Lời dẫn nhập: Từ khi chiếm quyền đảng Cộng sản Việt Nam luôn chiếm nhà, chiếm đất của dân Hiện nay các vụ chiếm đất xảy ra công khai như ở Thái Hà, Cồn Dầu, Đồng Tâm. Để tìm hiểu chính sách chiếm đất của đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài đọc của ông Vũ quốc Ngữ tại Diễn đàn Thế giới về nhân quyền tại Pháp.
Diễn đàn thế giới về Nhân quyền Nantes, Pháp quốc từ 22 đến 25/5/2013
Vũ Quốc Ngữ, thông tín viên của Vietnam Panorama
Nhà của tôi cũng là lâu đài của tôi. Tại các nước chấp nhận và tôn trọng nền pháp trị thì bất kể người đó là nhân viên chính quyền hay không, nếu ai làm chủ một bất động sản, người đó có quyền làm chủ và trọn quyền tùy tiện sử dụng mảnh đất đó cho bất cứ một mục đích nào khác.
Tuy nhiên, ở Việt Nam tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Trong một nước cộng sản tất cả đất đai đều thuộc về nhà nước, và người dân chỉ được thuê sử dụng có hạn kỳ để canh tác ở cấp hộ. Khi kế hoạch của một quan chức cho khu đất đó thay đổi thì yêu cầu của người công dân về quyền sử dụng mảnh đất ấy có thể trở thành vô nghĩa trong khoảnh khắc.
Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam
Việt Nam trở thành quốc gia độc lập vào năm 1945 sau khi nhân dân nổi dậy chống lại sự chiếm đóng hai tròng của Pháp-Nhật. Là một quốc gia mới thành lập VN phải lao vào trận chiến chống Pháp để giành độc lập, cuộc chiến kết liễu năm 1954 với sự chia đôi đất nước. Miền Bắc. dưới sự cai trị của cộng sản có Trung quốc hậu thuẫn trong khi miền Nam theo chế độ cộng hòa và theo Tây phương.
Ðất nước được thống nhất năm 1975 sau khi cộng sản ở miền Bắc dưới sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của Liên xô và Trung quốc đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa được Hoa kỳ và các nước đồng minh viện trợ.
Trở về năm 1945, Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử đầu tiên và bầu ra một quốc hội đa đảng. Mấy tháng sau đó, quốc hội cho ra đời bản hiến pháp đầu tiên của đất nước mà trong đó không đề cập gì đến vấn đề sở hữu đất đai.
Sau khi nắm quyền ở Miền Bắc, người cộng sản dựng lên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đưa ra một hiến pháp mới gọi là Hiến Pháp 1960 khẳng định tất cả đất không có chủ đều thuộc về nhà nước.
Từ khi thống nhất năm 1975 Việt Nam đã thay đổi hiến pháp hai lần. Bản Hiến Pháp 1980 và bản Hiến Pháp tu chỉnh năm 1992 thay đổi sâu rộng quyền sở hữu ruộng đất – trao tất cả đất đai ở Việt Nam vào tay nhà nước và chỉ cho nhân dân quyền sử dụng đất.
Trong bản dự thảo hiến pháp đang thảo luận và dự kiến thông qua vào cuối năm 2013 chính quyền cộng sản cố giữ nguyên quyền sở hữu đất đai như hiến pháp 1992 đã qui định.
Theo luật đất đai hiện nay chính quyền có thể chiếm thu đất để dùng cho các mục tiêu quốc phòng và an ninh quốc gia cũng như để phát triển kinh tế xã hội. Ðiều này cho phép nhà cầm quyền ở nhiều tỉnh và thành phố đuổi dân ra khỏi đất họ đang canh tác hoặc ở và giao khu đất đươc giải tỏa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thự hiện các dự án gọi là phát triển ở địa phương.
