi hành kỷ luật nhiều cán bộ văn phòng Thành ủy, HĐND (DV). – Vụ án đánh bạc ngàn tỉ tại Phú Thọ (ĐV). – Phó thủ tướng: Không khoan nhượng với tham nhũng. – ‘Tuần trăng mật’ của Uber, Grab với tài xế đã kết thúc? (Zing). – Tổng Cục đường bộ và BOT! (FB Ngô Nguyệt Hữu/ TD). – BOT Sóc Trăng soạn sẵn văn bản trả lời, tài xế giận dữ phản ứng (VTC). – Xác minh thông tin CSGT Hà Nam nhận mãi lộ (VNN).

Tin quốc tế

Mỹ, Nga và các nước

Báo Tiền Phong có bài: Nga, Mỹ ‘chạy đua lập căn cứ quân sự’ ở Syria. Hiện cả Nga và Mỹ đều đang có các điểm đóng quân ở Syria. Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga đang “ưu thế” hơn so với Mỹ ở Syria. Cả 2 quốc gia này đều muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực quan trọng này.

Mỹ chưa có căn cứ quân sự chính thức ở Syria, quân đội Mỹ đang hiện diện tại một số địa điểm chủ chốt đây. Phía Nga đã chính thức có các căn cứ quân sự, đặc biệt là các căn cứ không quân của Nga, được duy trì ở Syria trong 50 năm, với sự “cho phép” của TT Bashar al-Assad. Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Nga tại Syria, dự kiến sẽ còn căng thẳng trong thời gian sắp tới.

Theo Kyodo (Nhật Bản), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, James Mattis sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc trong thời gian sắp tới. Các thông tin cũng như những phỏng đoán quanh chuyến đi này được Infonet nêu ra trong bài viết: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần đầu tới Trung Quốc làm gì?

Theo đó, vấn đề Triều Tiên sẽ được Mỹ và Trung Quốc bàn bạc trong chuyến đi này của ông Mattis. Các vấn đề quan hệ song phương, các lĩnh vực 2 bên cùng hợp tác giải quyết hoặc giàn xếp những bất đồng cũng được đề cập đến. Một nội dung quan trọng sẽ xuất hiện trên bàn nghị sự giữa Mỹ và Trung Quốc là vấn đề Trung Quốc bành trướng và quân sự hóa Biển Đông.

Báo Tổ Quốc có bài: Vì Triều Tiên và Iran, Nga chỉ trích Mỹ làm mất ổn định thế giới. Trong cuộc họp báo thường niên ngày 15/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, “Mỹ đang làm mất ổn định thế giới và bày tỏ bất bình đối với chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump“.

Ông Lavrov lớn tiếng chỉ trích Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, cho rằng chính Mỹ đã làm tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng. Về vấn đề Iran, ông Lavrov cũng đổ hết mọi căng thẳng cho Washington. Từ việc Mỹ dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đến việc Mỹ đưa 14 cá nhân và thực thể ở Iran vào danh sách trừng phạt, tất cả đều được Nga liệt kê là nguyên nhân căng thẳng giữa Tehran và Washington.

Bán đảo Triều Tiên

Cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên, báo Uriminjokkiri ngày 16/1 tiếp tục kêu gọi chấm dứt các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Bài báo nêu rõ “Hàn Quốc không nên hoãn mà phải dừng hoàn toàn các cuộc tập trận chung như ‘Giải pháp then chốt‘ hay ‘Đại bàng non‘ nếu họ thực sự hy vọng cải thiện quan hệ liên Triều và có một ý định nỗ lực tạo ra một môi trường hòa bình trên bán đảo“.

Trong khi đó, Nhật Bản và Canada nhất trí gây sức ép tối đa với Triều Tiên. Đã có tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa ngoại trưởng Nhật Bản Kono và người đồng cấp Canada Chrystia Freeland diễn ra trước cuộc họp, với sự tham gia của các ngoại trưởng và quan chức cấp cao đến từ 20 nước, thảo luận các biện pháp gia tăng sức ép lên Bình Nhưỡng.

