Nguyễn Hải Hoành
22-12-2017
Điều đáng nói hơn cả
Khi nói về nhóm cải cách giáo dục Cánh Buồm, người ta thường chú ý nhiều tới các bộ sách giáo khoa nhóm đã biên soạn và xuất bản trong hoàn cảnh khó khăn hoàn toàn không được dùng tiền ngân sách Nhà nước. Quả thật đây là một thành tích cụ thể mang ý nghĩa đạo đức và có thể thấy ngay của Cánh Buồm. Nhưng có lẽ chúng ta nên quan tâm hơn tới những công trạng khó định lượng được của nhóm này, đây mới là cái quý nhất.
Đầu tiên cần nói tới tinh thần dũng cảm của nhóm Cánh Buồm, trước hết là của “Thuyền trưởng” Phạm Toàn. Bao năm nay xã hội ta phàn nàn về chất lượng giáo dục, đòi hỏi cải cách giáo dục. Người nói thì nhiều, người làm thì ít, làm được lại càng ít. Nhà nước cũng đã chi không ít tiền của để cải cách giáo dục, nhưng chẳng “cải” được bao nhiêu, thậm chí còn bị chê nhiều hơn. Đó là vì cải cách giáo dục rất khó, nhất là giáo dục phổ thông, một công việc “quá khó, rất ít người đủ trình độ và đủ tấm lòng để làm”, như nhận xét của anh Phạm Toàn. Thế mà nhóm Cánh Buồm chỉ có “một con gà trống già U80 và mấy con gà nhép” dám tự tay làm cải cách giáo dục với tinh thần “tay không bắt giặc”. Thật là dũng cảm!
Không chỉ nói, chỉ hô hào hoặc thuyết giảng suông, mà Cánh Buồm chủ trương làm ngay ra sản phẩm cụ thể, “làm cái gì đó trực quan để xã hội thấy và xem xét”. Nhóm đã nghiên cứu xác định chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa, tất cả đều theo tinh thần sáng tạo mới, và đã tổ chức thực nghiệm tại một số trường, thu được kết quả mong muốn. Rõ ràng phải dũng cảm liều mình dấn thân lắm mới làm được như vậy, nhất là trong tình hình phía “quan phương” hầu như cố ý phớt lờ các hoạt động của Cánh Buồm (trừ lần “rút thẻ vàng” với trường Nguyễn Văn Huyên).
Ai cũng biết, giáo dục và y tế là hai lĩnh vực thiết thân nhất với đời sống của đông đảo người dân trong một xã hội hiện đại. Cũng vì thế hai lĩnh vực ấy được mọi người quan tâm nhất, theo dõi sát sao nhất và dễ bị phàn nàn chê trách nhất, ở bất cứ nước nào cũng vậy, đặc biệt ở những nước chính quyền quản lý tất cả mọi lĩnh vực đời sống của dân. Tại các nước mà chính quyền không quản lý toàn diện như vậy, xã hội công dân [XHCD, chúng tôi tránh dùng từ xã hội dân sự vì lý do mọi người đã biết] được dịp phát triển mạnh, người dân chủ động lo liệu việc giáo dục con em mình qua hệ thống trường tư (thường là được nhà nước hỗ trợ). Ở ta, chính quyền muốn nắm tất cả, làm tất cả, nhưng lực bất tòng tâm, chưa kể một số quan chức vừa bất lực lại vừa chẳng có “tâm” để mà “tòng”. Cho nên các đợt cải cách giáo dục phổ thông đều khó đạt mục đích, thậm chí bị dư luận chê trách. Ví dụ gần đây VNEN học từ Colombia rồi mô hình giáo dục Phần Lan đều kết thúc buồn sau khi tiêu tốn khá nhiều kinh phí. Dư luận cảm thấy bế tắc. Lĩnh vực cải cách giáo dục phổ thông có quá nhiều khó khăn!
