8-10-2017
KHÔNG MUỐN MÀ PHẢI NÓI
Nói thêm về bác Vượng:
Nếu bác có gì sai
Thì đã có pháp luật.
Pháp luật không chừa ai.
Bác chưa hề bị bắt,
Chưa bị tù, nghĩa là
Bác là công dân tốt.
Tốt gấp vạn chúng ta.
Tốt vì bác đóng thuế,
Chắc nhiều lắm, rất nhiều.
Tạo hàng triệu công việc,
Tất nhiên cho người nghèo.
Nhờ những người như bác,
Tức kinh tế tư nhân,
Kinh tế mới phát triển,
Cuộc sống mới khá dần.
Bác muốn tăng học phí?
Quyền của bác chứ sao.
Không thích thì mời biến.
Bác không ép người nào.
Dễ thấy một chấm bẩn
Trên một tấm kính trong.
Nhưng thấy cả tấm kính,
Rất tiếc, thường là không.
Không một ai hoàn hảo.
Thị trường là thị trường.
Có sai mới có đúng.
Chuyện ấy rất bình thường.
_____
7-10-2017
PHẠM NHẬT VƯỢNG
Người nghèo luôn soi mói
Túi tiền của người giàu –
Chắc là tiền ăn cắp.
Của ai và từ đâu?
Người giàu đi vay mượn
Xây nhà và xây trường
Cho người nghèo sử dụng.
Cả bệnh viện và đường.
Người nghèo có chỗ ở,
Có trường xịn cho con.
Có nơi để chữa bệnh,
Vẫn hậm hực, vô ơn.
Người giàu, lại vay mượn,
Chấp nhận mọi rủi ro,
Vì tự hào dân tộc,
Quyết làm chiếc ô tô.
Tưởng người nghèo vui lắm.
Tưởng ủng hộ, nhưng không.
Người nghèo, theo thói cũ,
Chỉ tìm vết bới lông.
Người nghèo luôn chờ đợi
Cái sai của người giàu
Để lu loa, chửi bới,
Thậm chí cắn rất đau.
Mà quên họ đang sống
Trong nhà người giàu xây.
Con cái họ đang học
Trường người giàu hàng ngày.
Thói vô ơn, đố kỵ
Của phần lớn người nghèo
Đang làm chính họ khổ
Và suốt đời vẫn nghèo.
*
Thưa ông Phạm Nhật Vượng,
Xin được gửi tới ông
Lòng kính trọng, ngưỡng mộ
Và lời chúc thành công.
_____
Có nhiều người làm thơ phản bác. Xin được giới thiệu một trong những bài thơ của Facebooker Nguyễn Thị Bích Ngà, phản bác lại hai bài thơ nói trên:
9-10-2017
Làm người thì phải học
Mà kiến thức mênh mông
Nên có điều không biết
Cũng chẳng chi phiền lòng
Nhưng làm người nhất thiết
Biết phân biệt đúng sai
Biết lối trái đường ngay
Biết yêu người khốn khó
Và nhất định phải có
Nhất quán trong tư duy
Tuyệt đối trong nghĩ suy
Không khinh người nghèo khó
Không nay không mai có
Không lộng giả thành chân
Không phán xét như thần
Điều mà mình không rõ
Những điều chưa tường tỏ
Lỡ miệng nói ra rồi
Người góp ý đúng sai
Cần khiêm cung mà học
Con người dù bạc tóc
Không hẳn luôn đúng hoài
Không cứ trẻ nói sai
Người già luôn luôn đúng
Chó khôn không sủa bóng
Người khôn tự biết mình
Vỗ ngực mình thông minh
Chỉ một phường huyễn hoặc
Làm người cần chân thật
Không hàng hai hàng ba
Nay nói vịt mai gà
Nếu không người đó: vất!
Này thì năm chữ xuống hàng!
Thằng Vượng là thằng lưu manh xưa nay hiếm.
Nếu không có cái luật đất đai quái gở ở xứ này thì nó giàu nhanh như vậy được không?
Ông Thái Bá Tân qúa tin tưởng vào cái gọi là “luật pháp” ở VN, nhưng trớ trêu trong bài thơ “Phạm Nhật Vượng” của ông, ngưòi ta chẳng thấy cái điều “mọi người Vn đều được bình đẳng” đâu, mà họ phải bịt mũi vì nó bốc mùi ca ngợi người giàu, khinh bỉ người nghèo.
Tôi tin chắc rằng ông Tân không hề biết những người phê phán ô. Phạm Nhật Vượng có đúng là những người nghèo, hay họ là những người giàu nhưng vẫn đòi công lý, v65y ô. ?
Cho nên không ai khảo mà ông Tân đã tự khai ra tâm địa chẳng hay ho gì của mình. Để cho mọi người khinh.
