Tổng hợp và viết bản tin: Bùi Ngọc Hà
5-11-2017
Trong hội thảo bàn tròn với chủ đề ‘Những cách tiếp cận mới cho xung đột Biển Đông’ tại Oxford, TS. Nguyễn Hồng Thao nói về lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề ở Biển Đông, từ quan sát của ông ở góc độ một học giả.
Trong hai ngày 19 và 20 tháng 10 tại Đại học Oxford, các chuyên gia về lĩnh vực hàng hải, quan hệ quốc tế và luật biển đến từ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Canada, Mỹ và châu Âu đã tham gia một hội thảo bàn tròn nhằm đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Đại diện cho Việt Nam là TS. Nguyễn Hồng Thao, Giảng viên Luật quốc tế Học viện Ngoại giao Hà Nội, và là Thành viên đồng sáng lập Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
Tại hội thảo, nhiều học giả cho biết, đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhằm giải quyết tranh chấp, nhưng đều vấp phải trở ngại khi liên quan tới Trung Quốc. Mặc dù phán quyết Toà trọng tài năm 2016 đã bác bỏ yêu sách đường chín đoạn, Trung Quốc đã từ chối tuân thủ phán quyết của Toà.
Thẩm phán Philippines Antonio Carpio cho biết ở Trung Quốc, từ phổ thông tới đại học, người Trung Quốc đã được dạy rằng Biển Đông thuộc về họ từ 2000 năm trước. Điều này không đúng với sự thật lịch sử. Nhưng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục không tuân theo phán quyết của Toà chừng nào người Trung Quốc còn tin vào những giả dối lịch sử đó.
Về phần mình, TS. Nguyễn Hồng Thao cho biết Việt Nam thực sự sử dụng luật pháp quốc tế như một công cụ quan trọng để bảo vệ các yêu sách về chủ quyền và hàng hải của mình ở Biển Đông.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở các nguyên tắc của luật quốc tế về kiểm soát thực tế và liên tục. Việt Nam cũng thường xuyên khẳng định rằng có đầy đủ cơ sở pháp lý và các bằng chứng lịch sử ít nhất từ thế kỷ 17 để khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình.
Các khu vực biển của Việt Nam từ nội thuỷ, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã được khẳng định bởi Tuyên bố Chính phủ năm 1977 và 1982 dựa trên tinh thần của Hội nghị lần thứ ba Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và được xác nhận lại trong Luật Biển 2012.
Qua quan sát của mình, TS. Nguyễn Hồng Thao cho rằng Việt Nam đã hành xử phù hợp với Công ước Luật Biển khi xem xét đến quy chế không một thực thể địa lý nào ở Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Một ví dụ ông dẫn ra là đệ trình chung Malaysia – Việt Nam về ranh giới thềm lục địa mở rộng tới Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc vào tháng 5/2009 trong đó hai bên đã không cho các đảo ở Trường Sa một thềm lục địa riêng. Cách giải thích này cũng phù hợp với phán quyết của Toà trọng tài năm 2016 về vụ kiện Biển Đông và Tuyên bố của Việt Nam ủng hộ quyền tài phán của Tòa năm 2015.
Việt Nam cũng là một trong những nước thuộc tuyến đầu phản đối mạnh mẽ và bác bỏ yêu sách đường chín đoạn cũng như cái gọi là “lợi ích lịch sử” không phù hợp với luật quốc tế.
Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định ‘giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình’ được ưu tiên trong chính sách của Việt Nam. Để làm rõ, ông đã lấy một số những dẫn chứng cụ thể như Việt Nam đã giải quyết tranh chấp tại Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, với Trung Quốc năm 2000 về tranh chấp Vịnh Bắc Bộ. Các hình thức khai thác chung cũng đã được Việt Nam áp dụng đối với Malaysia và Thái Lan ở vịnh Thái Lan với những kết quả tích cực.
Việt Nam cũng ủng hộ và sẵn sàng sử dụng công cụ pháp lý khi cần thiết. Trong tuyên bố gửi Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ lập trường ủng hộ giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với các quy tắc và thủ tục của Công ước. Trong bản Tuyên bố này, Việt Nam khẳng định Toà án hoàn toàn có thẩm quyền đối với vụ kiện. Hà Nội cũng không quên khẳng định lại lập trường của mình rằng không có thực thể địa lý nào được Philippines đề cập trong các đệ trình của mình có thể hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng theo Điều khoản 121(3) của Công ước.
Hội thảo diễn ra trong hai ngày. Hội thảo là một sự thừa nhận rằng có một vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông, cần được tiếp cận một cách sáng tạo và đa chiều hơn để đối phó với các xung đột ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực.
Đọc thêm thông tin về Hội thảo tại https://news.abs-cbn.com/focus/10/24/17/in-oxford-experts-pitch-to-resolve-south-china-sea-row
Bùi Ngọc Hà là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
“Việt Nam cũng thường xuyên khẳng định rằng có đầy đủ cơ sở pháp lý và các bằng chứng lịch sử ít nhất từ thế kỷ 17 để khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình” (tớ thêm) đ/v những nước không phải là Trung Quốc
“Việt Nam cũng là một trong những nước thuộc tuyến đầu phản đối mạnh mẽ và bác bỏ yêu sách đường chín đoạn cũng như cái gọi là “lợi ích lịch sử” không phù hợp với luật quốc tế”
Hihi, cái này tớ mới biết . Tuy dây. tớ hổng tin ông Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao lắm, vì nhiều lý do; Diệc Nàn hổng thể đứng về phía thế giới mà chống lợi Trung Quốc . Chưa có những chứng cớ cụ thể . Đây chỉ là 1 thứ hội nghị, Diệc Nàn đang miu trí đánh lừa bọn học giả tư bổn, và Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao .
“Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định ‘giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình’ (tớ thêm) riêng với Tung Của được ưu tiên trong chính sách của Việt Nam”
Các nước tư bẩn khác thì tớ hổng chắc . Nhơn dơn mình & bộ đội Cụ Hồ có triền thống chiến đấu (đúng, bây giờ cùn gòi . nhìn Đồng Tâm là biết) oai hùng, và mới tậu mấy cái phòng chơi Pac-Man underwater. Hổng lẽ chỉ để chơi Pac-Man?
“Các khu vực biển của Việt Nam từ nội thuỷ, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã được khẳng định bởi Tuyên bố Chính phủ năm 1977 và 1982 dựa trên tinh thần của Hội nghị lần thứ ba Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và được xác nhận lại trong Luật Biển 2012”
Hì hì, hổng dám nhắc lợi bản công hàm mang tên vị Thủ trưởng đáng kính của giáo sư Tưng Lơi . Vì nó sẽ render mấy cái tiên bố chính phủ moot.
“Hội thảo là một sự thừa nhận rằng có một vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông”
Hoặc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói láo hoặc ô Nguyễn Hồng Thao nói bậy, trong 2 phải có 1 người nói sai nguyên tắc .
“cần được tiếp cận một cách sáng tạo và đa chiều hơn”
Hoặc Tướng Nguyễn Chí Vịnh & ô Nguyễn Hồng Thao .
Ô Nguyễn Hồng Thao vẫn là con vẹt, đúng, cao cấp hơn phát ngôn (dô) diên của Đảng & Chính phủ mỗi lần “bày tỏ quan ngại”, nhưng vẫn chỉ là con vẹt, không hơn & cũng chả kém .