Một số nhà giáo đã dũng cảm lao vào lĩnh vực này, và họ đã bước đầu gặt hái thành công. Như thầy Văn Như Cương mở trường tư thục Lương Thế Vinh, thầy Phạm Toàn tổ chức nhóm Cánh Buồm… Có thể thấy đây là hai tổ chức của XHCD mới nhen nhóm ở Việt Nam nhưng đã được dư luận đón nhận với tình cảm tốt đẹp. Lẽ tự nhiên, xã hội hiện đại nào cũng chia làm ba mảng: mảng những người nắm chính quyền, mảng những người làm kinh doanh, và mảng XHCD, được hiểu là tập hợp các tổ chức tự nguyện của dân chúng nhằm bảo vệ quyền lợi của dân và làm cho xã hội ngày một tốt hơn. XHCD là một tồn tại khách quan, chẳng ai cấm đoán được, XHCD càng phát triển thì nhà nước càng đỡ vất vả, xã hội càng dân chủ và ổn định hơn, dân sống tốt, yêu nhà yêu nước hơn.
Điều đáng nói nữa là tính sáng tạo của Cánh Buồm. Bất cứ nhà cải cách nào trước hết cũng phải nêu ra ý tưởng cải cách của mình. Gần đây nhiều người bàn chuyện cần xác định triết lý giáo dục của nước ta. Dường như một số nhà lãnh đạo muốn chính trị hóa triết lý đó, nhằm đào tạo ra những công cụ thực hiện đường lối của họ. Thực ra triết lý giáo dục bậc phổ thông nên có tính phổ quát, bởi lẽ trẻ em toàn thế giới đều như nhau, chúng được nhận sự giáo dục để trước hết thành người biết nghĩ. Vấn đề này không hoàn toàn mới. Từ thế kỷ trước, nhà nhân loại học Margaret Mead (1901-1978) đã nói: “Trẻ em cần được dạy cách suy nghĩ chứ không phải nghĩ cái gì (Children must be taugh how to think, not what to think)”. Hiểu đơn giản, trẻ em tới trường là để được “kích hoạt” bộ óc, để được suy nghĩ về những kiến thức mới chúng được thấy, được học. “Biết nghĩ” là yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất đối với trẻ em bất kỳ dân tộc nào. Cách dạy quen thuộc ở ta là “Thầy nói trò nghe”, trò luôn chịu sức ép phải chấp nhận một chiều mọi điều thầy dạy mà không được suy nghĩ hoặc nghi ngờ những điều đó. Cách dạy và học ấy làm cho học sinh kém hào hứng học tập và chẳng thể phát huy được năng lực tư duy.
Các phát biểu về triết lý giáo dục của Cánh Buồm hoàn toàn phù hợp quan điểm “dạy trẻ cách suy nghĩ”. Nhóm đã đưa ra nhiều ý tưởng để áp dụng một cách sáng tạo quan điểm đó. Ví dụ: “Nghệ thuật giảng dạy là nghệ thuật tổ chức sự tự học”, “Tự học là năng lực các nhà sư phạm hai tay dâng lên thanh thiếu niên Việt Nam”, “Tổ chức các việc làm của học sinh để học sinh tự tìm đến các khái niệm, tự tạo ra các kỹ năng cần thiết”, “Bậc Phổ thông cơ sở là bậc tạo nền tảng trí tuệ cho trẻ em – sau chín năm học, một trí tuệ nền tảng gồm có (a) một phương pháp học đúng đắn; (b) một tư duy mạch lạc; và (c) một năng lực hành dụng – hành trang và đạo lý vào đời của người thiếu niên 15-16 tuổi”, “Từ lớp Một đến lớp Chín, các em được hưởng nền giáo dục phổ thông cơ sở – năm năm đầu học phương pháp học, bốn năm tiếp theo tự trau dồi kiến thức để có thể sống có ích cho mình, cho gia đình và xã hội”…
