Phạm Toàn
23-12-2017
Hành trình 8 năm của Nhóm Cánh Buồm
Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sài nhân cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em giới thiệu cuốn sách Hợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.
Quen gọi là “nhóm Cánh Buồm” nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duy và là một cách tư duy khác về Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ “tổ chức”, Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.
Cánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoa đủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết.
Công việc đó tiến hành dần dần và hoàn thiện dần trong thực tiễn Giáo dục. Các tên gọi Hội thảo thay đổi mỗi năm cho thấy sự trưởng thành chậm chạp đó trong thực tiễn Giáo dục tám năm qua.
Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em (2009), Chào Lớp Một (2010), Tự học–Tự giáo dục (2011), Em biết cách học (2012), Cánh buồm ra khơi–Thời đại Internet (2013), Cao hơn xa hơn và dễ tự học (2014), Hành trình trí tuệ–Từ mầm non đến lớp 9 (2016), và các cuộc hội thảo tiếp tục tìm hiểu trẻ em qua các tác phẩm của Jean Piaget, Howard Gardner (2014, 2015, 2016, 2017).
Và năm nay Hành trình 8 năm Cánh Buồm tự tổng kết những gì và gửi gắm những gì tới xã hội?
1. Một tư duy Giáo dục khác
Trong tám năm, Cánh Buồm đã phát biểu cái tư duy Giáo dục khác của mình bằng những việc làm cụ thể.
Cánh Buồm nói mình chỉ là một cách tư duy khác, vì tôn trọng những cách tư duy khác nữa của những tác giả khác.
Cánh Buồm “phản biện” bằng việc làm, qua đó cũng tự kiểm tra và tự hoàn thiện phương án của chính mình.
Cánh Buồm nói một tư duy khác chứ không nói một tư duy đổi mới. Đổi mới Giáo dục sẽ diễn ra cùng với sự trưởng thành của trẻ em – một công việc dài lâu qua rất nhiều thế hệ, có khi dài lâu cả trăm năm hoặc hơn, chứ không chỉ qua một thời gian tính trước của một Dự án.
Cánh Buồm do đó chỉ tập trung nghiên cứu một đối tượng bất biến là Trẻ em. Cánh Buồm nghiên cứu việc tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên.
Sự trưởng thành đó mang tính biến động – trình độ trưởng thành năm chục năm sau, một trăm năm sau sẽ khác hẳn trình độ trưởng thành hôm nay.
Sự trưởng thành của học sinh lại cần được nuôi dưỡng trong một không gian văn hóa. Một nền văn hóa đang cần tổ chức lại khó chẳng kém gì trồng rừng và giữ rừng. Để có một tâm hồn Việt Nam trong hơi thở từng gia đình là mảnh đất màu cho việc trồng người!
2. Tổ chức con đường trưởng thành
Có hai cách tổ chức con đường trưởng thành của thanh thiếu niên.
Một cách là đưa ra những lời khuyên tốt đẹp kèm theo những tiêu chí để thanh thiếu niên phấn đấu.
Cách thứ hai là đưa cho thanh thiếu niên những phương tiện để các em tự trở nên những thanh thiếu niên trưởng thành.
Con đường trưởng thành thứ hai này diễn ra cùng các em ít nhất trong 9 năm học trường phổ thông. Hết 9 năm học, các em sẽ mang theo trình độ trưởng thành của mình để trưởng thành tiếp trên con đường tự chọn, ở nơi lao động, ở nơi học nghề, hoặc ở khoa dự bị của một trường nghề bậc cao, vẫn gọi bằng Đại học.
Cách thứ hai này hoàn toàn do nhà trường đảm trách, không chia sẻ trách nhiệm với ai – đúng sai, tốt xấu, thành bại, tất cả do nhà trường quyết định.
Tóm lại, đó là tổ chức con đường trưởng thành của thanh thiếu niên thông qua phương thức nhà trường – phương thức đó diễn ra thông qua các môn học, các bài học và qua các tiết học.
Phương thức đó không nhằm đem đến cho thanh thiếu niên những cái đầu đầy ắp kiến thức, mà đem tới mỗi em một cái đầu có tổ chức – cái đầu của tư duy người.
Cái đầu mang tư duy người đó sẽ giúp thanh thiếu niên ngay từ ghế nhà trường đã biết sống tự lập, với một tinh thần trách nhiệm và một tâm hồn phong phú.