Tịch thu đất ở Việt Nam ngày nay
Chiến dịch chiếm thu đất lớn nhất xảy ra trong những năm 1954-56 sau khi CS VN nắm chính quyền ở Miền Băc và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cộng sản VN thực hiện chính sách cải cách ruộng đất để khuyến khích người nghèo ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa của họ và chuẩn bị cuộc xâm chiếm miền Nam. Duới sự giám thị của cố vấn Trung quốc CSVN đã mở một chiến dịch đấu tố tàn bạo, tịch thu ruộng đất của địa chủ để phân chia cho dân làng nghèo. Nhiều phú hào bị buộc tội đã bốc lột nông dân trong làng và làm Việt gian cho Pháp. Hằng chục ngàn người bị kết án và xử tử trong khi những người khác bị đánh đập tàn bạo. Tất cả tài sản của họ, kể cả ruộng đất, bị tịch thu và giao cho nông dân qua các vụ xử án dàn dựng bởi cán bộ nhà nước chưa từng đươc đào tạo gì về các cơ cấu pháp luật. Trong các vụ đấu tố, nhiều địa chủ từng làm ăn chăm chỉ đã bị thân nhân họ vu cáo với sự xúi dục của người CS, để được đền bù bằng một vài thưởng vật nhỏ như mấy thửa đất nhỏ hoăc dụng cụ trong nhà.
Sau đó CS Bắc Việt thừa nhận sai lầm và ngưng chính sách cải cách điền địa cũng như có biện pháp sữa sai. Tuy nhiên, nhiều đia chủ Việt Nam đã không tìm được sự công bằng cho cái chết của họ. Chỉ một số ít bị kết án nhẹ.
Trong những năm 1960 và 70 ở miền Bắc Việt Nam và ở cả miền Nam sau khi CS chiếm miền Nam thống nhất đất nước, VN thành lập các hợp tác xã nông nghiệp và buộc tất cả nông dân phải giao ruộng đất của mình cho vào hợp tác xã nhà nước. Nông dân chỉ đươc giữ một phần nhỏ đất của họ (5%) để canh tác riêng, tự trồng lúa và rau cải.
Mô hình canh tác theo hợp tác xã đã chứng tỏ không có hiệu năng, đưa đến tình trang thiếu thực phẩm trầm trọng và phải lệ thuộc vào viện trợ thực phẩm của nhiều nước, nhất là từ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa thuộc Liên xô và từ các nước Ðông Âu trước đây.
Ðến những năm giữa thập niên 1980, CSVN nhận thấy mô hình canh tác hợp tác xã không kết quả nên bỏ đi và phân chia đất cho từng nông dân. Nhưng đất đai vẫn thuộc về nhà nước trong khi nông dân chỉ được quyền canh tác trong một thời gian nhất định (tối đa đến 30 năm).
Việc chiếm hữu đất đai bởi cấp dưới của nhà nước địa phương ở các tỉnh và thành phố bắt đầu xảy ra sau năm 1986 khi VN thi hành chính sách gọi là “Ðổi mới” hoặc “Sữa mới”. Trong tiến trình thành thị hóa và kỹ nghệ hóa đã có nhu cầu lớn về đất đai để thực hiện các dự án kỹ nghệ, bất động sản và giải trí ở các địa phương. Kể từ đó, chính quyền địa phương ở khắp nơi đã chiếm lấy nhiều khu đất canh tác lớn của nông dân cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện các dự án.
Việc chiếm đất đã xảy ra từ Nam ra Trung, ngoài Bắc kể cả tại thủ đô Hà Nội.
Ðể chiếm đất chính quyền địa phương bắt ép nông dân phải giao đất cho họ với giá thật thấp so với giá thị trường và giá bán đất (thật ra quyền sử dụng đất) cho những nhà buôn bán bất động sản thì cao hơn rất nhiều. Lẽ dĩ nhiên, phần lớn lợi nhuận chạy vào túi của các quan chức tham nhũng chứ không vào công quỹ ở địa phương.
Trong vài trường hợp, nông dân bị cưởng bức bán đất với giá thật rẽ cho đồ án phát triển thật sự. Sau đó họ phải trả giá gấp trăm lần cao hơn cho một căn hộ được xây ngay trên chính đất của họ trước đây.
Khi chính quyền địa phương thấy chuyện chiếm và bán đất của nông dân cho các nhà khai thác là nguồn lợi thì những nông dân này không có cách gì để từ chối, ngay cả trong trường hợp mảnh đất đó đã là nhà ở qua nhiều đời, nơi đó có mồ mã ông cha và là nguồn sống của họ. Bởi vì trong một nhà nước độc đảng, giới lãnh đạo địa phương nắm cả ba quyền – hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Chiếm đất của giáo xứ Cồn Dầu ở trung tâm thành phố Ðà Nẵng
Giáo xứ Cồn Dầu thuộc phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ đã có 135 năm lịch sử, những người dân cư ngụ ở đó là giáo dân Công giáo.
