30-12-2017
Cách đây cũng không lâu, có vụ một thanh niên cậy tiền đè chết người và hống hách giữa đường thách thức người bị va chạm giao thông là mua được cả công an.
Đêm qua, một đám trẻ thanh niên cầm vũ khí đứng trên cầu để xin tiền các xe đi qua, và mấy thanh niên này vẫn thỉnh thoảng cho rằng thách công an nào làm gì được và bao cả công an luôn.
Điều gì đã thể hiện thông qua hai sự việc trên?
Đó là việc những kẻ có tiền, hoặc những kẻ được cho là có quan hệ với công quyền thì thường có một thái độ coi khinh người khác và coi thường luật pháp. Hơn nữa đó là việc, tư duy bỏ tiền ra để mua chuộc lực lượng thực thi công vụ có vẻ như đã trở nên phổ biến, hẳn nhiên, nó cũng tạo ra một hệ quả là chính những kẻ đó lại xem thường những người, những lực lượng mà chúng có thể chi phối được.
Trong một đất nước, nếu chính phủ mà không tôn trọng người dân và luật pháp thì đó chính là nguồn cơn gây ra loạn lạc cho xã hội. Xã hội loạn lạc, suy đồi thì lỗi đầu tiên cũng là trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà nước chứ không một ai khác. Vì nhà nước đã được lập ra và đại diện nắm quyền lực để thực hiện việc quản lý quốc gia.
Cần phải chỉnh đốn lại chính phủ (nhà nước) trước tiên, và phải xây dựng lại hệ thống luật pháp, thiết lập lại nền giáo dục để tạo nên những thế hệ văn minh và đầy đủ phẩm chất làm người.
Nếu không, mỗi ngày nhìn những cảnh tồi tệ xảy ra trên quê hương, chẳng một ai thấy được sự yên bình và có thể an tâm mà sống an lành.
Tối qua có người nói, anh có muốn định cư ở Mỹ không? Tôi hỏi lại, lý do để làm việc đó? Người đó trả lời là vì thế hệ con cái bởi môi trường sống (hệ thống giáo dục cùng điều kiện chăm sóc) tuyệt vời nhất thế giới mà hiếm nơi nào có được. Tôi đáp lại: người Do Thái lưu lạc mấy nghìn năm khắp thế giới chỉ mong một ngày được trở về quê hương, tổ quốc mà ngày nay mới được tạo lập khoảng vài chục nghìn kilomet vuông làm lãnh thổ cư trú, còn chúng ta có quê hương thì sao lại rời bỏ mà đi? Và nếu không ai xây dựng một vùng đất trù phú, tươi đẹp thì lấy đâu ra nơi chốn để một người muốn từ bỏ khỏi quê hương bất ổn của mình mà “tìm đến”?
Nếu ai cũng chạy trốn, thì ai sẽ xây dựng đất nước? Nếu ai cũng chỉ tàn phá, ai sẽ là người thiết tạo? Ai cũng chỉ sống ăn mòn, ai sẽ là những người bồi đắp?
Năm mới lại đến, năm cũ qua đi, nhưng dường như đại lượng thời gian ở nơi này có vẻ ngày càng khắc nghiệt hơn và là thứ để kiểm chứng mạnh mẽ những vòng xoáy đổ vỡ một cách ngày càng rõ ràng hơn.