3. Học phương pháp học
Con đường tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên đi qua phương thức nhà trường, và là trường phổ thông bình thường cho mọi em nhỏ bình thường, kể từ khi em nhỏ tròn 6 tuổi theo luật định và về tâm lý thì đã đủ chín để mong đợi được đến trường.
Đến trường để học, nhưng học như thế nào mới là điều quan trọng. Chắc chắn không thể học như sách Quốc văn giáo khoa thư đã dạy.
“Tôi đi học. Năm nay tôi lên bảy. Tôi đã lớn. Tôi không còn chơi đùa lêu lổng như những năm còn bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa. Tôi cố tôi học. Tôi chăm tôi học. Học sao cho mau tấn tới, cho “văn hay chữ tốt”, cho cha mẹ và thầy giáo được vui lòng.”
(Bài “Tôi đi học”)
Tư duy Giáo dục Cánh Buồm chỉ thay đổi một việc nhỏ như sau: đến trường là để học phương pháp học để sau đó, suốt những năm ở các bậc học từ thấp đến cao, cho tới khi vào đời làm những công việc khác nhau, giữ những cương vị khác nhau, sẽ đủ sức tiếp tục học suốt đời.
Kiến thức thì có khối lượng lớn và biến động vô tận như những cái cây mọc lên chẳng cây nào có hình thù giống cây nào. Phương pháp chiếm lĩnh kiến thức thì bất biến vì chỉ tập trung vào một khái niệm cây – một cho tất cả.
Mong ước từ muôn đời “học một biết mười” sẽ chỉ là khẩu hiệu, nhưng chiếm lĩnh được một khái niệm thì rất có thể tự nắm bắt mười vật liệu có cùng bản chất với khái niệm đã nắm bắt.
Các bộ sách Cánh Buồm thể hiện quan điểm đó như thế nào?
4. Phương pháp dạy học Cánh buồm
Cuối cùng, vẫn là câu hỏi đúc kết vậy phương pháp Cánh Buồm là gì? Cách Dạy học của Cánh Buồm được gói trước hết trong khái niệm gốc về nhiệm vụ của người giáo viên: Dạy học là tổ chức việc tự học của học sinh.
Khái niệm gốc đó dẫn tới cách hiểu khác đi với những khái niệm quen thuộc: Môn học, Bài học và Tiết học.
Thực tại thì lộn xộn muôn hình muôn vẻ. Để giúp học sinh khám phá thực tại, các nhà sư phạm định ra khái niệm Môn học. Mỗi môn học chắt lọc những yếu tố bản chất nhất của thực tại đã có từ hàng triệu năm để đưa cho học sinh chiếm lĩnh trong thời gian hữu hạn một học kỳ, một năm học, một cấp học… có khi là một tiết học, tiết hình thành khái niệm.
Mỗi môn học có sự sống riêng. Phương pháp học nằm trong việc người học đi vào sự sống riêng mang tính bản chất của sự vật đã thu lại trong môn học.
Việc khám phá bản chất của sự vật thuần túy là công việc của nhà bác học về đối tượng đó. Phương pháp học của học sinh bao hàm bản chất sự vật cộng với mục đích học hành dụng của đời mình.
Nhà bác học nghiên cứu Ngôn ngữ chỉ để khám phá sự sống riêng của ngôn ngữ đó là Ngôn ngữ học – học sinh đi theo con đường Ngôn ngữ học để hoạt động ngôn ngữ của mình trong cuộc sống được chân xác, phong phú, có nhiều cách dùng vốn từ đồng nghĩa cùng những biểu đạt đồng nghĩa.
Nhà bác học nghiên cứu rung động thẩm mỹ để khám phá sự sống riêng của nghệ thuật và tạo thành khoa Văn học hoặc các bộ môn Ngôn ngữ nghệ thuật – học sinh đi theo con đường khám phá những cách biểu đạt nghệ thuật để làm phong phú cho cuộc đời mình trong một tâm hồn đầy rung cảm nghệ thuật.
Thừa kế từ Công nghệ Giáo dục, Cánh Buồm tổ chức cho người học đi lại con đường nhà khoa học và nhà sáng tạo nghệ thuật đã đi để chính mình “khám phá lại” khoa học và nghệ thuật thuần khiết. Người học khi đó được sống thực như chính mình là một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ – thay cho vai trò nhại lại những “kết luận khoa học” hoặc những “tác phẩm tiêu biểu” (!).