Năm 2010, Ủy ban nhân dân ở Ðà Nẵng quyết định lấy 440 mẫu đất thuộc giáo xứ Cồn Dầu để làm trung tâm du lịch sinh thái Hòa Xuân. Nhiều ngôi nhà của giáo xứ Cồn Dầu và nghĩa trang dịa phương nằm trong khu vực dành cho dự án trung tâm nghỉ mát này.
Bất kể sự phản đối mạnh mẽ của những dân cư trong giáo xứ, chính quyền địa phương bắt phải giải tỏa nghĩa trang đi nơi khác cũng như ra lệnh nhiều ngươì dân ở đó phải dọn ra khỏi khu vực của dự án.
Tiền bồi thường đất bị lấy đi chỉ bằng một phần 30 của giá một biệt thự trong khu vực nghỉ mát.
Dân chúng Cồn Dầu không muốn phân tán nghĩa trang của họ. Ngày 4 tháng năm, năm 2010 nhân viên cảnh sát cấm không cho dân địa phương an táng bà Maria Ðặng thị Tân tại nghĩa trang của xứ đạo. Một cuộc xô sát giữa nhân viên cảnh sát và dân chúng Cồn Dầu đã xảy ra. Sau sự cố này, cảnh sát đã bắt giữ hằng chục người dân Cồn Dầu, buộc tội họ đã có hành động chống lại chính quyền địa phương. 6 người ở Cồn Dầu bị giam giữ trong khi một số người khác bị tra tấn trong thời gian bị bắt giữ.
Sau đám táng bà Tân một người của ban trợ tang ở Cồn Dầu đã bị đánh đến chết. Trên 70 người dân Cồn Dầu đã chạy sang Thái Lan xin tị nạn, 14 người trong số người này được phép sang định cư ở Hoa Kỳ.
Những người đã dọn đi chỗ khác được chính quyền địa phương bồi thường một số tiền nhỏ không đủ để mua đất và vật dụng cất nhà nơi chỗ mới.
Mới đây, chính quyền thành phố Ðà Nẵng thông báo sẽ cho dời tất cả mồ mã khỏi nghĩa trang Cồn Dầu vào ngày 10 tháng 4.
Một trường hợp chiếm đất khác xảy ra ở Ðà Nẵng đã khiến cho một người dân địa phương tự thiêu để phản đối chính quyền của thành phố. Vào ngày 17. 02. 2011, kỷ sư Phạm Thanh Sơn 31 tuổi tẩm xăng tự thiêu trước tờa nhà hành chánh địa phương. Ðã không ai can thiệp và ông Sơn đã tử nạn. Ông này đã phải chịu một quyết định bất công của thành phố Ðà Nẵng vì họ đã chiếm đất của ông ấy mà không đền bù tương xứng. Trước khi tự thiêu ông Sơn đã gửi nhiều đơn khiếu nay đến các cơ quan của thành phố, phản đối việc chiếm đất của ông.
Sự cố này bị bỏ quên sau đó vì giới truyền thông tại chỗ bị địa phương kiểm soát chăt chẽ và trình bày vụ tự thiêu như một tai nạn. Các thân nhân của gia đình ông Sơn đã bị canh chừng một thời gian dài sau khi ông Sơn được an táng.
Chiếm đất dân thiểu số ở cao nguyên miền Trung và miền núi phía bắc
Việt Nam có 54 nhóm sắc tộc. Người Kinh hay Việt chiếm trên 95 % của tổng số 90 triệu dân. Phần lớn các dân sắc tộc sống ở nơi các vùng núi miền bắc và trung VN.
Bằng cách làm ăn có lợi kinh tế và xã hội, nhiều người Kinh, đặc biệt là giới cán bộ đã chiếm đất đai của người sắc tộc, lấy mất phương tiện cơ bản đẻ sản xuất thực phẩm cho họ. Mất đất sống người sắc tộc còn bị người Kinh hiếp đáp, nhiều dân sắc tộc ở cao nguyên trung phần (1985) và người Hmong ở phía Tây-Bắc của tỉnh Ðiện Biên (2011) đã phản kháng chính quyền ở địa phương. Tuy nhiên, sự chống đối của ho bị lực lượng cảnh sát đặc biệt đàn áp thô bạo. Họ được võ trang nặng nề, trong một vài truờng hơp có cả chiến xa và phi cơ trực thăng.