Cho phép tớ phản biện 1 số vấn đề trong bài
“chính phủ mà không tôn trọng người dân và luật pháp thì đó chính là nguồn cơn gây ra loạn lạc cho xã hội”
Không đúng . Xã hội loạn lạc theo kiểu nào ? Nếu nói chung, xã hội đâm loạn lạc khi chính phủ mất khả năng kiểm soát xã hội . Nói riêng thì tùy vào cách thức mất khả năng mà loạn lạc từng kiểu đối ứng . Loạn lạc kiểu Việt Nam không phải vì chính phủ khinh thường dân & luật pháp . Thời Bác Hồ, aka thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chính phủ có tôn trọng nhân dân & luật pháp đâu, nhưng, theo lời trí thức nhà mềnh, tất cả đều ổn định . Ngoài đám văn nghệ sĩ Nhân Văn-Giai Phẩm & mớ Xét lại chống Đảng ra, nói chung xã hội miền Bắt (rất) ổn định . Đảng các bác cũng nói gòi, tới bây giờ, nhờ tư di đổi mới, tức không giáo điều, cũ kỹ và những thứ đại loại như thế, bây giờ dân mới được viết hoa trong các văn kiện của Đảng . Thời Bác Hồ thì đừng hòng .
“Vì nhà nước (này) đã được lập ra và đại diện nắm quyền lực để thực hiện việc quản lý quốc gia”
Chính vì lý do này mà tớ trốn ra “ngoài tầm phủ sóng”. Tại vì tớ thấy mình không yêu Đảng & chính phủ bằng những người lập ra để đại diện cho họ trong việc quản lý cuốc da .
“chúng ta có quê hương thì sao lại rời bỏ mà đi?”
Có người yêu được & trực tiếp tham gia xây dựng Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa . Tớ thì kính nhi viễn chi . Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ngay cả nhìn từ xa, đ/v tớ đã thấy nhức mắt gòi . Nhưng trong lòng (rất) khâm phục những trí thức đáng kính vẫn ngày đêm lao tâm khổ trí với nó .
Tớ tiết lộ 1 điều nhỏ thế lày, đi ra nước ngoài sống không phải là để hưởng thụ những thành quả đã có sẵn . Cái khác nhau là … hell, biết bắt đầu từ đâu ? Khác nhau như tư bẩn với cộng sản vậy . Tư bẩn chỉ cần con người, cộng sản cần con người cộng sản . Tớ không thể & nhận thấy mình không bao giờ & chắc cũng chả bao giờ muốn thành người cộng sản, nói gì tới cộng sản chân chính . Đất nước xã hội chủ nghĩa không cần những người như tớ . Và cuộc “đấu tranh” -cần gì cho mất công- cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của các bạn càng không cần tới những người như tớ . Biết thân biết phận, lượn cho khuất mắt . Có người nói không ai chọn cha mẹ cũng như chọn quê hương . Cha mẹ bạo hành thì tớ chuồn để đỡ mang tiếng bất hiếu . Coi như sinh phải ngôi sao vàng chiếu mạng. Số phận như vậy, tẩu vi thượng sách . Ngồi chịu trận mới là “đỉnh cao trí tệ”.
“Nếu ai cũng chạy trốn, thì ai sẽ xây dựng đất nước?”
Những ai đủ yêu Đảng
“Nếu ai cũng chỉ tàn phá, ai sẽ là người thiết tạo?”
Hổng hiểu câu này . Chắc đang đà hỏi nên buông đại mấy câu hỏi triết lý . Ai tàn phá ? Well, những người “tàn phá” họ nghĩ đã & đang cống hiến hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao thì sao ? Những người đó về hiu lại trở thành trí thức đáng kính cho thế hệ trẻ noi theo . Cứ thế ad infinitum. Với cách xã hội vận hành như vậy, câu hỏi phải là, ai dám là người thiết tạo . Ăn cướp lên nắm quyền bính thì kẻ đầu tiên bị mang ra xử là kẻ muốn dừng việc ăn cắp .
Còn những ước muốn chỉnh đốn lại chính phủ, rõ ràng chúng ta không cùng cách nhìn . Vấn đề là chế độ chính trị. Chế độ chính trị thì không “chỉnh” được . Muốn thay bằng chế độ chính trị khác thì chỉ có “đốn”, nhưng nếu tớ không lầm, mọi người đã đồng lòng không “đốn” chế độ chính trị đương nhiệm.