“Tự học, tự tìm hiểu, tự làm” là những kỹ năng cần thiết nhất cho sự trưởng thành của con người, chỉ khi ấy đầu óc mới được vận dụng với hiệu suất cao để học hỏi và sáng tạo. Đặc biệt trong thời nay, người biết cách tự học thì sẽ tự mình học được cực kỳ nhiều từ kho kiến thức vô tận trên mạng Internet. Bill Gates từng nói vui: Thời đại Internet thì cần gì phải tới trường nữa. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể tự học lấy mọi kiến thức cần thiết. Nhưng tự học là một kỹ năng, lũ trẻ cần được dạy kỹ năng đó. Bậc phổ thông là bậc dạy trẻ làm người, tức con người biết nghĩ, biết học suốt đời. Thực tế lịch sử nhân loại cho thấy, hầu hết nhân tài, thiên tài đều là người biết cách tự học, biết cách vận dụng tư duy. Tổ chức sự tự học cho trẻ là một nghệ thuật, thể hiện trong phương pháp giảng dạy. Một lần được dự cuộc hội thảo do các em lớp ba tự tổ chức theo phương pháp do Cánh Buồm đề xuất, tôi hết sức ngạc nhiên, thán phục. Mấy em được giao nhiệm vụ điều khiển hội thảo tỏ ra rất chủ động và có tự tin, sáng tạo. Tôi tin rằng cứ dạy và học theo kiểu thầy kiếm việc và giao việc cho trò tự làm thì nhất định các em sẽ có thể có đủ kỹ năng trưởng thành. Chớ nên yêu cầu các em phải đạt được những mục tiêu cao xa, trừu tượng, có tính chính trị. Trước hết hãy dạy các em trở thành một con người dần dần biết làm lấy những việc cụ thể để tự trưởng thành, trong đó có việc học.
Cánh Buồm khởi đầu việc soạn sách giáo khoa môn tiếng Việt và môn Văn là rất đúng, vì hai môn học này góp phần quan trọng nhất trau dồi năng lực tư duy cho trẻ mới lớn và tạo điều kiện cho chúng dễ tiếp thu các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội. Trẻ mới lớn trước hết cần phải nói ra được gãy gọn ý nghĩ của mình, muốn vậy các em cần giỏi tiếng mẹ đẻ, cần biết nói và viết tiếng Việt đúng luật, rõ ý. Phạm Toàn thường nhắc các bậc phụ huynh hãy cho trẻ học giỏi tiếng Việt đã rồi mới học ngoại ngữ, chớ nên làm ngược lại.
Nỗi lo và niềm tin về Cánh Buồm
Trong suốt tám năm qua, nhóm Cánh Buồm đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được những thành tích vẻ vang không ai có thể phủ nhận. Tuy vậy những người yêu mến Cánh Buồm vẫn chưa thể yên lòng, nhất là khi nghĩ tới chặng đường dài phía trước. Cải cách giáo dục là sự nghiệp lâu dài nhưng đời người thì quá ngắn. Chẳng ai có thể đoán trước những gì sẽ xảy ra trên chặng đường ấy. “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”. Có người sẽ nghĩ về nỗi lo lấy đâu ra kinh phí để Cánh Buồm tiếp tục hoạt động, nỗi lo liệu các nhà trường có còn cho tiếp tục thực nghiệm phương pháp và chương trình giảng dạy của Cánh Buồm hay không… Ở đây tôi muốn nói về một nỗi lo khác.