Cưỡng chế đất ở phía Bắc hải cảng Hải Phòng
Tháng giêng năm 2012, sau nhiều lần khiếu kiện và đệ trình lên các cơ quan trọng tài để bảo vệ quyền của mình nhưng không thấy có trả lời, nông dân Ðoàn Văn Vươn phối hợp một vụ chống đối bằng võ lực. Ông cho đặt bom tự chế biến trên khoảnh đất rộng 40,3 mẫu tây ở quận Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng. Ông tiến hành biện pháp nầy để nhằm đẩy lùi 100 cảnh sát và quân đội do chính quyền địa phương gửi tới xâm nhập vào khu đất của ông và đẩy ông và gia đình ông ra khỏi khu đất nói trên.
Tốt nghiệp ngành kỹ sư, khi đến Cống Rộc, ông Vươn được phép thuê một mảnh đất nhỏ ở nơi đó. Về sau, ông ta mở rộng nông trại của ông và biến một vùng đất bỏ hoang thành các ao nuôi tôm và nuôi cá.
Vươn bắt đầu đấp bờ đê, các hệ thống điều hòa mực nước và ao hồ cần thiết để nuôi cá và tôm. Không ai nghĩ Vươn và gia đình ông sẽ thành công. Nhưng sau nhiều năm nổ lực và thí nghiệm nông trại nuôi cá trở nên có mang lời. Những người đi tiên phong khác cũng bắt chườc ông Vươn. Năm 2004, có chừng 20 gia đình ở Tiên Lãng phát triển ngành làm trại nuôi cá có diện tích chừng 250 mẫu tây đất bỏ hoang vô giá trị trước đây. Vươn còn khai thác thêm 11 mẫu tây mặt biển, nâng cao tổng số diện tích ao hồ thuộc công ty gia đình ông lên 40 mẫu tây tất cả.
Năm 1997, ông được chính quyền quận Tiên Lãng cho phép sử dụng đất trong 14 năm.
Vài năm sau đó, VN có chương trình xây phi trường quốc tế ở Tiên Lãng để thay thế phi trường Nội Bài. Phi trường nầy chiếm một diện tích rộng lớn bao gồm cả nông trại nuôi cá của ông Vươn và các nông dân láng giềng. Chính quyền địa phương muốn thu hồi giấy phép canh tác của ông Vượn cũng như của những người cùng cảnh ngộ để lấy bồi thường cao của nhà nuớc khi bắt đầu thực hiện xây phi trường quốc tế.
Năm 2005, những người nuôi cá nhận hung tin từ chính quyền sở tại, theo đó đất đang thuê sẽ bị thu hồi khi hết hạn. Hơn thế nữa, các tân trang và cải tiến thêm trong thời gian qua sẽ không được đền bù.
Như đã nói ở trên, toàn thể đất đai ở CHXHCNVN thuộc về nhà nước. Tuy nhiên, kể từ 1993 cá nhân và công ty được cho quyền sử dụng đất. Cho đa số nông dân, có nghĩa là họ được phân chia một mảnh đất thuộc đất của hơp tác xã. để canh tác trong 20 năm.
Vì lý do gì cũng chưa rõ, Vươn chỉ được thuê đất 14 năm kể từ năm 1993. Ông được lịnh phải dọn đi vào năm 2007.
Vươn và các nông dân nuôi cá nói rằng, theo thói thường ở nhà quê họ vẫn tin là đất họ thuê và canh tác cho tốt hơn sẽ được tự đông gia hạn. Hơn thế nữa, cũng như tất cả nông dân VN đều mong đợi khi chính quyền thu hồi đất để sử dụng cho mục đích công cộng thì nông dân phải được đền bồi thỏa đáng công lao của họ đã làm tốt hơn lên.
Hiểu như vậy nên những nông dân nuôi cá đã chống đối sau khi đòi hỏi của họ không dược giải quyết. Chính quyền quận sở tại vẫn không nhúc nhích. Tòa án quận vẫn giữ nguyên lệnh phải dọn đi. Các nông dân nuôi cá kháng kiện lên tòa án cao hơn của Hải Phòng.
Phán quyết của tòa được đồng ý, chính quyền sở tại và Vươn đã ký kết ngay trong toà án. Theo thỏa thuận này, Vươn rút lại đơn tố cáo và chính quyền sở tại sẽ tiếp tục cho thuê sở đất đang tranh cải. Ngay sau khi đơn cáo kiện được rút đi, chính quyền địa phương đã tiến hành đuổi Vươn khỏi mảnh đất của mình mà không có bồi thường nào.