Cuộc gặp của 20 quốc gia ở Canada, nhằm bàn các biện pháp kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn không có Trung Quốc và Nga tham dự. Đây là “thiếu sót” lớn vì Bắc Kinh và Moscow có trách nhiệm rất lớn trước vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Mời đọc thêm: Đối thoại liên Triều: Những bước đi nhỏ trong bức tranh lớn (LĐ). Mời đọc thêm: Chủ tịch Trung Quốc điện đàm với Tổng thống Mỹ về Triều Tiên (GT). – Khủng hoảng Triều Tiên: Nga, Trung sững sờ vì bị Mỹ “qua mặt” (VnMedia). – Mỹ, Nhật lặng lẽ chuẩn bị cho chiến tranh Triều Tiên (VNN). – Mỹ điều tàu chiến, máy bay ném bom đến gần Triều Tiên (TN). – Mỹ khuyên công dân lo tang lễ trước khi đến Triều Tiên (NLĐ). – Nhật phát hiện ‘tàu ma’ Triều Tiên cùng 8 thi thể (PLTP).

Căng thẳng Trung Đông

VOV có tin: Mỹ ngấm ngầm “tuồn” tên lửa vác vai cho lực lượng người Kurd ở Syria?. Hãng thông tấn Arab, Al-Masdar News cho biết, Mỹ đã “tuồn” cho Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở Syria nhiều tên lửa vác vai. Cách đây ít ngày cũng có tin, liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu, đang tham gia vào việc huấn luyện 30.000 tay súng người Kurd, tại các khu vực do Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) kiểm soát.

Liên quan đến việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, mới đây giới chức Palestine dọa “đóng băng” thỏa thuận hòa bình Oslo. Ngày 15/1, Hội đồng trung ương Palestine (PCC), một cơ quan quyền lực của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), đã quyết định đóng băng thỏa thuận hòa bình Oslo, nếu Israel không công nhận một nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới năm 1967.

PLO vừa bác bỏ việc Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel. Cũng trong đợt bỏ phiếu lần này của PCC, Hội đồng này đã nhất trí yêu cầu PLO ngừng công nhận Israel. Hành động này của PLO được coi là đòn trả đũa mà Palestine nhắm vào Mỹ và Israel.

Mời đọc thêm: Syria yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ dừng can thiệp và rút quân (TTXVN).

Tin Trung Quốc

Trên RFI có bài Tokyo tố cáo Bắc Kinh cho tàu ngầm hạt nhân áp sát lãnh hải Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, ngày 15/1 xác nhận: chiếc tàu ngầm “lạ” bị phát hiện ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vào tuần trước là một trong những loại tàu hạt nhân tấn công mới của Trung Quốc.

Ông Onodera cho biết thêm, chiếc tàu ngầm bị phát hiện là loại tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Thương của Trung Quốc, và loại tàu này có thể được trang bị tên lửa hành trình tầm xa. Phía Nhật Bản coi đây là “một hành động đơn phương làm tăng căng thẳng” và nước này “hết sức quan ngại trước việc tàu ngầm (Trung Quốc) đi qua vùng biển tiếp giáp lãnh hải”.

Mời đọc thêm: Vị thế mới của nhân dân tệ (TN). – Quan tham Trung Quốc ‘lũ lượt’ về nước chịu án (VNN).

Tin khu vực Trung- Nam ÁBangladesh và Myanmar hồi hương người tị nạn Rohingya trong 2 năm – Pakistan: Taliban thừa nhận ám sát cựu Thủ tướng Bhutto – Afghanistan và phái đoàn Liên hợp quốc thảo luận về chống khủng bố – Mỹ khẳng định chủ trương duy trì quan hệ với Pakistan (TTXVN). – Ấn Độ: Thiếu nữ 15 tuổi bị cưỡng hiếp đến vỡ gan, phổi (NLĐ). – Người Việt bị bắt vì ‘khỏa thân nơi công cộng’ ở Singapore (TN). – Philippines thu hồi giấy phép trang tin Rappler (BBC).

Các tin thế giới khácGần 90 người thương trong vụ tấn công sân bay tại Libya (VOV). – Nhóm vũ trang tấn công sân bay quốc tế ở Libya, 20 người chết (TN). – Anh: Tiết lộ mua bán bằng giả gây sốc (BBC). – Anh điều 2 tiêm kích chặn oanh tạc cơ Nga (PLTP). – Người điều tra biệt thự được cho là của Thủ tướng Nga bị đánh dã man (MTG). – Tổng thống Venezuela không thay đổi kế hoạch bầu cử tổng thống (TTXVN).

Bình Luận từ Facebook