Có thể ví nhóm Cánh Buồm như một đoàn thủy thủ giương buồm đưa con thuyền ra khơi trên đại dương mênh mang sóng to gió lớn. Đoàn người ấy, con thuyền ấy không thể thiếu một nhân vật quan trọng nhất – thuyền trưởng. Không có thuyền trưởng giỏi thì con thuyền chẳng thể đi xa. Tám năm qua, nhóm Cánh Buồm may mắn được thuyền trưởng Phạm Toàn chỉ huy. Là người hết lòng tâm huyết với công cuộc cải cách giáo dục, anh đã dũng cảm một mình đứng ra tổ chức nhóm Cánh Buồm để thực hiện các ý tưởng cải cách nung nấu trong lòng mình đã mấy chục năm. Không chỉ tâm huyết cùng dũng cảm mà anh đặc biệt giỏi tổ chức công việc. Con người ấy có các tố chất đáng quý của hai tầng lớp tinh hoa xã hội – nhà giáo và nhà văn. Đứng trên bục giảng mấy chục năm, anh hiểu rõ các suy nghĩ của thanh thiếu niên học sinh và nắm vững tình hình giáo dục nước nhà. Là nhà văn, anh quan sát thế sự với con mắt phê phán, nhanh chóng thấy được các mặt tích cực và tiêu cực của sự vật. Trời cho anh một trí nhớ cực tốt và năng lực diễn đạt những điều phức tạp thành đơn giản. Thói quen chăm đọc sách giúp bộ óc anh tích trữ được một lượng kiến thức đáng ghen tị. Khi được con người tài ba và hăng say làm sự nghiệp lớn ấy đề nghị điều gì, rất ít người có thể từ chối. Cánh Buồm “tay không bắt giặc”, nếu thuyền trưởng không có tài thuyết phục thiên hạ giúp sức thì sao có thể vượt qua tám năm khó khăn và đạt được những thành tích như đã thấy.
Nhưng Phạm Toàn năm nay đã 87 tuổi. Sức khỏe giảm dần không cho phép anh tiếp tục cầm lái con thuyền Cánh Buồm, tuy rằng anh có thừa nhiệt tình để làm nhiệm vụ ấy. Rõ ràng cần phải tìm được người thay thế anh. Đây có lẽ là nỗi lo của nhóm này cũng như của những người yêu quý họ. Chắc hẳn vị thuyền trưởng lão luyện họ Phạm lo hơn cả. Nhưng giờ đây con thuyền đã đi được một chặng đường khá xa, đoàn thủy thủ đã dày dạn nhiều. Tre già măng mọc. Tin rằng nhóm Cánh Buồm sẽ chọn được một người kế nghiệp xứng đáng cầm lái đưa con thuyền đi tiếp. Mong sao nỗi lo nói trên sẽ là thừa và Cánh Buồm sẽ tiếp tục băng băng lướt sóng tới bến bờ mơ ước.
Trích: “Dòng dẫn trích là thủ tục …cấp giấy phép !”
Bảo rằng đó chỉ là lời nói dối của nhà trí thức xã nghĩa Phạm Toàn, thì, một nền giáo dục tử tế không dạy người ta nói dối, không lấy nói dối làm “thủ tục”. “Cải cách giáo dục” cho trẻ thơ mà lấy sự nói dối làm “thủ tục” thì cái cải cách giáo dục ấy là giáo dục bịp bợm, là cấy nọc độc vào đầu trẻ thơ.
Bảo rằng “đức trị” & “kháng chiến thần thánh” là ngôn từ suất phát từ tâm khảm nhà trí thức xã nghĩa Phạm Toàn xưng tụng chuyên gia bả chó/the serial killer in-tec-na-ti-ô-nan/việt gian nguyễn ái quốc 1946/lê chiêu thống 1950,
thì rao giang ba cho ho chi minh, “cải cách giáo dục” bằng tư duy bả chó hồ chí minh là cách rất huu hieu để các cháu ngoan bình thường mau chóng trở nên cháu ngoan của chuyên gia bả chó/the serial killer in-tec-na-ti-ô-nan/việt gian nguyễn ái quốc 1946/lê chiêu thống 1950 như Hoàng Thị Nhật Lệ & Trần Nhật Quang
Trích: ” làm theo Cụ Hồ là kháng chiến và kiến quốc chắc chắn thành công” (Trí thức xã nghĩa Phạm Toàn)
Lại mấy cái bả chó hồ chí minh!
——
FYI:
(trích) ‘ Chúng ta đã quá biết kết/hậu -tùy cách nhìn- quả của những thứ trời đánh gọi là “dấn thân, hy sinh …” là gì rồi . Nếu là tớ, tớ sẽ nghi ngờ tất cả những “dấn thân” & “hy sinh”…” (hết)
——–
Hết hồn, đụng nhầm ‘ổ kiến lửa chân lý độc tôn ” khác nữa chăng ?
