Nguyễn Văn Do
2-9-2017
Trước hết chúng ta cần thôi ảo tưởng về kẻ địch mà ngàn năm nay mang dòng máu tham bá lãnh thổ. Chúng ta cần nhìn vào thực tế để nhận diện rõ ràng nhất về kẻ thù chúng ta là ai? Thứ nữa chúng ta bắt buộc phải có cái nhìn chiến lược cho đất nước trong 30 năm tiếp theo mà cơ sở cứ liệu cho tầm nhìn và kế hoạch là nhìn thẳng vào cục diện thế giới đang xoay chuyển và sự phát triển có tính “phân vùng” đối với các khu vực trên thế giới.
Ở bài này, tôi muốn bàn về việc tại sao Hoa Kỳ chẳng những không can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Trung – Việt tại Biển Đông, cũng như TRƯỚC MẮT chỉ thực hiện những động thái NHẸ tại khu vực nóng này.
Có lẽ cần xác định rõ tầm mức lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực thì chúng ta sẽ có câu trả lời cụ thể hơn.
Tùy vào lợi ích lớn – nhỏ mà cần có sự lựa chọn và đánh đổi để đạt được. Ở Biển Đông hiện nay, lợi ích của Hoa Kỳ là không nhỏ về kinh tế và xâu xa hơn nữa là việc nếu để Trung Quốc thoát ra khỏi vùng ranh giới này, sẽ không khác gì việc thừa nhận một thế giới trong một trật tự mới.
Khi Trung Quốc đạt được mục đích tại Biển Đông, đồng nghĩa với việc Trung Quốc đương nhiên “không chịu” bó hẹp trong một khung luật quốc tế nào nữa, nếu điều đó gây bất lợi cho Trung Quốc. Mà định hình quốc tế ngày nay là do bàn tay tư bản hình thành, như vậy, khẳng định nó sẽ phá vỡ cấu trúc này và đi đến việc hình thành một trật tự mới, một trật tự mà các hệ thống Tây phương không còn là định hình mẫu mực cho toàn cầu.
Như vậy có thể thấy, việc tiến ra Biển Đông không chỉ là tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia trong khu vực, mà nó còn tiến tới việc định hình một cấu trúc trật tự mới. Điều này rõ ràng đe dọa sức ảnh hưởng và lợi ích của hầu hết các nước Tây phương và chủ đạo vẫn là Hoa Kỳ.
Sơ lược qua kể trên để thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không đứng yên để Trung Quốc vượt qua lằn ranh này.
Nhưng Hoa Kỳ sẽ làm gì? Tức phương án đối phó với Trung Quốc ra sao và ở tầm mức nào để đạt được ý muốn chiến lược? Và liệu có can dự vào Biển Đông hay không lại là một bài toán khác, chưa hẳn nó đã là bài toán được ghép chung vào. Mặt khác, việc tranh chấp lãnh hải giữa các nước trong khu vực, các nước nhỏ chống lại Trung Quốc chỉ là một tham số cho bài toán chiến lược xa hơn của Hoa Kỳ mà thôi.
Hoa Kỳ có những công cụ nào để đối phó Trung Quốc?
Có thể nhận định ngay rằng tham vọng của Trung Quốc là tham vọng khẳng định bản thân (vị thế) của một nước lớn, nhưng chưa đủ, mà nó còn là tộc tính của họ. Nếu Hoa Kỳ hóa giải được 2 vấn đề này thì tham vọng đó tự khắc nó biến mất đi. Tức hoặc Trung Quốc không còn là một “nước lớn” (hay từ bỏ tham vọng “nước lớn”) hoặc tộc tính suy giảm như một cơn bão chợt mạnh lên khiến mọi người khiếp sợ rồi tan biến.
