Tác giả: Matthew Tostevin
Dịch giả: Lê Quốc Tuấn
HÀ NỘI (Reuters) – Tại một quán bar ồn ào, trong những con phố hẹp của Khu Phố Cổ Hà Nội, nhà hoạt động Anh Chí nói “Ở đây không giống như Trung Quốc. Họ không thể chặn Facebook được”.
40.000 người theo dõi trang Facebook của ông làm cho Chí trở thành một trong những nhà phê bình nổi tiếng nhưng không có nghĩa là lớn nhất của Việt Nam, trong một nhà nước cộng sản mà những nỗ lực trấn áp các nhà bất đồng chính kiến đã va chạm với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông xã hội nước ngoài.
Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tháng này kêu gọi kiểm soát internet nghiêm ngặt hơn khi đối mặt với “các thế lực thù địch” mà ông nói không chỉ đe dọa đến an ninh mạng mà còn “phá hoại uy tín của lãnh đạo đảng và nhà nước”.
Nhưng việc uốn nắn Internet ở một quốc gia trẻ, phát triển nhanh không dễ dàng, đặc biệt khi các công ty cung cấp nền tảng này là từ toàn cầu. Trái lại, Trung Quốc chỉ cho phép các công ty internet địa phương hoạt động theo các quy tắc nghiêm ngặt.
Việt Nam là một trong 10 nước sử dụng Facebook hàng đầu, căn cứ theo số lượng thành viên. Theo khảo sát của các tổ chức truyền thông xã hội We Are Social và Hootsuite, Reuters cho biết có hơn 52 triệu tài khoản đang hoạt động cho các nhà quảng cáo. YouTube và Twitter của Google cũng rất phổ biến.
Như những nơi khác ở Đông Nam Á, các phương tiện truyền thông xã hội củng cố kinh doanh và truyền thông cũng như các nhà phê bình của chính phủ.
Một số nhà bất đồng chính kiến đăng tải bài viết của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội đã bị bắt trong một cuộc đàn áp lớn sau những thay đổi trong hệ thống phân cấp của đảng cầm quyền. Ít nhất có 15 người đã bị bắt trong năm nay.
Các blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được gọi là “Mẹ Nấm”, và Trần Thị Nga đã bị bỏ tù 10 năm và 9 năm. Các nhà phê bình chính phủ cũng phàn nàn về việc bị hành hung bởi những kẻ tấn công và hăm dọa mình.
Nhưng hàng chục nhà hoạt động vẫn bình luận phê bình mỗi ngày.
Một số có hơn 100,000 người theo dõi và ít nhất một người có trên 400.000 người theo đọc, gấp đôi so với trang Facebook của chính phủ và gần 1/10 số đảng viên của Đảng Cộng sản.
“Chúng tôi sử dụng bất kỳ cơ hội nào có được để lên tiếng về các vấn đề môi trường, lãnh thổ, đất đai”, ông Anh Chí 43, một giáo viên, dịch giả và nhà xuất bản có tên thật là Nguyễn Chí Tuyến.
Vào tháng 3, Việt Nam đã cố gắng gây áp lực lên Facebook và Google đòi loại bỏ hàng nghìn nội dung chống chính phủ bằng cách dựa vào các nhà quảng cáo, nhưng tỷ lệ phổ biến vẫn cho thấy sự thành công chỉ hạn hẹp.
Một trong những lý do khiến việc thực hiện khó khăn là vì kinh doanh: từ các nhà sản xuất bia đến doanh nghiệp bảo hiểm, các nhà sản xuất xe máy ồn ào trên đường phố của Việt Nam, truyền thông xã hội là con đường tiếp thị quan trọng cho người tiêu dùng trẻ và ngày càng giàu lên trong một nền kinh tế đang tăng trưởng hơn 6% , một trong những tỷ lệ nhanh nhất ở châu Á.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, mạng xã hội là quan trọng, một cửa hàng hoa lụa mới ở Hà Nội nói với Reuters rằng 95% khách hàng tìm thấy mình qua Facebook hoặc Instagram.
Simon Kemp, người sáng lập công ty tư vấn tiếp thị Kepios nói: “Bạn đã có con cái xây dựng doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội này và đã tạo được những thành công đáng kể.”
Mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu của Alphabet, công ty mẹ của Facebook hoặc Google, Việt Nam là mục tiêu nóng của các nhãn hiệu tiêu dùng toàn cầu. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển nhanh nhất của Facebook theo doanh thu năm ngoái, tăng gần 60%.
Jeff Paine, giám đốc điều hành Liên minh Internet Châu Á, có các thành viên bao gồm Facebook, Google và Twitter cho biết việc kiểm soát Internet chặt chẽ hơn có thể làm suy giảm sáng kiến đổi mới, ảnh hưởng đến tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kỹ thuật số Việt Nam.
Facebook đã không trả lời yêu cầu bình luận. Google từ chối không bình luận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói với Reuters rằng chính phủ ủng hộ Internet nhưng đã cố gắng giảm thiểu các “hành vi gây hại cho người sử dụng, các hành vi bất hợp pháp như kích động bạo lực và lối sống đồi trụy”.
Bài học Trung Quốc
Trung Quốc đã chặn Facebook vào năm 2009 và chỉ cho phép các trang web địa phương như WeChat và Weibo, hoạt động theo luật cấm nội dung tục tĩu, bạo lực hoặc xúc phạm Đảng Cộng sản.
David Bandurski, đồng giám đốc Dự án Truyền thông Trung Quốc và là thành viên của Học viện Robert Bosch ở Berlin, nói: “Trung Quốc đã có thành công đáng kể trong việc kiểm soát cuộc thảo luận.
Ông nói, các công cụ kiểm soát bao gồm việc giám sát chặt chẽ các mạng lớn và các công ty internet địa phương lọc từ khoá. Dù vậy, Trung Quốc vẫn tuyên bố phải đang điều tra các trang web truyền thông xã hội hàng đầu vì không tuân thủ luật pháp của mình.
Ở Việt Nam Facebook bị ngăn chặn, đôi khi ở những thời điểm nhạy cảm nhưng không được bao lâu.
Shawn Crispin, đại diện Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo, cho biết: “Chính quyền Việt Nam đã cố gắng trong nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn không ngăn được các nhà báo và blogger độc lập sử dụng Internet”. “Đó là một trận thua.”
Tuy nhiên, điều đó không ngăn được việc bắt giữ các nhà hoạt động.
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đã lưu ý trên Facebook rằng khi bị đàn áp, dường như một số nhà hoạt động rút lui khỏi chiến trường, nhưng cô nói rằng mình sẽ không nản lòng.
Cô nói với Reuters: “Tự do có một quy tắc rất vui” Một khi mọi người biết đến giới hạn của tự do, họ sẽ không bao giờ quay lại.”
“Chúng tôi sử dụng bất kỳ cơ hội nào có được để lên tiếng về các vấn đề môi trường, lãnh thổ, đất đai”, ông Anh Chí 43 tuổi, một giáo viên, dịch giả và nhà xuất bản có tên thật là Nguyễn Chí Tuyến nói.