OK , suit yourselve ! Mời bác cứ tự nhiên , tiếp tục dùng “liệu pháp shock‘ rất thông minh, vô cùng cao siêu của ‘ta’, tha hồ đấu tố ‘bọn ấy’, có khi cũng ‘hạ hỏa’ được chút ít chăng ? Có ai cấm đâu ?
Tớ thì thích tin vào những thứ dấn thân ‘trời đánh’ hiện đang ở trong tù Việt cộng . Nhiều lắm, mà hầu hết họ cũng chả thích ‘lấp lánh’ mịa gì, đơn giản là họ chẳng mấy quan tâm có ‘lấp lánh’ gì hay không ?! Họ , tất nhiên , không thể nào so sánh với bác được, có lẽ về tất cả mọi mặt …chắc thế ! Hic , còn với dân đen như tớ , các thứ ‘dấn thân trời đánh’ ấy rất đáng trọng, vì họ đã sông mạnh mẽ và xứng đáng, hơn tớ nhiều !
Bye nhé !
Bác Phạm Toàn đang lấp lánh ở ngoài, hổng phải được “tạm giữ” -từ của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng (*)- như những người bác nêu . Họ được “tạm giữ” chắc vì không (thể nào) phát biểu được những câu có cánh xuất phát tự tâm khảm như nhà giáo Phạm Toàn . Bác kính trọng đám “dấn thân trời đánh” đó thì nên giữ trong lòng . Miếng steak của người này là thuốc độc của người khác .
Như tớ đã nói, bộ sách của nhà giáo đáng kính Phạm Toàn thích hợp với Việt Nam vì mục đích giáo dục của Việt Nam là cái gì, nhìn Hoàng Thị Nhật Lệ & Trần Nhật Quang sẽ rõ . Đúng, với đóng góp to lớn của những người như nhà giáo đáng kính Phạm Toàn, những Hoàng Thị Nhật Lệ & Trần Nhật Quang tương lai có thể sẽ kín đáo & tinh tế hơn, biết xổ tục ngữ, ca dao, thậm chí lảy Kiều lách tách như châu chấu, nhưng vẫn là Hoàng Thị Nhật Lệ & Trần Nhật Quang nonetheless.
Nhưng bảo là mục đích là tạo ra 1 con người khai sáng trí tuệ … Well, cũng giống như kháng chiến chống dân chủ tư bẩn cứu nước, các bác không thể trông chờ dân chủ tư bẩn sau chiến tranh khi nó chính là thứ các bác cố đánh đuổi nó đi cho bằng được. Khai sáng là thứ đội mũ ra đi đầu tiên trong bộ sách này .
(*) Bên Văn Việt có bài tôn Đảng Cộng Sản là bậc thầy của uyển ngữ & giảo ngữ . Có ai nhìn ra được Đảng là 1 tổ chức gồm những cá nhân, uyển/giảo ngữ là sản phẩm cụ thể của những cá nhân cụ thể . Và sau khi những cá nhân cụ thể này -tác giả của uyển/giảo ngữ- về hưu, họ sẽ trở thành những trí thức cho mọi người kính trọng .
Không tin ? Một trong những tác giả của “tư tưởng Hồ Chí Minh”, không ai khác hơn là vị giáo sư Tương Lai đáng kính của chúng ta .
(trích) “nhưng dưới con mắt trong sáng và sự trải nghiệm tỉnh táo cùng sự cảm nhận tinh tế của một cá nhân, tôi có mấy tổng kết riêng như sau.
Nước ta tự khi tái lập quốc năm 1945 tới nay đã trải qua một giai đoạn dài Đức Trị.
Đất nước được duy trì “êm ả” trong một niềm tin sắt son. Đặc biệt là niềm tin vào Cụ Hồ.