5. Một vài minh họa
Cuộc Hội thảo năm 2017 này giới thiệu ba bộ sách mới hoàn thiện: Tiếng Anh, Lối sống, Khoa học. Vì vậy, xin phép giải thích việc áp dụng khái niệm dạy học Cánh Buồm vào ba bộ sách vừa nói.
Sách Tiếng Việt và sách Văn từ lớp 1 đến lớp 9 đã nhiều lần giới thiệu và mổ xẻ. Lần này xin đi vào ba bộ sách mới để minh họa cho rõ một vài khái niệm Dạy học sẽ được nhận rõ hơn qua mỗi môn học.
Để mở đầu, ngay khái niệm dạy học cũng đã thay đổi. Nó đã thành công việc tổ chức việc Học của giáo viên, thay cho những điều giảng giải tùy thích và tùy tiện của người chiếm lĩnh được bục giảng.
5.1 Môn Tiếng Anh
Nhiệm vụ (hoặc mục đích) của bộ sách Tiếng Anh cho 5 lớp bậc Tiểu học của Cánh Buồm là cung cấp một công cụ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ để người học có thể thâm nhập vào một nền văn hóa xa lạ phục vụ cho mục đích sống riêng của mình.
Quy trình tổ chức việc học ngoại ngữ đó diễn ra như sau. Người học phải làm ra bộ công cụ và sau đó đem dùng công cụ đó – tương tự như làm ra con dao và dùng con dao. Quá trình dùng bộ công cụ sẽ củng cố và giúp cho công cụ được sắc bén dần lên. Quy trình đó diễn ra như sau:
Lớp 1 – Âm và từ. Công cụ ngoại ngữ nhất thiết phải bắt đầu bằng phát âm. Việc phát các âm được gửi trong những từ. Vậy là giai đoạn đầu tiên làm ra “con dao tiếng Anh” đối với người Việt sẽ gồm có việc tập phát âm và sửa chữa những khuyết tật do đã quen tiếng nói đơn âm tiết và âm cuối khép lại. Tập 1 Tiếng Anh vừa luyện giọng cho học sinh vừa yêu cầu các em ghi nhớ chừng 300 từ.
Lớp 2 – Từ loại và Từ vựng. Công cụ phát âm cần được củng cố thêm với việc mở rộng các cách cấu tạo từ tiếng Anh và giúp học sinh mở rộng vốn từ. Những câu nói đơn giản lúc này được học bằng kinh nghiệm nhằm phục vụ cho việc luyện phát âm và mở rộng vốn từ.
Lớp 3 – Từ Câu Văn bản. Qua Lớp 1 và Lớp 2, việc tạo công cụ ngoại ngữ đã đi được một đoạn đường. Lớp 3 là giai đoạn hoàn thiện “con dao”: dùng vốn từ vựng vừa đủ để tạo các loại câu và dùng vào các loại văn bản khác nhau.
Lớp 4 – Tìm hiểu nền văn hóa Anh. Lõi của lớp này là những văn bản về văn hóa Anh, từ lịch sử, địa lý, đến cuộc sống văn minh đương đại của người Anh.
Lớp 5 – Tìm hiểu nền văn hóa Anh ngữ. Lõi của lớp này là những văn bản về văn hóa các quốc gia nói tiếng Anh. Đó là Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, v.v…
Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách ngoại ngữ này là phổ biến một tư duy khác nhằm giúp các vùng còn nghèo khó, thiếu thốn (kể từ các trung tâm văn hóa lớn đến các vùng sâu vùng xa).
Sao cho người thiếu thốn bớt tủi và thêm tự tin trong việc tự mình có được một công cụ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ để có thể thâm nhập vào một nền văn hóa xa lạ phục vụ cho mục đích riêng của mình.
5.2 Môn Lối sống
Nhiệm vụ (hoặc mục đích) của bộ sách Lối sống cho 5 lớp bậc Tiểu học của Cánh Buồm là cung cấp một tư duy và nếp sống đồng thuận cho người Việt Nam bắt đầu từ tuổi lên sáu.
Một lối sống mới cho trẻ em được hình thành theo một trục chính là năng lực sống đồng thuận. Đó là học để biết cùng tìm cách sống hoà hợp giữa cá nhân với cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau. Đó cũng là lối sống hằng ngày, ngay ngày hôm nay, từ lớp Một, và ý thức sống đó sẽ có tác động tới lối sống của nhiều đời trong mai sau.