Ngày 5 tháng giêng 2012 nhà cầm quyền địa phương ở Tiên Lãng đã cho hằng trăm cảnh sát đặc biệt và đơn vị thuộc quân đội tới đuổi Vươn và gia đình ra khỏi đất của Vươn. Các nhân viên gặp sự kháng cự quyết liệt, kết quả là 4 cảnh sát viên và hai quân nhân bị thương tích phải được điều trị ở bệnh viện.
Vươn và người em bị bắt giam vì tội dùng võ khí chống lại cán bộ nhà nước. Nhà của ông bị chính quyền đập phá vài ngày sau đó, trong khi cá trong ao bị bọn côn đồ vớt đi hết dưới sự đồng tình của nhà nước ở địa phương.
Cách thức nhà nước Hải Phòng xử lý Vươn phản ảnh sự thiếu tôn trọng và khinh thường ra mặt những người nông dân địa phương cũng như tài sản của họ. Nhà cầm quyền CS ở địa phương coi thường sự tranh đấu kiên trì của Vươn để giữ đất của mình mà Vươn đã canh tác thành công như vậy. Thay vì xem cơ sở nuôi cá của Vươn như một tấm gương của sự làm việc chăm chỉ cần cù có thể đem lại cho cộng đồng, nhà cầm quyền VN lại xem nông trại của Vươn là một cách để làm nhiều tiền, có triển vọng cho “các dự án phát triển mới”.
Mặc dù thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố lệnh xua đuổi chiếm đất là một hành động bất hợp pháp, Vươn và em ông đã bị giam giữ từ tháng giêng 2012 và ở trong tù cho đến khi ra tòa ngày 4-5 tháng 4 năm 2013. Mặc dù không làm điều gì trái đạo đức và luật pháp ngoài việc tự vệ cho chính mình, cả hai đã bị kết án 5 năm tù về tội cố sát và chống lại lực lượng thi công.
Chiếm đất ở Văn Giang tỉnh Hưng Yên để làm dự án đô thị sinh thái Ecopark
Năm 2004 chính quyền tỉnh Hưng yên phía bắc cấp giấy phép cho một công ty tư để phát triển dự án đô thị sinh thái Ecopark gồm 20000 đơn vị nằm trên 500 mẫu tây ở Xuân Quan, quận Văn Giang, nằm chừng khoảng 30 cây số cách thủ đô Hà Nội.
Ðể lấy chỗ cho dự án Ecopark 3900 gia đình nông dân, dân chúng của tất cả 3 làng được thuyết phục nên rời bỏ đất đai mầu mỡ của họ và dọn đi nơi nào khác.
Chỗ đất dành cho dự án bị tịch thu qua 2 đợt năm 2009 và 2012, nhưng chừng 2000 hộ từ chối không chịu nhận tiền bồi thường của chính phủ cho 5,8 mẫu tây, nói rằng số tiền này quá thấp dưới xa giá trị ở thị trưòng đang thời.
Các nông dân tổ chức các vụ phản kháng nhiều lần ở Hà Nội, đòi bồi thường cao hơn cho đất đai của họ hoặc là bãi bỏ dự án trên.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012 chính quyền tỉnh Hưng Yên đã cho 3 ngàn cảnh sát có võ trang tới xua đuổi dân làng Xuân Quan khỏi đất của họ. Lực lượng cảnh sát dùng lựu đạn cay tấn công dân làng, đánh đập nhiều người trọng thương và bắt giữ hàng chục người. Trong số những người bị bắt có cả hai phóng viên của đài phát thanh tiếng nói VN đến tường thuật việc đuổi đất theo chiều hướng có lợi cho nhà cầm quyền địa phương.
Theo nguồn tin không chính thức, Nguyễn Thanh Phương, con gái của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có cổ phần trong dự án Ecopark.
Chiếm đất ở quận Hà Ðông thuộc Hà Nội: Xã Dương Nội ở quận Hà Ðông
Năm 2010 thành phố Hà Nội quyết định phát triển vùng thành phố mới Lê Trọng Tấn và thành phố phải đuổi 337 gia đình khỏi miếng đất rộng 21,5 mẫu tây. Có 155 gia đình đồng ý dọn đi, trong khi 182 gia đình khác từ chối bỏ đất vườn của họ, nói rằng giá mà họ nhận được của chủ thầu thấp hơn gía thị trường rất nhiều.
