Văn hóa ứng xử của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

FB Bạch Hoàn

23-7-2017

Trời ơi là trời. Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.

TRỜI ƠI LÀ TRỜI.Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.Không còn lời nào để bình luận nữa. Tôi chỉ tự hỏi là, người ra ghi công các Mẹ, những người đã mất cả chồng, cả con, đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, như thế sao? Người ta ghi công các Mẹ bằng cách đối xử với các Mẹ như vậy mà được sao? Tấm giấy chứng nhận kia có ý nghĩa gì khi thân Mẹ già phải đứng nhận dưới mưa, mà một cái ô cho Mẹ cũng không có?Không một thứ gì, không một điều gì có thể bù đắp được những mất mát mà Mẹ đã trải qua. Ghi công ơn như một que diêm giúp lòng Mẹ ấm lại phần nào. Nhưng, không phải cơn mưa, mà bởi cách ứng xử của Ban Tổ chức chương trình, mà bởi hành động của kẻ áo đen đi cùng Thủ tướng, có lẽ lại làm lòng Mẹ lạnh hơn.Tôi đã khóc khi xem clip ghi lại những khoảnh khắc này.Tôi hi vọng, hành động cầm ô che cho một mình Thủ tướng, mặc cho thân Mẹ già mỏng manh trong mưa gió kia, không phải chủ ý của Thủ tướng, mà bởi trợ lý cho Thủ tướng chỉ quen thói nịnh nọt, bợ đỡ, thiếu cái tâm của một con người và cái tầm của người làm chính trị. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng đứng trong mưa đâu có nề hà gì khi ông mới nhậm chức. Chính ông, trong buổi lễ này cũng ướt áo đó thôi… Nhưng, sự ngu dốt của đội giúp việc của Thủ tướng, thêm một lần nữa phá nát hình ảnh của ông trong mắt nhân dân. Tôi muốn nhấn mạnh là thêm một lần nữa, bởi qua rất nhiều bài phát biểu, tôi thật sự thất vọng về ekip cố vấn cho Thủ tướng.Báo Thanh Niên, mà cụ thể là thông qua Công ty cổ phần truyền thông Thanh niên là đơn vị tổ chức chương trình Khát vọng tuổi trẻ – Một thời hoa đỏ. Tôi nghĩ, họ nên dẹp ngay cái chương trình này là vừa. Bởi họ tổ chức không phải vì cái tâm, mà chỉ là sự kiện mang tính hình thức, chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài còn bên trong mục rỗng. Cách tổ chức cẩu thả, thiếu cả tâm và tầm của báo Thanh Niên cũng góp phần làm hỏng hình ảnh của Thủ tướng.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu muốn lấy lại được hình ảnh là một chính khách đích thực, dù không chủ đích, ông cũng cần có một lời xin lỗi.Bài viết: Bạch HoànVideo: Thanh Niên & VTV8Lời: Khóc mẹ dân oan – Như Quỳnh.

Publié par Con Đường Việt Nam sur dimanche 23 juillet 2017

Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.

Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Không còn lời nào để bình luận nữa. Tôi chỉ tự hỏi là, người ra ghi công các Mẹ, những người đã mất cả chồng, cả con, đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, như thế sao? Người ta ghi công các Mẹ bằng cách đối xử với các Mẹ như vậy mà được sao? Tấm giấy chứng nhận kia có ý nghĩa gì khi thân Mẹ già phải đứng nhận dưới mưa, mà một cái ô cho Mẹ cũng không có?

Không một thứ gì, không một điều gì có thể bù đắp được những mất mát mà Mẹ đã trải qua. Ghi công ơn như một que diêm giúp lòng Mẹ ấm lại phần nào. Nhưng, không phải cơn mưa, mà bởi cách ứng xử của Ban Tổ chức chương trình, mà bởi hành động của kẻ áo đen đi cùng Thủ tướng, có lẽ lại làm lòng Mẹ lạnh hơn.

Tôi đã khóc khi xem clip ghi lại những khoảnh khắc này.