Cụ Hồ bảo làm gì, thì cái đó là đúng. Tuyệt đối đúng.
Thực ra, Cụ Hồ đã có những Lời kêu gọi vừa giản dị, dễ hiểu, vừa thiết thực, khiến ai ai cũng thấy làm theo Cụ Hồ là kháng chiến và kiến quốc chắc chắn thành công.”( hết)
————
OK ! Trích dẫn này không có gì cần phải ‘lăn tăn’ – Bởi cũng với ‘con mắt trong sáng và sự trải nghiệm tỉnh táo cùng sự cảm nhận tinh tế của một cá nhân’ -Marx ghẻ cũng có quyền có những ‘tổng kết riêng’ như sau :
+ Dòng dẫn trích là thủ tục …cấp giấy phép !
+”Cụ Hồ’- thực chất trong môi trường Độc tài toàn trị – là ‘tên gọi’ của một loại ‘phương tiện’ , vừa hợp pháp vừa thông dụng. Trong xã hội ấy, không có cụ, chắc chắn không xong một chuyện gì cả . ‘Cụ’ đã rất phổ biến, ai cũng sử dụng cả, từ đứa con nít hỉ mủi chưa sạch, đến CEO vài ba Tập đoàn và các đời TBT, Quang chức các cấp . Dùng phương tiện ấy nhiều nhất là bọn ‘đảng ta’ – Hình ảnh & tượng bán thân của ‘cụ’ vẫn tràn ngập trong các ‘Của ủy” toàn quốc, nằm trong tim các “ Củi viên”, ngay cả các “Củi’ đã và đang cháy ! Bọn “đảng ta’ ấy, không phải chỉ ‘dùng’ mà là ‘tận dụng” tối đa “phương tiện cụ Hồ đa năng”ấy ( dù khối thứ vẫn còn mơ hồ, chưa rõ ràng). Họ tận dụng bắt đầu từ dòng họ (?), đến cái Tên (?),Khuôn mặt (?), Vóc dáng, những dòng văn thơ, những’chân ngôn kinh điển’(?), những hình ảnh, thước phim về cụ…vv, cho đến cả cái xác (???)! – Thế thì , khi Cánh Buồm ‘dùng ké’ một tí cho mục tiêu của mình, chắc cũng không phải là một “đại tội” ! He he.
+ “Đức trị’, “êm ả”…’đúng tuyệt đối” hay “đúng sơ sơ’… thì người đọc “ Nền dân trị Mỹ” cũng có thể hiểu phần nào – Còn người tâm đắc dịch nó ra để phổ biến chắc còn hiểu hơn thêm một tí ?!
Bác Phạm Toàn dù sao cũng đã ‘dấn thân’ , thấp một ngọn nến, tùy ánh sáng của nó…các học sinh ấy sẽ có những cái nhìn THỰC SỰ ‘trong sáng và tỉnh táo hơn’ chăng ?!
Hy vọng thế !
“vừa hợp pháp vừa thông dụng”
Tớ nghĩ “độc tài toàn trị” vẫn hợp pháp & còn hữu dụng tới giờ này . Chắc vì thế các bác chọn phương cách kiến nghị để làm Đảng mạnh như ngày xưa
“Trong xã hội ấy, không có cụ, chắc chắn không xong một chuyện gì cả”
Rất chính xác . Có Cụ nên giải phóng miền Nam khỏi sự thống trị của “dân chủ tư bẩn” để đưa chế độc độc tài “vừa hợp pháp vừa hữu dụng” vào cũng chiến thắng thành công, và cũng để -như lời nhà văn Dạ Ngân- miền Bắc khỏi trở thành Bắc Hàn . Coi chuyện gì nữa ? Ah, Cải cách ruộng đất không có Cụ chắc cũng chả ra cơm cháo gì, rồi Nhân Văn-Giai Phẩm, rồi Xét lại chống Đảng … Ôi giời, không có Cụ thì miền Bắc rơi vào tay “dân chủ tư bẩn” lúc nào không hay đấy chứ lại! Đúng là Hồng Phúc -Phúc của đám Hồng Vệ Binh- nước nhà nên đất mới nứt ra Cụ Hồ kính yêu nhẩy . Đất nứt mãi bên Tàu mà Việt Nam được hưởng phúc, Cao Biền yểm bùa ngược gòi .