Ðể dọn trống khu đất cho dự án xây dựng chính quyền quận Hà Ðông đã cho dẹp nghĩa trang, dời mồ mã ra ngoài phạm vi dự trù xây khu phố thị mới. Tức giận trước hành động của nhà nước địa phương dân làng Dương Nội đã gửi nhiều thư phản kháng đến các cơ quan trách nhiệm đòi phải can thiệp và ngưng việc lấy đất.
Nhiều người đã túc trực hẵn trên ruộng đất của họ, thay phiên nhau canh gác để ngăn chận chính quyền tịch thu đất đai của họ.
Ngày 17 tháng giêng 2013, chính quyền quận Hà Ðông cho 200 cảnh sát, bán quân sự và côn đồ tấn công làng, muốn dùng võ lực đuổi dân làng phải bỏ đất của họ. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát đã gặp sự chống đối mãnh liệt của dân làng và cuối cùng họ buộc phải rút lui. Trường hợp này phải nên chấm dứt.
Chiếm đất ở Ðồng bằng Cửu Long tỉnh Cần Thơ: Bà mẹ và cô con gái cởi áo quần phản đối
Ðể xây cất khu gia cư mới Hưng Phú, chính quyền quận Cái Răng vùng châu thổ sông Cửu Long thuộc thành phố Cần Thơ quyết định lấy đất của dân làng Hưng Phú để bán cho công ty CP dầu tư xây dựng số 8 có tên là CIC 8. Tuy nhiên, công ty CIC8 chỉ chịu trả cho khu đất lấy đi với giá quá thấp, cả 10 lần ít hơn giá của căn hộ nhà sẽ được xây cất hơn rất nhiều.
Dưới áp lực của chính quyền nhiều dân cư ở đó đã giao đất cho hảng xây cất, nhưng một số người khác trong đó có bà Pham Thị Lài đã không chịu chuyển nhượng đất của họ với giá rẽ.
Từ năm 2002 gia đình bà Phạm Thị Lài đã gửi đơn kháng kiện đến chính quyền thuộc các cấp khác nhau để phản đối quyết định của nhà cầm quyền Cái Răng lấy 3000 thước vuông của gia đình họ với giá rẽ mạt. Tuy nhiên, bà Phạm Thị Lài đã không nhận hồi đáp nào của nhà nước.
Bà Laì và cô con gái đã cởi áo quần phản đối khi phe khai thác gửi nguời dến giải tỏa khu đất. Tuy nhiên, cận vệ của công ty CP đầu tư xây dựng số 8 đã lôi hai người đàn bà khỏa thân đi khỏi đất của họ.
Sau đó, chính quyền Cái Răng phạt bà Lài và con gái bà về tội khỏa thân nơi công cộng và vì vậy đã vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chiếm tài sản của giáo hội Thiên Chúa giáo
Nhiều nhà thờ Công Giáo là nạn nhân bị chiếm tài sản bởi các cơ quan chính quyền và cán bộ. Cùng với sự can thiệp chính trị ảnh hưởng đến các sinh hoạt tôn giáo của người Công Giáo khắp trong nước, nhà cầm quyền ở nhiều tỉnh và thành phố đã thu tóm tài sản của giáo hội, gây sự bất mãn trong hàng giáo sĩ và giáo dân.
Trong quá khứ, chính quyền địa phương ở nhiều nơi đã mượn bất động sản và cơ sở của các giáo hội nói là sử dụng vào việc công ích. Họ đã từ chối không hoàn trả các bất động sản, biến các cơ sở này thành công sở, bệnh viện, trường học, khách sạn hoặc biến thành nơi giải trí cho người không Công giáo.
Tại thủ đô Hà Nội nhà cầm quyền đã lấy 95 cơ sở giáo hội Thiên chúa giáo. Họ đã cho cảnh sát đàn áp các vụ phản kháng của tu sĩ và giáo dân thiên chúa giáo.
Chính quyền ở Hà Nội còn muốn lấy đất của giáo xứ Thái Hà để xây nhà cho nhân viên địa phương. Dưới sự chống đối quyết liệt của các tu sĩ và giáo dân nhà cầm quyền phải chuyển qua lấy mảnh đất đó làm công viên.
Thống kê về tranh chấp đất đai ở Việt Nam
Chỉ ở Hà Nội thôi đã có trên 1000 vụ kháng kiện liên hệ đến tranh chấp đất đai mỗi năm. Những trường họp này cho thấy rõ sự bất mãn của người dân về các quyết định lấy đất của dân, vấn đề bồi thường và định cư trở lại khi chính quyền chiếm đất của người dân địa phương.