Tôi hi vọng, hành động cầm ô che cho một mình Thủ tướng, mặc cho thân Mẹ già mỏng manh trong mưa gió kia, không phải chủ ý của Thủ tướng, mà bởi trợ lý cho Thủ tướng chỉ quen thói nịnh nọt, bợ đỡ, thiếu cái tâm của một con người và cái tầm của người làm chính trị.

Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng đứng trong mưa đâu có nề hà gì khi ông mới nhậm chức. Chính ông, trong buổi lễ này cũng ướt áo đó thôi… Nhưng, sự ngu dốt của đội giúp việc của Thủ tướng, thêm một lần nữa phá nát hình ảnh của ông trong mắt nhân dân. Tôi muốn nhấn mạnh là thêm một lần nữa, bởi qua rất nhiều bài phát biểu, tôi thật sự thất vọng về ekip cố vấn cho Thủ tướng.

Báo Thanh Niên, mà cụ thể là thông qua Công ty cổ phần truyền thông Thanh niên là đơn vị tổ chức chương trình Khát vọng tuổi trẻ – Một thời hoa đỏ. Tôi nghĩ, họ nên dẹp ngay cái chương trình này là vừa. Bởi họ tổ chức không phải vì cái tâm, mà chỉ là sự kiện mang tính hình thức, chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài còn bên trong mục rỗng. Cách tổ chức cẩu thả, thiếu cả tâm và tầm của báo Thanh Niên cũng góp phần làm hỏng hình ảnh của Thủ tướng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu muốn lấy lại được hình ảnh là một chính khách đích thực, dù không chủ đích, ông cũng cần có một lời xin lỗi.

Một số hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi lễ. (Nguồn: VTV8/ TN/ Bạch Hoàn)

____

FB Luân Lê

Xót xa những bà mẹ

23-7-2017

Văn hoá ứng xử là một vấn đề thiếu hụt cực kỳ nghiêm trọng trong nếp sống của người Việt, đặc biệt là từ phía các quan chức. Cái sự quan cách vẫn còn nặng nề và dường như nó vẫn chưa được cải thiện cho đến nay.

Tri ân công lao các Mẹ Việt Nam Anh Hùng dưới trời mưa lớn, nhưng các mẹ mặc áo mưa giấy đỡ lấy bằng khen trĩu nặng trên đôi tay gầy mòn, còn ông Thủ tướng đứng vỗ tay dưới chiếc ô che của một người tháp tùng.

Hãy nhìn Thủ tướng Shinzo Abe của nước Nhật quỳ gối trước các nạn nhân trong thảm hoạ năm 2014 để thấy được văn hoá ứng xử giữa người đứng đầu nội các của một cường quốc Châu Á thân thiện và tình người đến thế nào.

Trước đó, năm 2012, Tổng thống Obama cũng đến thăm các nạn nhân vùng thảm hoạ của cơn bão Sandy và chia sẻ nỗi đau với người dân nơi đây bằng những cái ôm siết chặt.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Văn hóa “cầm quyền”
    7/24/2017 3:08:28 PM

    Bài viết xúc động và cho ta cảm giác khinh bỉ “văn hóa cầm quyền”.
    Tôi đã viết trao đổi trên trang Ba Sàm cũ: Việt Nam chưa có chính khách /chính trị gia mà chỉ có những người làm “chính trị nghiệp dư” của đảng CSVN chia nhau các ghế trong chính phủ.
    Tri thức có 2 mức độ: “dốt” và “ngu”. “DỐT” là chưa biết và chưa được học, nó thường đi với/đến kết quả “NÁT”; “NGU” là khiếm khuyết khả năng trí tuệ nên có dạy cho cũng không sang ra. Dân gian (folklore) gọi đúng tên là: “Ngu lâu, khó đào tạo”.
    Cho nên tôi đắn đo khi dịch bài diễn văn khá chuẩn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong ngày Quốc khánh Pháp 14. 07. 2017 trong chia sẻ. Nếu muốn nâng “quan trí” lên, các ông Phúc, Trọng nên tham khảo các “tiêu chí phương Tây” này về cách người cầm quyền nên làm.
    Thân mến, BTP

Comments are closed.