Có […] Thái bá Tân
Nịnh cũng vừa vừa thôi
Bợ đít quá nên nghi
Phạm nhật Vượng cho tiền
Làm thơ ca tụng hắn
Dân nghèo ở Việt Nam
Không ghét người giàu có
Chị khinh thằng nâng bi !
Tôi dân ngu thất học
Nhưng biết toán ,biết đọc
Đất m2 hai chục triệu
Có quan hệ bôi trơn
Bán được ba trăm triệu
Hỏi thế có là tài ?
Trong xả hội vô pháp
Làm đếch có công bằng
Đến lũ ngu như lợn
Cũng làm đến bí thư
Chẳng qua nhờ gia phả
dựa hơi ông bà già
Bằng cấp trường Tây cả
Nhưng lại là bằng ma
Hôm nay về đuổi gà
Thế mới sáng mắt ra
Có tiền có chú cha
kẻ gọi giàu nhất nước
Nhất định phải tài ba ?
Không có bọn quan tham
Bọn sâu dân mọt nước
Bọn mưu ma quỉ chước
Ông há dể làm giàu
Ở cái xứ thần hư
Nơi cái chốn quỷ lộng
Cũng chẳng phải mình ông
Có cách biết làm giàu
ông năm chử nói đúng
Có tiền làm ra trường
Con ai muốn học sướng
Lạm thu là lẽ thường
Không muốn thì a lê
Xin mời chuyển trường khác
Đó là lẽ tự nhiên
Của kinh tế thị trường
Lạ gì bọn con buôn
Gì mà chúng chẳng bán
Buôn chử cũng phải lời
Đời chẳng ai cho không
Hôm nay ông chơi ngông
Làm ra xe hơi VỊT
Thế bu lon ốc vít
Việt Nam đạt chuẩn chưa
Nhưng ông không làm bừa
Vì muốn chế ôtô
Cần mặt bằng to lắm
Hàng trăm nghìn mét vuông
Nếu dự án không xong
Tha hồ mà bán đất
Cất nhà làm dự án
Là vẹn cả đôi đàng
Đây mới thật đảm đang
Xe con và biệt thự
Đây đúng ý ông chứ
Ông giàu nhất Việt Nam
Hãy cứ thế mà làm
Có mặt bằng bán trước
xe sang ta làm sau
gia nhu batan thai.
ma van con thich lang bi .la that
“Nếu bác có gì sai
Thì đã có pháp luật.
Pháp luật không chừa ai”
Hahahaha! Ông này ở Việt Nam mà còn viết được cái quỷ này! Tớ chỉ thêm “Pháp luật hổng chừa ai phản động“. Hổng phải phản động trong con mắt của Bác Hồ -có cần tớ trích định nghĩa “phản động” của Bác Hồ không ?- hoặc của Đảng … nói chung, yên tâm, cho tới khi thời kỳ quá độ chấm dứt hoặc có ông nào lên hô hào trở lại với thời Bác Hồ, whichever comes first. Sau đó thì (hổng) biết cái gì xảy ra .
“Biết phân biệt đúng sai”
Cái gì đúng-sai còn tùy vào môi trường sống . Trí thức nhà mềnh vẫn cương quyết dân chủ tư bẩn hổng thích hợp cho Việt Nam & vẫn cần sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản (nào cũng được, vì sêm xít), và coi đó là chân lý cụ thể . Tớ đồng ý, và thêm, những “chân lý cụ thể” í chỉ đúng ở Việt Nam . Ngay cả Venezuela, chủ nghĩa xã hội chưa tới chục năm, dân biểu tình đến phản đối tê liệt xã hội . Ở Việt Nam thì ngược lại, chủ nghĩa xã hội làm tê liệt xã hội sẵn nên dân ta vẫn trùm chăn .
“Pháp luật (VN) không chừa ai”, “Chưa bị đi tù nghĩa là công dân tốt” (!) hài thầt . Nói thật với “bác” Tân, ở VN mà đem nhà tù để đánh giá con người thì thật là cả một sự sỉ nhục đối với công lý và chân lý. Có khối người chỉ vì đứng thẳng lưng, ngẩng cao đầu, không luồn cúi, không nịnh bợ kẻ có tiền, có quyền mà mang thân tù tội. Những người ấy đáng trân trọng, đáng kính phục hơn nhiều so với cái lũ “thấy giàu sang bắt quàng làm họ” . Thật là đáng tủi hổ cho một người đã từng làm những bài thơ “nghe được”. Đúng là cái thứ “hàng hai hàng ba, nay vịt mai gà ” (mượn ý của Nguyễn Thị Bích Ngà). Tởm !