Trên bình diện quốc gia, con số các vụ kháng kiện liên quan đến vấn đề đất đai chiếm đến 70% các vụ kiện tụng về dân sự. Theo sở thanh tra của cính phủ, có tất cả 851000 vụ kiện cáo về tranh chấp đất đai trong thời gian từ 2003 đến 2010, phần lớn liên quan đến vấn đề lấy đất để phát trển kinh tế.
Trong số 31000 vụ kiện về đất đai tường trình trong năm 2007, một cơ quan chính quyền nói có khoảng 70% đã không có sự bồi thường tương xứng cho đất bị tịch thu.
Trong thời gian từ 2001 đến 2006, khoảng 376000 mẫu tây đất trồng lúa đã bị tịch thu, trên 1 triệu nông dân phải dời đi nơi khác. Các tu chỉnh về luật đất đai năm 2003 nhằm đẩy mạnh “phat triển” băng cách tạo dễ dàng để khai khẩn nhiều khu đất rộng lớn có vẽ như đã gia tăng mức độ xua đuổi nông dân đi nơi khác.
Theo ông Huỳnh Phong Tranh, giám đốc tổng nha thanh tra của chính phủ, vấn đề kiện cáo đất đai chiếm hết 80% tổng số các vụ tham nhũng nghiêm trọng còn chưa giải quyết.
Ông Lê Ðằng Doanh, một chuyên viên về kinh tế, lập luận rằng nay ban lãnh đạo đã đi lạc hướng và bị trói buột bởi quyền lợi phe nhóm. “Ðảng đang thời lấy đất của nông dân với giá rẽ vô lý và bán lại cho các nhà đầu tư với giá cao hơn nhiều, thay vì lấy đất của địa chủ cho nông dân như trước đây”.
Thế giới văn minh có thể làm gì để khuyến cáo chính phủ Việt Nam về vấn đề chiếm đất
Vấn đề chiếm đất đai đã trở thành hệ thống nơi mà Ðảng CSVN nắm giữ độc quyền về quyền lực. Không có quyền sở hữu đất riêng, người dân địa phương thom thóp lo sợ mất quyền sử dụng đất một khi nhân viên chính quyền quyết định rằng, đất họ đang canh tác có thể sử dụng vào mục tiêu phát triển quốc gia hoặc an ninh công cộng.
Lấy chiêu bài “phát triển xã hội cho ích lợi chung”, chính quyền địa phương đã không do dự cưỡng chiếm đất của dân và giao đất đó cho các nhà doanh nghiệp thực hiện các dự án phát triển. Ðiều này có nghĩa là, nhân dân càng chần chờ không chịu giao đất của họ, thì việc sử dụng các lực lượng võ trang xua đuổi dân càng thô bạo hơn. Thật là kỳ quái, nếu một ai biện hộ (hô hào) cho quyền sở hữu đất đai có thể bị phạt nghiêm khắc.
Nhiều chuyên viên cho rằng để ngăn ngừa việc chiếm đất Việt Nam cần thay đổi đạo luật về điền địa bằng cách để cho có nhiều hình thức được quyền sở hữu đất gồm cả sở hữu nhà nước và sở hữu riêng tư.
Việt Nam cần phải cải tổ luật điền địa đầy mâu thuẩn nếu muốn cứu vãn nền kinh tế ốm yếu, theo lời ông Trần Huy Huỳnh, giám đốc phòng luật pháp thuộc Phòng thương mãi và kỹ nghệ Việt Nam.
Ông nói, “Nếu quyền sở hữu thuộc về nhá nước thì nông dân không cảm thấy yên ổn bởi vì họ không là chủ của mảnh đất đó, họ sẽ không muốn đầu tư và làm việc tận lực”.
Với tình trạng đất đai không vững vàng này nông dân không thể phát triển công việc làm ăn của họ, mở rộng ra hoặc đầu tư vào các kỹ thuật cao cấp và vì thế sản phẩm của họ không thể cạnh tranh”
Ông James Anderson, một chuyên gia hành chánh của Văn phòng Quỹ tiền tệ quốc tế ở VN cho rằng, tình trạng hiện nay thường đưa đến một kết quả thua-thua cho nông dân và cả nhà đầu tư.