Chương trình học được phân bố theo các chủ đề như sau:
Lớp 1 – Cá nhân (ý thức sống tự lập – tự phục vụ. Tự lập là mặt tinh thần, còn tự phục vụ là mặt vật chất).
Lớp 2 – Cộng đồng (Nguyên lý sống đồng thuận thể hiện rõ nhất ở lối sống của con người trong cộng đồng; và đồng thuận là (a) cùng lao động, (b) cùng tôn trọng giá trị văn hóa – tinh thần của nhau, (c) cùng tháo ngòi xung đột).
Lớp 3 – Gia đình (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng vào cộng đồng gia đình để sống hạnh phúc và biết xử lý khi hạnh phúc gia đình bị đe dọa).
Lớp 4 – Tổ quốc (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng vào cộng đồng quốc gia-dân tộc: học sống đồng thuận trong một dân tộc ở đó em có những đồng bào; và sống đồng thuận trong một quốc gia ở đó có những ràng buộc bằng luật pháp).
Lớp 5 – Nhân loại (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng trong cộng đồng loài người văn minh đang phải cùng học lối sống văn minh hơn để tránh bị tuyệt diệt).
Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách Lối sống này là được thấy học sinh thanh thiếu niên thực sự có một nếp sống đồng thuận, như cái mẫu của con người hôm nay cho con người mai sau.
5.3 Môn Khoa học
Nhiệm vụ (hoặc mục đích) học môn Khoa học ở nhà trường phổ thông là giáo dục trẻ em biết cách làm việc theo lối thực nghiệm và nhờ đó mà có tư duy thực chứng.
Tư duy thực chứng là cách suy nghĩ và xét đoán của người chỉ tin vào cái thực. Con người sống trong cái thực, hưởng thụ cái thực, nghiên cứu để làm ra cái thực. Tư duy thực chứng giúp con người chỉ tin vào cái có thực, cái có thực do mình làm ra được, cái có thực do người khác tạo ra được, không có đầu óc viển vông, mê tín quàng xiên.
Tư duy thực chứng vô cùng cần thiết cho con người trưởng thành và ngày càng phát triển trong lao động, trong học tập, và trong lối sống cả cuộc đời mình.
Theo lý tưởng đó, chương trình bộ môn Khoa học sư phạm của nhóm Cánh Buồm như sau.
Lớp 1 – Cách học môn Khoa học. Học sinh ngay từ bậc Tiểu học đã không học những thứ vẫn thường được gọi bằng “Khoa học thường thức”. Các em cần học cách thức nhà bác học đi vào sự vật, mà ở bậc Tiểu học, đó là công việc quan sát và cảm nhận để từ đó tự đề ra điều cần giải đáp qua thực nghiệm.
Lớp 2 – Tự nhiên. Học sinh đem năng lực nghiên cứu đã có từ Lớp 1 để xem xét giới tự nhiên, và phân biệt được tự nhiên và văn hóa – tự nhiên như là mọi thứ “Giời đất sinh ra” và văn hóa như là mọi thứ bàn tay con người nhúng vào tự nhiên để cái tự nhiên không còn là tự nhiên hoang dã.
Lớp 3 – Thực vật và Lớp 4 – Động vật. Học sinh đi sâu vào hai giới Thực vật và Động vật như những bài “luyện tập mở rộng” để thêm hiểu và yêu quý thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú.
Lớp 5 – Người. Đây là đích đến của cả 5 năm học Khoa học bậc Tiểu học. Con người như một động vật đặc biệt, ngoài cái năng lực tự do trong không gian còn có năng lực đặc biệt mà sách Cánh Buồm gọi bằng Tâm linh người – một sự Tự do trong Thời gian, cái thực tại buộc mỗi con người sống có ý thức người, vì nó kéo dài sự sống của cá thể mình trong Thời gian.
Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách Khoa học này là được thấy những thanh thiếu niên tự tin, không mê tín, vững bước trên đường đời.
6. Khái niệm sách giáo khoa
Các nội dung sách giáo khoa như được nói đến bên trên vẫn chỉ tạo ra những cuốn sách giáo khoa chết. Chúng nằm chết trên giá sách, chết đẹp như nàng công chúa ngủ chờ trong Rừng.