“Còn người tâm đắc dịch nó ra để phổ biến chắc còn hiểu hơn thêm một tí ?!”
Chắc vì hiểu nó nên họ kiên quyết bảo vệ Đảng Cộng Sản bằng mọi giá .
“Thế thì , khi Cánh Buồm ‘dùng ké’ một tí cho mục tiêu của mình, chắc cũng không phải là một “đại tội”
Đúng thế . Đảng còn tận dụng cho bằng hết thì Cánh Buồm mượn hình ảnh Đảng thờ không những là tội mà còn là công nhớn nữa .
Tớ chỉ lói thế lày, ở đâu không biết, câu ngạn ngữ “những gì lấp lánh không chắc là vàng” (all that glitters is not gold), ở Việt Nam những gì lấp lánh chắc chắn không phải là vàng . Chúng ta đã quá biết kết/hậu -tùy cách nhìn- quả của những thứ trời đánh gọi là “dấn thân, hy sinh …” là gì rồi . Nếu là tớ, tớ sẽ nghi ngờ tất cả những “dấn thân” & “hy sinh” … Một người đập đầu vào bức tường đá có gọi là dấn thân & hy sinh được không ? Hay phải gọi là gì ? Nhưng nhìn thì cũng vui đáo để .
Đây là link, thuộc 1 bài phản hồi cho sách của Hồ Ngọc Đại trên Văn Việt . Mọi người có thể đánh giá đây là “thủ tục” hay là những lời xuất phát từ tấm lòng trong sáng của nhà giáo “‘dấn thân’ , thấp một ngọn nến” Phạm Toàn . Như tớ đã nêu ra câu hỏi, nếu 1 lời dối trá được (rất) nhiều người tin & lập lại bằng những lời xuất phát từ tâm khảm trong sáng, nó có trở thành “chân lý” hay không ? Giáo sư Tương Lai đã khảng khái & hiên ngang trả lời “Được”. Không những thế, lời nói dối đó sẽ trở thành “chân lý cụ thể”. Giáo sư Tương Lai là đại diện sáng chói của (rất) nhiều người với niềm tin không gì lay chuyển nổi . Trong số đó có nhà giáo sáng lấp lánh Phạm Toàn .
http://vanviet.info/van-de-hom-nay/di-ba-loi-voi-vng-nhung-than-trong-ve-sch-tieng-viet-1-cng-nghe-gio-duc/
Về nhà giáo-thuyền trưởng Phạm Toàn, tớ muốn trích lại 1 nhận định sâu sắc kết tụ tư duy nhạy bén & sáng chói của ông
“nhưng dưới con mắt trong sáng và sự trải nghiệm tỉnh táo cùng sự cảm nhận tinh tế của một cá nhân, tôi có mấy tổng kết riêng như sau.
Nước ta tự khi tái lập quốc năm 1945 tới nay đã trải qua một giai đoạn dài Đức Trị.
Đất nước được duy trì “êm ả” trong một niềm tin sắt son. Đặc biệt là niềm tin vào Cụ Hồ.
Cụ Hồ bảo làm gì, thì cái đó là đúng. Tuyệt đối đúng.
Thực ra, Cụ Hồ đã có những Lời kêu gọi vừa giản dị, dễ hiểu, vừa thiết thực, khiến ai ai cũng thấy làm theo Cụ Hồ là kháng chiến và kiến quốc chắc chắn thành công.”
