“Dân tộc Việt Nam” đã đồng ý cho quân đội lấy đất?

FB Nguyễn Anh Tuấn

8-7-2017

Khi bị ông Bùi Văn Kỉnh, một dân làng Đồng Tâm, phản bác dự thảo kết luận thanh tra, cho rằng đất đồng Sênh là do “tổ tiên chúng tôi để lại, chênh 1m cũng là đất, phải đo đạc đàng hoàng”, Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng ngay lập tức viện dẫn “dân tộc Việt Nam” để bảo vệ quan điểm của mình:

“Đất này của dân tộc Việt Nam, sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không có đất nào là cha ông để lại…Đây là gốc của vấn đề.”

Nghĩa là theo Chánh Thanh tra Hà Nội, “dân tộc Việt Nam” đồng ý lấy đất của dân làng Đồng Tâm giao cho Viettel sản xuất kinh doanh, cũng như lâu nay “dân tộc Việt Nam” đã đồng ý cho quân đội lấy đất sân bay Tân Sơn Nhất xây sân golf, không ai được phép ý kiến?

Những ai cho rằng quy định sở hữu toàn dân không phải là vấn đề chính trong tranh chấp đất đai hiện nay ở Việt Nam có thể sẽ nghĩ lại sau khi nghe phát ngôn của ông Chánh Thanh tra, bởi lẽ, họ sẽ tìm thấy ở đây một khía cạnh quan trọng mà họ bỏ quên trong các phân tích thiên về pháp lý của họ:

Quy định “sở hữu toàn dân-nhà nước thống nhất quản lý” theo thời gian đã tạo ra lối nghĩ trong đầu óc cán bộ rằng chính họ chứ không ai khác là chủ của toàn bộ đất đai quốc gia với độc quyền quản lý, và từ đó nảy sinh tâm lý thù địch với bất kỳ người dân nào đòi đất, coi họ như những kẻ cướp đất.

Trong các cuộc cưỡng chế thu hồi đất, luôn có một sự thay đổi tâm lý tinh vi của người cán bộ – từ thủ phạm (đi lấy đất của dân) biến thành nạn nhân (đất này thuộc quyền của mình, dân chiếm, nay mình lấy lại, dân phản ứng thì dân là kẻ cướp), khiến họ tin rằng họ có chính nghĩa khi cưỡng chế đất hoặc xuống tay đánh đập những người đòi đất.

Dù niềm tin này là một thứ ngụy tạo đi chăng nữa, nó vẫn sẽ được cán bộ bấu víu càng lâu càng tốt như một thứ trợ lực tinh thần để dàn xếp với lương tâm, rằng họ không phải là kẻ cướp. Niềm tin này chỉ tan biến khi sở hữu tư nhân về đất đai được công nhận. Khi đó, dù vẫn đem quân đi cưỡng chế đất từ dân, nhưng cán bộ không còn hầm trú nào để tránh khỏi bị định danh là kẻ cướp, cả từ dư luận lẫn trong lương tâm của họ nữa.

Link clip phần phản bác của dân làng Đồng Tâm đối với dự thảo kết luận thanh tra và hồi đáp của ông Chánh Thanh tra Hà Nội, nguồn VNExpress:

Khi bị ông Bùi Văn Kỉnh, một dân làng Đồng Tâm, phản bác dự thảo kết luận thanh tra, cho rằng đất đồng Sênh là do "tổ tiên chúng tôi để lại, chênh 1m cũng là đất, phải đo đạc đàng hoàng", Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng ngay lập tức viện dẫn "dân tộc Việt Nam" để bảo vệ quan điểm của mình:"Đất này của dân tộc Việt Nam, sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không có đất nào là cha ông để lại…Đây là gốc của vấn đề."Nghĩa là theo Chánh Thanh tra Hà Nội, "dân tộc Việt Nam" đồng ý lấy đất của dân làng Đồng Tâm giao cho Viettel sản xuất kinh doanh, cũng như lâu nay "dân tộc Việt Nam" đã đồng ý cho quân đội lấy đất sân bay Tân Sơn Nhất xây sân golf, không ai được phép ý kiến?Những ai cho rằng quy định sở hữu toàn dân không phải là vấn đề chính trong tranh chấp đất đai hiện nay ở Việt Nam có thể sẽ nghĩ lại sau khi nghe phát ngôn của ông Chánh Thanh tra, bởi lẽ, họ sẽ tìm thấy ở đây một khía cạnh quan trọng mà họ bỏ quên trong các phân tích thiên về pháp lý của họ: Quy định "sở hữu toàn dân-nhà nước thống nhất quản lý" theo thời gian đã tạo ra lối nghĩ trong đầu óc cán bộ rằng chính họ chứ không ai khác là chủ của toàn bộ đất đai quốc gia với độc quyền quản lý, và từ đó nảy sinh tâm lý thù địch với bất kỳ người dân nào đòi đất, coi họ như những kẻ cướp đất. Trong các cuộc cưỡng chế thu hồi đất, luôn có một sự thay đổi tâm lý tinh vi của người cán bộ – từ thủ phạm (đi lấy đất của dân) biến thành nạn nhân (đất này thuộc quyền của mình, dân chiếm, nay mình lấy lại, dân phản ứng thì dân là kẻ cướp), khiến họ tin rằng họ có chính nghĩa khi cưỡng chế đất hoặc xuống tay đánh đập những người đòi đất. Dù niềm tin này là một thứ ngụy tạo đi chăng nữa, nó vẫn sẽ được cán bộ bấu víu càng lâu càng tốt như một thứ trợ lực tinh thần để dàn xếp với lương tâm, rằng họ không phải là kẻ cướp. Niềm tin này chỉ tan biến khi sở hữu tư nhân về đất đai được công nhận. Khi đó, dù vẫn đem quân đi cưỡng chế đất từ dân, nhưng cán bộ không còn hầm trú nào để tránh khỏi bị định danh là kẻ cướp, cả từ dư luận lẫn trong lương tâm của họ nữa. —Link clip phần phản bác của dân làng Đồng Tâm đối với dự thảo kết luận thanh tra và hồi đáp của ông Chánh Thanh tra Hà Nội, nguồn VNExpress:http://video.vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/thanh-tra-ha-noi-tra-loi-khuc-mac-cua-nguoi-dan-dong-tam-3610455.html

Publié par Nguyen Anh Tuan sur samedi 8 juillet 2017

Bình Luận từ Facebook