Nhìn rõ về lịch sử để thấy tộc tính của Hoa Hán càng lớn khi nó hội tụ ba điểm: quân đông, kinh tế kéo dài trong khởi sắc đi vào điểm gần cuối chu kỳ, quyền lực đã được tập trung đỉnh điểm. Khi có ba điểm này, khao khát thể hiện tộc tính rất lớn! Nhưng phải nhìn rõ rằng trong tộc tính người Trung Hoa không có khái niệm “đoàn kết” dù từ này được du nhập và tồn tại hàng thế kỷ nay.
Do vậy, nếu Hoa Kỳ phá vỡ 2 trong 3 điểm, thì tộc tính này nó tự tan mất đi. Quay trở lại, điểm nóng Biển Đông là một trong ba điểm nóng tại châu Á trên bàn cờ chiến lược của Hòa Kỳ, tuy nhiên, Biển Đông là điểm nóng có tính chất hoàn khác so với 2 điểm còn lại, bởi nó là tranh chấp chiến lược với một thế nước đang lên.
Để đối phó với điểm nóng này, tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ tái lập lịch sử “chiến tranh lạnh” trước đó. Nó làm giảm bớt thiệt hại mà vẫn trở thành kẻ thắng cuộc. Tức chiến tranh xảy ra trên Biển Đông, Hoa Kỳ hoàn toàn đứng ngoài trên mặt trận vũ trang, nhưng sẽ vô cùng tích cực trên mặt trận ngoại giao.
Hoa Kỳ đủ khả năng để (sẽ làm) giúp Việt Nam kéo dài cuộc chiến hòng làm thất bại ý đồ chiếm đóng thêm đảo. Mặt khác và đồng thời có đủ tiềm lực sức mạnh để cùng Nhật – Úc cấm vận mọi tàu bè xuất – nhập cảng hàng hóa ra vào Trung Quốc, vì cuộc chiến này là vi phạm luật quốc tế và vi phạm bản án đã tuyên của tòa ICJ mà Philippines đã thắng kiện.
Tỷ trọng GDP Trung Quốc phần lớn phụ thuộc vào xuất nhập cảng và đi qua đường biển, rõ ràng việc này đẩy Trung Quốc vào thế đầu hàng vô điều kiện! Trung Quốc tuy đã mạnh, mạnh hơn rất nhiều, nhưng Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia có đủ khả năng “mở đường máu” trên đường biển khi phải đối đầu với 3 nước: Hoa Kỳ – Úc – Nhật. Trung Quốc đối mặt hai vấn đề: bao vây quốc phòng và cấm vận kinh tế!
Cuộc dàn hàng ngoài biển chắc chắn không một tàu bè nào ra vào được và đủ bảo đảm khoảng cách để giữ an toàn cho các tàu chiến Mỹ và khối đồng minh.
Như vậy, hoặc Trung Quốc phải khai chiến dẫn đến thắng lợi với trước một lúc bốn nước: Việt (đang chiến), Úc – Nhật – Mỹ (chờ chiến). Để định hình lại trật tự thế giới mới, tạo ra một hê thống thế giới mới, đuổi cổ thế lực Tây phương về châu lục của họ, hoặc phải đầu hàng vô điều kiện! Ký hiệp ước đình hòa, trao trả và rút khỏi các thực thể chiếm đóng về vị trí cũ, ký thỏa ước tuân thủ các luật quốc tế, đồng thời nhận cấm vận kinh tế thêm 5-10 năm nữa cho đến khi sụp hẳn thành 8 nước.
Nếu chia thành 8 nước, đây là điều có lợi cho cả Nga – Ấn. Lợi vì trước nay Trung – Nga chỉ mượn đôi chân của nhau cho hành trình của mình.
Nhưng hãy nhìn rằng đây là cơ hội để đất nước không tuột lần nữa. Hãy nhìn thật rõ và nhìn thẳng vào kẻ thù để thôi ảo tưởng vào nó, là một quốc gia, là một chủ thể độc lập có chủ quyền, hãy hành động bằng ý chí của một đứa con dân tộc Việt.
nhức đầu quá.