Về bộ sách Cánh Buồm, tớ không thích lắm với hình ảnh “giương buồm đưa con thuyền ra khơi trên đại dương mênh mang sóng to gió lớn”, vì sóng to gió lớn, người ta hay cuộn buồm lại thay vì giương buồm, đề phòng gió quá mạnh sẽ làm lật thuyền . Tớ đề nghị hình ảnh “giương buồm đưa con thuyền ra khơi trên sa mạc mênh mông gió cát”. Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay là 1 sa mạc với nhiều cỏ dại & côn trùng thích nghi với khí hậu khắc nghiệt .
Bác Hồ kính yêu có nói, đại ý, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần có con người mới xã hội chủ nghĩa . Riêng phần mình, tớ hy vọng nhóm cộng sự với tài năng đức độ của nhà giáo đáng kính mến Phạm Toàn sẽ góp phần trong việc đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, lúc nào cũng tin yêu Đảng Cộng Sản, luôn kính trọng Bác Hồ . Và cần nhất là đào tạo cho được & giữ vững tinh thần & đạo đức cách mạng để thỏa lòng mong muốn của Bác Hồ kính yêu .
Còn chuyện hy sinh thêm vài thế hệ để (lại) thử nghiệm 1 trò mới … chuyện nhỏ như con thỏ í muh
Mới đó mà đã tám năm rồi !
Bác Phạm Toàn là một nhân sĩ đáng ngưỡng mộ. Nhớ đến ông như một nhà giáo, một dịch giả và trên hết một học giả tận tâm ,có lương tri và chính kiến vững vàng, nhất là có cái học chăm chút, cẩn trọng và ngày càng …chín mùi.
Những bài viết, những phản biện của ông trên mạng XH từ sớm đã thức tỉnh nhiều người – giữ cho những quan niệm cơ bản không bị quá méo, quá lệch vì mục đích chính trị ( có những phản biện rất có…‘bản lĩnh’ chẳng hạn bài ‘Giải phẫu một ca Việt gian’…Hì hì )
Ngày ông dịch xong “ Nền dân trị Mỹ’ sang tiếng Việt , là ngày Marx ghẻ âm thầm vui…,cái vui hơi bị hả hê ! Một cuốn sách giúp người dân VN mở rộng tầm nhìn. Một đóng góp từ một bộ não xuất sắt, của tác giả Alexis de Tocqueville cho nhân loại. Nhưng người dân đen VN vì bị che mắt,bịt tai..chỉ được phép nhìn thấy mỗi MaLe-Mao-Hồ giả dối, sai trái và thâm hiểm, chứ không tiếp cận được văn minh , hiểu biết chân thực. Những ai biết quý thì chỉ lõm bõm mày mò với nguyên tác, cho đến khi bác Phạm Toàn !
Thời Sản mạt, hào kiệt VN xuất hiện trong dân, ở khắp mọi lĩnh vực…lên tiếng đấu tranh ở nơi mà họ tâm đắc nhất. Họ nói lên tiếng nói theo cách của mình ! Tuy trong tranh đấu cho Dân chủ-Tự do-Đa nguyên, ta bắt gặp nhiều nhất, nhưng khi phóng tầm mắt nhìn ra phạm vị cả một công đồng dân tộc, thì sẽ thấy không chỉ mỗi lĩnh vực ấy. Vì tình thế tế nhị, ‘sống chung với lũ’ việc chia xẻ về họ đều chẳng có kết quả gì hay ho, vả chăng, các vị ‘hào kiệt’ thầm lặng củng chẳng thích ‘đao to búa lớn” làm gì !
Bác Phạm Toàn là một hào kiệt trong ngành Giáo dục. Bác và đồng nghiệp sẽ bảo vệ giữ gìn sự trong sáng thánh thiện cho tuổi thơ VN ..Và quan trọng nhất, ‘chất lượng’ của chúng khi trưởng thành sẽ khác hẳn ! – Mong cho những nụ cười chân thành, trong sáng, thánh thiện …của các học sinh của Cánh Buồm, sẽ ngày càng lan rộng ra .
Kính chúc bác Phạm Toàn lễ Giáng sinh vui
Mong sao bác sẽ về hưu thanh thản, an lành – không có gì hối tiếc .