Sách giáo khoa tốt nhất vẫn chỉ là biên bản cho trước của những tiết học, của từng tiết học, mỗi tiết học ngắn ngủi nhưng qua đó giáo viên và học sinh cùng làm ra cuốn sách giáo khoa sống của mình.
Trí tuệ do Giáo dục giúp học sinh tạo dựng không là những cái đầu đầy ắp thứ quen gọi là “kiến thức”. Trí tuệ quan trọng nhất do nhà trường đem lại cho học sinh là cách tìm đến tri thức. Gọi nôm là cách học.
Cách học ở trường có thể đi theo hai cách: cách theo chủ nghĩa kinh nghiệm, như người từ thượng cổ vẫn tiến hành theo lối “trực quan sinh động”.
Nhà trường không đủ thì giờ và không lãng phí thời giờ của trẻ em, sẽ chọn cách học của phương thức nhà trường tiến hành từ trừu tượng đến cụ thể.
Phải có “bản thiết kế” để học sinh khám phá từng bước những điều phải chiếm lĩnh để tự hình thành trí tuệ của mình. Hồ Ngọc Đại gọi đó là Công nghệ Giáo dục. Còn Jean Piaget gọi đó là thích nghi với cái mới và điều tiết cái mới “đã cũ” với cái “mới hơn” để thành “cái mới mới” cho bản thân mình.
Và xin nhắc lại, từng bước nhỏ trong cả tiến trình được diễn ra trong tiết học – trong thời gian vàng bạc đó, giáo viên và học sinh cùng tìm ra cái mới – đó là sách giáo khoa sống để nếu đối chiếu với sách giáo khoa chết hoặc những biên bản cho trước cả thầy và trò đều thấy mình có thể bổ sung cho những tác giả giáo khoa uyên bác.
Tuy nói vậy, nhưng những cuốn sách giáo khoa còn ở dạng “chết” cũng phải được viết một cách công phu – phải chính xác về khoa học, phải hợp lý về hệ thống, và phải tinh tế, thân tình và có duyên trong biểu đạt.
Theo cách học thành quy trình chặt chẽ đó, nhà trường phổ thông hoàn toàn có thể loại bỏ tất cả các cuộc kiểm tra, thi cử, kể cả kỳ thi tốt nghiệp với mọi sáng kiến quý báu một trong hai hoặc hai trong một.
Đôi điều kết luận
Tám năm hành trình Cánh Buồm đã được kể lại mà không thấy một trích dẫn “lý luận” hoặc “khoa học” nào!
Thật đáng ngờ! Hoặc thật đáng tin cậy!
Cả hai thái độ, ngờ vực tính khoa học và tin cậy ở lập luận và kết quả thực tiễn, đều có thể đúng như nhau.
Cánh Buồm không chia sẻ lợi ích với cả phe ngờ vực lẫn phe ủng hộ.
Người thầy vĩ đại của Cánh Buồm là các em nhỏ ngay ngày hôm nay và ngay ở chỗ này trên mảnh đất Việt Nam thương yêu.
Chân lý nằm trong tư duy vì Trẻ em do nhà giáo thực sự đồng hành cùng Trẻ em, để tổ chức sự trưởng thành của trẻ em do Trẻ em tiến hành theo bản thiết kế chết ban đầu.
Bản thiết kế đó sẽ chết ngóm không gì biện bạch nổi nếu bị Trẻ em khước từ – các em ngại học, các em chán học, các em không thích học, thậm chí các em chống lại việc học “để có tương lai tươi sáng”.
Dẫu sao, Cánh Buồm vẫn thấy cần ngỏ lời cảm ơn một người, giáo sư Hồ Ngọc Đại với những gợi ý kích thích từ khi vào năm học 1978-1979 ông đã đòi dỡ ra làm lại từ đầu chính cái nền Giáo dục đã đem lại cho ông học vị cao quý.
Đến lượt mình, Cánh Buồm gửi lại cho Tổ quốc và Dân tộc một tư duy Giáo dục khác cùng với một vài khái niệm khác đối với công việc Dạy học.
Di sản quan trọng nhất cho cuộc đời thực là ở một tư duy và những khái niệm.
Thế hệ tương lai sẽ có thái độ riêng với di sản đó phù hợp với các giai đoạn phát triển của Đời, của Thời, và của Người.
