Nguyễn Đình Cống
26-10-2017
Tiếp theo Bài 1: Bản chất con người
Chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML) cho rằng vật chất và ý thức là 2 phạm trù cơ bản của triết học duy vật. Vật chất có trước và ý thức là phản ảnh năng động, sáng tạo của vật chất vào bộ não con người. Nhưng Mác, Ăngghen và cả Lê nin đều đã phạm thiếu sót và nhầm. Những người theo CNML đã vận dụng điều trên vào thực tế, mang lại nhiều tác hại.
Trong bài 1 (Bản chất con người) tôi có viết về quan điểm Nhân sinh tiểu vũ trụ. Cả Vũ trụ và Con người được cấu tạo từ Vật chất và Tâm linh. Bản chất con người hình thành từ Tiên thiên và Hậu thiên. Với con người, vật chất tạo thành cơ thể. Hoạt động (HĐ) của cơ thể có 2 dạng: hữu thức và vô thức. HĐ hữu thức do chỉ huy của não, chúng quyết định sự khôn dại/ thảnh bại của con người. HĐ vô thức không chịu sự chi phối của não, đó là hoạt động của nội tạng và các hệ sinh học, nó quyết định sức khỏe và sinh mệnh. Giữa hai dạng HĐ ấy có cầu nối là hô hấp. Thở là HĐ cả ở vô thức và hữu thức. Có thể dùng hữu thức để tập thở nhằm điều hòa một số HĐ vô thức, từ đó nâng cao sức khỏe, chữa bệnh tật.
Phần tâm linh của con người, nó được cấu tạo và hoạt động như thế nào còn khá bí ẩn, kể cả với khoa học hiện đại. Nhưng cũng đã có nhiều người cảm nhận được, nó gồm năng lượng và thông tin. Theo sách Bàn Tay Ánh Sáng thì thông tin và năng lượng đó được chứa trong 7 tầng hào quang, bao bọc xung quanh và thâm nhập vào cơ thể. (Sách Bàn Tay Ánh Sáng- Hand of ligth- do Lê Trọng Bổng dịch, NXB Văn hóa Thông tin phát hành năm 1996, tác giả là Barbara, một nhà khoa học người Mỹ, làm việc tại cơ quan nghiên cứu vũ trụ NASA).
Toàn bộ thông tin của con người, tạm gọi là Tâm Thức, gồm 2 phần: Ý thức và Tiềm thức. Ý thức thuộc hoạt động của não với sự tiếp nhận thông tin của 5 giác quan. Tiềm thức thuộc tâm linh, một phần có được từ tiên thiên, phần khác được tiếp nhận thông qua các trường hào quang. Duy thức luận của Phật giáo cho rằng tiềm thức được lưu giữ trong bộ phận gọi là Tàng thức. Giữa hoạt động của não và tiềm thức có sự trao đổi thông tin qua lại, trong đó sự chuyển từ não vào tiềm thức là chủ động, còn sự chuyển từ tiềm thức vào não là tự động (sự chuyển này tạo ra linh tính). Nhiều người nghiên cứu về Tâm thức cho rằng, nó như tảng băng trôi mà ý thức là phần nổi trên mặt nước, chỉ chiếm phần rất nhỏ bé, còn tiềm thức là phần chìm trong nước, gồm phần lớn của tảng băng. Tôi nghĩ rằng ý thức, ngoài các chức năng thông thường đã được biết thì còn làm cầu nối giữa thể xác và tâm linh, giống như hô hấp là cầu nối giữa HĐ hữu thức và vô thức. Duy thức luận cho rằng não chủ yếu là cơ quan điều hành, còn phần lớn những quyết định quan trọng của con người được hình thảnh từ Tâm thức.
Thiếu sót của CNML là dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên ở thế kỷ 19 nên chỉ mới biết ý thức có được từ 2 nguồn: tự nhiên và xã hội mà chưa biết đến tiềm thức của con người. Như thế là mới chỉ biết phần nổi của tảng băng, trong khi đó đã bỏ qua phần chìm rất lớn. Chỉ vì mới thấy được Ý thức, nó là một phần nhỏ của Tâm thức, là phần rất nhỏ của Tâm linh, rồi kết luận “ Bản chất của thế giới là vật chât” là vội vàng. Khi xem xét vũ trụ cũng như con người được cấu thành từ vật chất và tâm linh thì không cần đặt câu hỏi cái nào có trước.
Từ kết luận vật chất có trước và quyết định ý thức dẫn tới nhiều sai lầm trong hành động. Đành rằng Lê nin cho vật chất nói ở đây là phạm trù triết học, khác với vật chất thông thường, nhưng trong thực tế ít người để ý đến việc đó. Trong đấu tranh giai cấp điều người ta quan tâm trước tiên là quyền lợi vật chất. Trong phát triển xã hội người ta chú ý trước tiên đến lợi ích vật chất trước mắt. Người ta tôn sùng vật chất và bài bác tôn giáo, phủ nhận tâm linh, điều này gián tiếp làm đạo đức xuống cấp. Khi đạo đức xuống cấp thì xã hội bị hư hỏng từ gốc rễ. Đúng là CNML mang đến cho nhân loại lợi ít, hại nhiều.
“Đành rằng Lê nin cho vật chất nói ở đây là phạm trù triết học, khác với vật chất thông thường, nhưng trong thực tế ít người để ý đến việc đó”
Có nghĩa ta chỉ cần hiểu đúng Lenin thì mọi việc sẽ A-OK hết ?
“Người ta tôn sùng vật chất và bài bác tôn giáo, phủ nhận tâm linh, điều này gián tiếp làm đạo đức xuống cấp. Khi đạo đức xuống cấp thì xã hội bị hư hỏng từ gốc rễ”
Bài bác tôn giáo không có nghĩa phủ nhận tâm linh & và cũng không có nghĩa tôn sùng vật chất, cũng không “gián tiếp” làm đạo đức xuống cấp . Cái khác làm đạo đức xuống cấp . Nhưng cũng phải nhìn cho khách quan, đạo đức nào ?
Nếu đạo đức Cộng Sản, đạo đức cách mạng thì tôi thấy nó càng ngày càng đạt được những đỉnh cao, và tạo lập được những truyền thống -tập quán- cơ bản .
Các trí thức nhà mềnh đều là những giáo sư, đào tạo ra biết bao nhiêu là thế hệ . Hoàng Thị Nhật Lệ, Trần Nhật Quang … có thể nói, là những học trò xuất sắc của trí thức nhà mình, trong việc giữ vững ngọn lửa đạo đức cách mạng được nhóm lên từ giới trí thức đã theo Đảng cướp chính quyền 1945.