Trung Quốc giảm ô nhiễm môi trường, chấp nhận tăng trưởng chậm, còn Việt Nam thì sao?

LTS: Trung Quốc đã có quốc sách phát triển năng lượng sạch, chấp nhận phát triển kinh tế chậm, khi họ đề raKế hoạch mới của Bộ Bảo vệ Môi trường đặt mục tiêu xử lý không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh, Thiên Ân và các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây và Sơn Đông. Kế hoạch sẽ giảm dùng than cho hoạt động phát điện và giảm khí thải các phương tiện giao thông“.

Trong khi Bộ TNMT Việt Nam vẫn theo đuổi và phát triển nhiệt điện than, với dàn khoa bảng quan chức ra sức nguỵ biện cho việc khai thác loại năng lượng này trước những bộ óc mù quáng của giới lãnh đạo.

____

Thanh Niên

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại vì muốn giảm ô nhiễm môi trường

Thu Thảo

2-9-2017

Người Trung Quốc đeo khẩu trang trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: bloomberg

Theo hãng Societe Generale, động thái cắt giảm ô nhiễm của Trung Quốc có thể làm hạ 0,25 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế nước này sáu tháng tới và kéo cao lạm phát nhà máy.

Theo chuyên gia kinh tế Trung Quốc Yao Wei thuộc Societe Generale, động thái cắt giảm sản lượng để hạn chế lượng khí thải và các biện pháp kiểm tra môi trường trên toàn quốc có giúp lợi nhuận các hãng công nghiệp lớn đi lên vì giá sản xuất tăng. Bà Wei cho hay chiến dịch giảm ô nhiễm môi trường của Đại lục sẽ tạo ra “cú sốc nguồn cung đáng chú ý” cho nền kinh tế.

“Chính phủ Trung Quốc đã và đang rất nghiêm túc trong việc chống ô nhiễm. Đây sẽ là mục tiêu tạm thời cho dàn lãnh đạo hiện tại. Tăng trưởng chậm là chuyện cần hy sinh để duy trì sự ổn định xã hội trong trung hạn”, bà Yao viết.

Giới chức Đại lục tăng cường nỗ lực chống ô nhiễm trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra hai lần mỗi thập niên vào ngày 18.10 tới đây. Tăng trưởng kinh tế hiện chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi nỗ lực này, song các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ có năm tăng trưởng 6,7% thứ nhì.

Bà Yao cho hay giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể chấp nhận mức tăng trưởng dưới 6,5% từ năm 2018 trở đi. Đây là mục tiêu tăng trưởng dài hạn trong 5 năm, đến năm 2020 và cũng là mục tiêu tăng trưởng cho năm nay. Giới hoạch định chính sách Đại lục cho biết họ hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP “khoảng 6,5% hoặc cao hơn nếu có thể”.

Để đạt mục tiêu tăng gấp đôi GDP năm 2010 và thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2015 cho biết tăng trưởng thường niên phải từ 6,5% trở lên trong 5 năm tới. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc xác định 2015 là năm mở đầu kỷ nguyên tăng trưởng dưới 7% kể từ thời lãnh đạo Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế hồi cuối thập niên 1970.

Nếu Trung Quốc tăng trưởng 6,8% trong năm nay, tốc độ tăng trưởng cần thiết để đạt mục tiêu của ông Tập chỉ là 6,3% trong trong ba năm tới. Bà Yao từng viết trong báo cáo tháng 12 rằng Đại lục đã sẵn sàng từ bỏ mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong hai năm trong bối cảnh giới lãnh đạo mạnh tay với bong bóng tài sản và đòn bẩy tài chính.

Kế hoạch mới của Bộ Bảo vệ Môi trường đặt mục tiêu xử lý không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh, Thiên Ân và các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây và Sơn Đông. Kế hoạch sẽ giảm dùng than cho hoạt động phát điện và giảm khí thải các phương tiện giao thông. Giả sử hoạt động cắt giảm được thực hiện nghiêm túc, tăng trưởng sản xuất công nghiệp có thể thấp hơn từ 0,6 đến 0,8 điểm phần trăm. Tăng trưởng GDP có thể giảm 0,2 đến 0,25 điểm phần trăm trong nửa năm tới, bà Yao nhận định.

Bình Luận từ Facebook