Hà Nội, 15 tháng 12 năm 2017
Mời xem thêm: Tám năm “Cánh Buồm” của Phạm Toàn (Hiệu Minh). – Triết lý giáo dục Cánh Buồm
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Theo tôi, ở tuổi ấu nhi (trước khi vào mẫu giáo) thì việc giáo dục về chữ nghĩa phải bao gồm cả việc nhào năn về mặt đức dục. Nhưng phải áp dụng một phương pháp giảng dạy vừa đơn sơ dễ hiểu, đa dạng, vừa có hệ thống để các em không nhàm chán.
Lấy thí dụ như phương pháp của ông Dr. Seuss. Ông này có lối viết sách & minh hoạ nhìn tuy đơn sơ và …ngớ ngẩn, nhưng sách của ông lại là những cuốn giáo khoa gối đầu của các thày cô giáo và những phụ huynh có trình độ và kinh nghiệm.
http://www.seussville.com
Hãy xem một đoạn ông viết trong cuốn (mỗi cuốn chỉ có một bài, với đầy đủ minh hoạ) Green Egg and Ham, sẽ thấy ông đã “nhét” được bao nhiêu “chiêu” trong từng chữ, từng câu văn vần để dạy trẻ em về ngữ pháp, ngữ vựng cũng như tâm lý trẻ thơ thích những gì gần gũi quen thuộc với chúng như thức ăn, động vật. Dù ai không rành tiếng Anh cũng có thể hiểu lối giảng dạy tuy mang tính cách lập đi lập lại nhưng rất dễ dàng cho một đứa trẻ hấp thụ và ghi nhớ:
GREEN EGG AND HAM
(By DR. SEUSS)
I am Sam.
Sam I am.
Do you like
Green eggs and ham?
I do not like them,
Sam-I-am.
I do not like
Green eggs and ham.
Would you like them
Here or there?
Would you like them
In a house?
Would you like them
With a mouse?
Would you? Could you?
In a car?
Eat them! Eat them!
Here they are.
I would not, could not,
In a car.
You may like them.
You will see.
You may like them
In a tree!
I would not, could not in a tree.
Not in a car! You let me be.
I do not like them in a box.
I do not like them with a fox.
I do not like them in a house.
I do not like them with a mouse.
I do not like them here or there.
I do not like them anywhere. I do not like green eggs and ham.
Nội dung thế cũng tốt quá rồi –Sống trong xã hội XHCN – có con mắt lườm nguyết của Bộ Ráo Rục-Đào tạo, mà lại căn cứ vào cái nền Giáo dục truyền thống mấy trăm năm liên tục cải tiến ở Âu/ Mỹ, để phán xét nội dung này thì có hơi ‘khâp khiễn ‘. Nếu lại muốn nó, ngay một phát trọn vẹn 100% thì càng ‘vô duyên’ quá !
Mừng trước hết là :
(1) Còn chưa đưa “Giáo trình Buồi Hiền vào” như một số ‘trường của TQ’ ở Hà Nội ! Hà hà
(2) Thời lượng dùng cho tuổi thơ , còn có phần “hạn chế” đối với các “kiến thúc chuẩn” về “Đảng ta”, “Bác Ta”, về các thần tượng ‘Lê văn Tám”, “anh Lượm”…vv. Mục khoa học thì thiếu tính toán ‘xác giặc Mỹ bị giết”…cũng là một ye61uto61 hạn chế. Nói chung, chưa đủ độ biết ơn “Đảng Bác” cần thiết, cũng như thiếu trang bị ‘lòng căm thù sâu sắt, ngùn ngụt’ , cách yêu nước đấu tố ‘bừng bừng khí thế’…vv. Nhưng bảy tuổi quá non nớt, dạy thêm những thứ ấy nữa thì có khi …đổi tên “Cánh buồm” thành “ Cánh cụt” ?
(3) Bảy tuổi, đi học để biết ‘yêu cha mẹ, kính thầy cô’ cũng tốt mà ? -Lấy đó làm nền, để sau này yêu “Đảng-bác-Mac- Lê” vẫn kịp . Nếu chu đáo thì có thể em bé bảy tuổi lớn lên sẽ không đánh bạn, lột đồ, quay phim…vv. Em văn minh hơn thế vì bớt lo cho cái Tôi để nghĩ đến “Cộng đồng xung quanh” mình mà đỡ thô lỗ hoang dại…vv
….