“Thay vì tạo điều kiện cho sự thương lượng tự nguyện, nhà nước có vai trò đặc biệt trong vấn đề định con số bồi thường và có uy quyền dùng luật lệ để phân phối lại đất đó. Lẽ tất nhiên, sự kiện nầy có thể dẫn đến nhiều khó khăn cho cả đôi bên, người mất đất không vui với khoảng bồi thường và kẻ đầu tư thì phải đương đầu với những sự chậm trễ vì mất thời gian giải tỏa để có chỗ đất trống”, ông Anderson đã giải thích như vậy.
Các chuyên viên trong ngành nói, chính phủ và nhà cầm quyền địa phương không nên được cho quyền cưỡng chiếm đất để tiến hành các dự án phát triển kinh tế xã hội. Ðể có chỗ cho các dự án phát triển kinh tế xã hộ, chính quyền địa phương cần thương lượng với người dân có đất ở trong khu vực dự trù và đi đến thỏa thuận bồi thường theo giá của thị trường.
Việt Nam nên từ bỏ chính sách định giá đất cứng nhắt, cho phép thẩm giá nhà đất tùy theo giá của thị trường. Hiện nay, các chính quyền ở tỉnh định giá đất theo tình hình địa phương của họ, một cách thức không cho phép có sự bồi thường thỏa đáng, phản ảnh đúng giá cả trên thị trường và tất nhiên gây sự lỗ lã lớn cho người dân bị đuổi đất trong khi chỉ làm lợi cho cơ quan chính quyền và công ty thực hiện dự án.
Tuy vậy, tranh chấp đất đai ở VN trên căn bản bắt nguồn từ lý do chính trị hơn là từ nguyên do kinh tế – Sự thực không chối cải là Ðảng CSVN không có ý định từ bỏ chủ trương kiểm soát toàn diện về mọi mặt trong đời sống kể cả vấn đề làm chủ tất cả đất đai. Tuy nhiên, các vụ tranh chấp đất đai đang nổi lên khắp nơi có thể tạo thành một mối đe dọa nghiêm trọng cho chính ÐCSVN, bởi vì cho đến nay nông dân vẫn là thành phần chính yếu ủng hộ đảng. Vì vậy, để giải quyết rốt ráo vấn đề đất đai ở VN, có thể ÐCSVN phải thực sự nới lõng gọng kiềm chính trị.
Pháp quốc và Việt Nam đã đồng ý hợp tác song phương, nhằm nâng cấp mối quan hệ hổ tương, tiến đến sự hợp tác chiến lược trong tương lai gần đây. Pháp quốc cũng như các quốc gia trong Liên Hiệp Âu châu, nên khuyến cáo chính quyền CSVN nên tôn trọng nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Cả hai quốc gia cũng mong muốn đẩy mạnh sự hợp tác song phương về phuơng diện luật và hành pháp. Xuyên qua các chương trình hổ trợ, Pháp quốc nên khuyến cáo chính quyền VN, nhất là ÐCSVN, nên có cải cách về hướng của một nền pháp trị, có tự do thông tin báo chí, và đi đến sự phân quyền rõ rệt. Trong đó lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động độc lập theo thể thức kiểm soát và cân bằng quyền lực.
Cuộc phản kháng của nhà nông Vươn là một thí dụ tiêu biểu cho ta thấy và cảnh báo điều gì có thể xảy ra trong một nước không có một hệ thống xã hội dân chủ và một nền pháp trị.
Những người dân bị thua thiệt nhận thấy toà án CS ít khi có hữu ích gì cho họ, và sự phản kháng ngoài đường phố đã đưa đến sự hà hiếp người dân, tra tấn hoặc cầm tù bởi nhà cầm quyền.
Theo Freedom House quốc tế, ở VN số luật sư không nhiều, và nhiều người nấy thì không muốn bào chữa cho những vụ liên hệ đến nhân quyền hoặc các vấn đế có tính chính trị nhạy cảm khác vì sợ sẽ bị trù đập, trừng phạt kể cả việc ngang nhiên bị bắt giữ của chính quyền.
Không như toà án tại các nưóc tiền tiến, ngành tư pháp không đem lại sự che chỡ gì lắm cho người dân Việt Nam.
Tài liệu trích dẫn:
- Land grabs rile Vietnam´s farmer- Nguyen Phuong Linh Financial Times Apr 11, 2013
- Reports of Vietnam government´s General Inspectorate
Người dịch từ bản tiếng Anh: Trần Huê