Việt Nam không cho báo chí quốc tế tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và 21 bị can

Linh Quang

8-1-2018

Lần đầu tiên kể từ ngày bị bắt cóc áp tải về nước hơn 5 tháng nay, thân nhân đã được cho vào thăm Trịnh Xuân Thanh trong trại giam B14.

Sau khi vào thăm, ông Trịnh Xuân Giới cha của ông Thanh cho DPA biết, con trai ông bác bỏ những cáo buộc này. Đồng thời ông trích dẫn lời nguyên văn lời nói của Trịnh Xuân Thanh: “Là người đứng đầu của công ty tôi phải chịu trách nhiệm, nếu cấp dưới của tôi đã gây ra thiệt hại công ty bởi những hành động của họ“.

Hôm nay 08.01.2018 bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Trịnh Xuân Thanh và 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Theo tin của hãng thông tấn Đức DPA, hôm thứ Sáu tại Hà Nội Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo không cho phép các phương tiện truyền thông nước ngoài tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và 21 bị bị can. Nếu bị buộc tội tham nhũng, Trịnh Xuân Thanh 52 tuổi phải đối mặt với án tử hình.

Bản tin của hãng thông tấn DPA đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine, số ra ngày 05.01.2018

Phiên tòa xét xử này đã trở thành một đề tài chú ý của báo chí quốc tế bởi vì cựu quan chức cao cấp cộng sản Trịnh Xuân Thanh đã biến mất trong những tình huống bí ẩn từ Berlin vào mùa hè năm ngoái. Chính phủ Liên bang Đức tin rằng ông Thanh bị bắt cóc bởi cơ quan mật vụ Việt Nam vào tháng 7 năm 2017. Do đó hai nhà ngoại giao Việt Nam đã bị trục xuất khỏi nước Đức. Hà Nội tuyên bố rằng ông Thanh tự nguyện trở về đầu thú.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với hãng thông tấn DPA rằng các đơn xin của DPA tham dự phiên tòa đã bị từ chối mà không có lời giải thích nào thêm. “Báo chí nước ngoài không được phép tham gia lần này.”

Hôm Thứ Sáu 5.1.2018, Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng lên để trao đổi về các vấn đề liên quan đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh, nhưng cho đến giờ phút này vẫn chưa rõ là Đại sứ quán Đức ở Hà Nội có được tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh hay không?

Một trong những yêu cầu của chính phủ Đức đưa ra để giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa 2 nước, nhằm bình thường hóa trở lại quan hệ với Việt Nam là “Trịnh Xuân Thanh được xét xử đúng theo chuẩn mực của nhà nước pháp quyền (rule of law), và phải có quan sát viên quốc tế (international observers) tham gia giám sát”. Do đó nếu Đại sứ quán Đức ở Hà Nội không được tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, thì chắc chắn Chính phủ Đức sẽ tiếp tục có những biện pháp trừng phạt.

Ông Trịnh Xuân Giới, cựu phó Trưởng Ban dân vận Trung ương, cha của Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Tayho.gov.vn

Ngoài ra, lần đầu tiên kể từ ngày bị bắt cóc áp tải về nước hơn 5 tháng nay, thân nhân đã được cho vào thăm Trịnh Xuân Thanh trong trại giam B14.

Sau khi vào thăm, ông Trịnh Xuân Giới cha của ông Thanh cho DPA biết, con trai ông bác bỏ những cáo buộc này. Đồng thời ông trích dẫn lời nguyên văn lời nói của Trịnh Xuân Thanh: “Là người đứng đầu của công ty tôi phải chịu trách nhiệm, nếu cấp dưới của tôi đã gây ra thiệt hại cho công ty bởi những hành động của họ “.

Đây là một chỉ dấu cho thấy những lời đồn đoán từ bấy lâu nay trong dư luận nói rằng, Trịnh Xuân Thanh đã khai báo ra tất cả, là không đúng sự thật.

Một chỉ dấu khác, lý do tại sao trong số 22 bị can, chỉ có Trịnh Xuân Thanh bị Viện Kiểm sát Nhân dân đề nghị áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc?

Để trả lời câu hỏi này xin trích nguyên văn từ bản tin của tờ Tiền Phong: “Cáo trạng của Viện KSND Tối cao kết luận, bị can Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội; sau khi phạm tội đã bỏ trốn, gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra, đề nghị áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc“.

Vậy những đồn thổi từ trước đến nay cho rằng, những nhân vật khác, thí dụ như Đinh La Thăng bị bắt là do những lời cung khai của Trịnh Xuân Thanh, là có phù hợp với sự thật hay không?

Bình Luận từ Facebook