Nói chung, chương trình chưa ưu việt như của Bộ GDĐT của Phùng quang Nhạ , chưa biết ‘Đêm nay Bác không ngủ hay ngủ say” …vv- Nhưng “zạy học thế nà cũng đã lắm được nguyên ný cơ bản zồi”
Hè hè
Vài ý kiến nhỏ
Đọc câu trích ở trên
“Tôi đi học. Năm nay tôi lên bảy. Tôi đã lớn. Tôi không còn chơi đùa lêu lổng như những năm còn bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa. Tôi cố tôi học. Tôi chăm tôi học. Học sao cho mau tấn tới, cho “văn hay chữ tốt”, cho cha mẹ và thầy giáo được vui lòng.”
Có thể nhìn rõ đây là 1 triết lý cụ thể rất Việt Nam, hay mách qué là “rất ta”. Học ở đây là 1 bổn phận, là làm cho người khác -cha mẹ & thày giáo- vừa lòng, không phải tự khám phá về mình, về bản thân . Chủ thể “con người” cụ thể là “Tôi” được nhắc tới nhiều nhưng hoàn toàn có mục đích phục vụ, hay dùng từ hôm nay “công cụ”. Ngoài ra không còn mục đích gì khác . “văn hay chữ tốt” là 1 mục tiêu rất tối nghĩa, nhưng theo context, người ta vẫn không thấy ích lợi của “văn hay chữ tốt”, ngoài việc làm vừa lòng người khác . Tất nhiên, tây thì khác . Mà Việt Nam là Việt Nam, là xã hội chủ nghĩa này nọ, đâu phải là tây . Có lẽ sẽ không ngạc nhiên nếu mục đích cuối cùng là đồng thuận, cũng (lại) “ta” nốt . Và gọi đó là “lối sống”. Đồng thuận trong 1 cái khuôn làm vừa lòng người khác .
Phương thức, cuối cùng, cũng vẫn là “dạy -> học”, tức là (cũng lại) 1 chiều .
Watzlawick gọi câu trích kế là tư duy “tự khử trùng”
“thậm chí các em chống lại việc học “để có tương lai tươi sáng”
Nó tương đương với Bác Hồ kính yêu từng nói, đại ý, “chủ nghĩa xã hội là tốt đẹp, ai chống lại chủ nghĩa xã hội có nghĩa phản động”. Có nghĩa lý tưởng/đề án/những thứ trời ơi đất hỡi tự chúng là tốt đẹp, là “tương lai tươi sáng”, chống lại hoặc không tán thành tức là đi ngược lại tiến bộ . Oh, nhà giáo Phạm Toàn mà nói tức là A-OK gòi!
“các em ngại học, các em chán học, các em không thích học”
No Star Where. Chủ nghĩa Mác-Lê dưới mái trường xã hội chủ nghĩa vẫn tốt đẹp . Ở đây là “dạy” thì “Tôi” phải học để làm vừa lòng cha mẹ & thày giáo . Ngại/chán/không thích tức là “Tôi” trở thành đứa trẻ hư mất gòi .
Qua câu trích dẫn ở trên, theo tớ, đây là 1 bộ sách bởi nhà giáo Phạm Toàn và có thể cũng (chỉ) để cho những người như nhà giáo Phạm Toàn đọc . Vì cái gì hay vì ai thì tớ hổng biết, có thể chắc tại tư duy mình hổng đủ nhạy bén & sáng suốt .
Một góp ý với các nhà biên soạn sách giáo khoa của Cánh Buồm: khi biên soạn (nói đúng hơn là thu thập) những bài viết tiếng Anh nói về văn hoá nước ngoài (từ lớp 4 trở đi) cần phải xét lại và cho thêm phần văn hoá Việt nam (bằng tiếng Anh) để học sinh có thể tự giới thiệu với “người” về “ta” nữa chứ? Văn chương, ngôn ngữ về văn hoá – lịch sử rất bao la, có những ngôn từ (Hán Việt, thuần Việt, tục ngữ cao dao v…) mà có lẽ không được chỉ dạy các em học sinh sẽ lúng túng, dù là trôi chảy về tiếng Anh. Nên nhớ, nói được tiếng Anh và khả năng phiên dịch sang tiếng Anh lại là hai chuyện khác nhau đấy nhé.